Nguyên nhân của vi phạm pháp luật phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 74 - 76)

- Bạo lực về tinh thần: Cùng với bạo lực về thân thể, bạo lực về tinh thần đối với phụ nữ là hình thức bạo lực đối với phụ nữ ngày càng phổ biến ở nước ta Những vết

1.2. Nguyên nhân của vi phạm pháp luật phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam

phụ nữ ở Việt Nam

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Những nguyên nhân đó rất đa dạng và phức tạp, song chủ yếu là nguyên nhân cơ bản như sau:

1.2.1. Nguyên nhân khách quan

Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, gặp nhiều khó khăn và thử thách trên con đường phát triển, năng suất lao động còn thấp đồng thời chịu ảnh hưởng bởi nhiều tàn dư, tư tưởng lạc hậu từ xã hội cũ để lại... Chính vì vậy, tình trạng nghèo nàn và lạc hậu của một số không nhỏ những người lao động; sự lạc hậu trong nhận thức của một số người so với sự phát triển của đời sống vật chất xã hội đã làm cản trở sự phát triển của xã hội, là những nguyên nhân khách quan làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong xã hội trong đó có tình trạng vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ cũng được sinh ra từ những nguyên nhân khách quan đó. Cụ thể:

1.2.1.1. Nguyên nhân về bất bình đẳng giới

Nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu gần đây nhất đã chỉ ra rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ nhưng nguyên nhân gốc rễ sâu sa nhất, cơ bản nhất dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ là do có sự bất bình đẳng trong các quan hệ giới.

Quan niệm "trọng nam khinh nữ" tồn tại và ảnh hưởng lâu dài trong rất nhiều người đã làm cho người phụ nữ có vị trí thấp kém trong gia đình và xã hội. Họ sinh ra là để phục vụ chồng một cách chu đáo, mọi việc phải tuân theo ý của chồng, là vật sở hữu mà nhiều ông chồng muốn làm gì là "quyền" của họ. Quan niệm "chồng chúa, vợ tôi" và "Thuyết tam tòng" đã gán cho người chồng toàn quyền định đoạt mọi công việc lớn trong gia đình. Người vợ chỉ là người thừa hành, có nghĩa vụ và bổn phận phục vụ chồng, con. Chính vì vậy, ở nhiều nơi, việc chồng đánh vợ như là một việc tất nhiên, là một phương pháp "giáo dục" không thể thiếu để gia đình được tốt đẹp hơn. "Dạy vợ từ thửơ bơ vơ mới về", câu thành ngữ từ xa xưa này có xuất xứ từ hệ tư tưởng Nho giáo đã cho phép người đàn ông đánh vợ ngay cả trong những ngày trăng mật chỉ với ý nghĩa là dạy bảo vợ và tỏ rõ quyền

uy của mình. Trong gia đình, người chồng giữ địa vị thống trị và địa vị thống trị của nam giới còn được tô vẽ bởi một loạt tín điều đạo đức phong kiến. Theo quan niệm "nam ngoại, nữ nội", nam giới là người kiếm tiền chính để nuôi gia đình, có quyền tham gia công việc họ hàng, làng nước, gánh vác trách nhiệm xã hội, còn phụ nữ là người "tề gia nội trợ" trông nom nhà cửa, con cái. Người phụ nữ phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì hạnh phúc gia đình để nam giới đạt được những thành tựu bên ngoài. Nhưng có nhiều người phụ nữ đã vươn lên, có sự đóng góp cao hơn về kinh tế đối với gia đình thì trong một số trường hợp , họ lại phải chịu bạo lực gia đình. Kết quả điều tra của HLHPN Việt Nam năm 2001 cho thấy, tỷ lệ người vợ bị ngược đãi trong các gia đình mà họ có thu nhập cao hơn người chồng là cao hơn so với các gia đình mà người phụ nữ có thu nhập thấp hơn người chồng. Trong đời sống tình dục, nhiều phụ nữ phải chấp nhận yêu cầu của người chồng kể cả khi họ không muốn vì cho rằng đó là trách nhiệm giữ gìn hạnh phúc gia đình của mình.

Sự bất bình đẳng giới thể hiện đặc biệt rõ nét ở định kiến "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Đây là sự đề cao tuyệt đỉnh giá trị của con trai và hạ thấp đến mức phủ nhận hoàn toàn giá trị con gái. Do vậy, việc vợ chồng không có con trai cũng có thể là lý do để người chồng gây sự với vợ. Trong những trường hợp này, những người chồng có ý định ly hôn thường tìm mọi cách kiếm cớ gây sự với vợ để người vợ không chịu được nữa phải làm đơn xin ly hôn và đã có rất nhiều phụ nữ đã phải chịu ngược đãi trong thời gian dài trước khi ly hôn.

Với những định kiến trọng nam khinh nữ như trên, người phụ nữ dù có bị đánh đập, ngược đãi đến mức tàn nhẫn, họ vẫn cam chịu, bị coi là người phải chịu trách nhiệm về những hành vi bạo lực của chồng. Chính vì vậy mà nhiều trường hợp, người phụ nữ trong gia đình phải chịu bạo lực trong một thời gian rất dài nhưng xung quanh hàng xóm, chính quyền không hề hay biết.

Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ và đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Nhiều người phụ nữ đã khẳng định được vai trò của mình trong xã hội, có cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, thực tế xã hội vẫn còn không ít phụ nữ bị phân biệt đối xử, có vị trí thấp kém trong gia đình và xã hội, bị lệ thuộc hoàn toàn vào người chồng, người chồng có những quyền bất thành luật đối với người vợ. Điều này dẫn đến họ phải chịu bạo hành từ phía người chồng

của mình, nguyên nhân này đã làm cho tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ nảy sinh, tồn tại và phát triển.

1.2.1.2. Nguyên nhân đói nghèo

Theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển năm 2006, có 59,8% số người được hỏi coi đói nghèo là nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, trong đó: Thanh Hoá là 72%; Nam Định 68%; Đồng Tháp 65,5%; Quảng Ngãi 47%. Có thể nói, nghèo đói và bạo lực gia đình là hai mặt của một vấn đề bởi vì trong nhiều trường hợp, nghèo đói tạo cơ sở cho bạo lực phát sinh và phát triển. Ngược lại, bạo lực phát triển sẽ làm tăng thêm sự nghèo đói. Nghèo đói đã cắt bỏ phần lớn những cơ sở vật chất cần thiết cho việc duy trì hạnh phúc gia đình. Sự vất vả, khó khăn cùng bao lo toan cho cuộc sống đời thường đã tạo ra áp lực cho con người, điều này sẽ là nguyên nhân làm cho các mối quan hệ trong gia đình căng thẳng, từ đó nảy sinh mâu thuẫn và giường như bạo lực gia đình là cách để người ta trút giận, để cho bản thân mình được thoả mãn trước bao áp lực của cuộc sống, của miếng cơm manh áo. Như vậy, đói nghèo là nguyên nhân góp phần làm cho vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đói nghèo chỉ là nguyên nhân thứ yếu làm gia tăng tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình bởi vì có nhiều cặp vợ chồng quanh năm nghèo đói nhưng vẫn hoà thuận, đầm ấm. Trong khi đó, có gia đình nghèo đói thì vợ chồng lại thương yêu nhau, nhưng khi giàu có thì bạo lực lại xảy ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)