Nội dung của vi phạm pháp luật phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 39 - 41)

- Thứ nhất, vi phạm pháp luật phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ luôn là hành vi được xác định của con người.

1.3.3. Nội dung của vi phạm pháp luật phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Từ những phân tích trên ta thấy, khi xem xét hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, phải căn cứ vào cả bốn dấu hiệu kể trên. Các dấu hiệu trên là tiêu chí để ta phân biệt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ với các dạng vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

1.3.3. Nội dung của vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. nữ.

Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là những hành vi xâm hại đến thể chất, tinh thần, kinh tế của người phụ nữ, xâm hại đến các nguyên tắc, các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ người phụ nữ thoát khỏi bạo lực gia đình, xử lý những người đã gây ra bạo lực gia đình cho người phụ nữ. Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Người gây ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nam giới: người chồng, người bạn tình) đã thực hiện một trong các hành vi được quy định tại điều 2, Luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với người phụ nữ là vợ hoặc nữ giới. Cụ thể: hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau; cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi cố ý khác làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; cưỡng ép lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; có hành vi trái pháp luật buộc ra khỏi chỗ ở.

Ngoài những hành vi trên, người gây ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ còn thực hiện một số hành vi khác như: hành vi trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện , báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình mà họ thực hiện; hành vi cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình. được quy định tại điều 8, Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Hay chủ thể đã thực hiện những hành vi

quy định trong Bộ luật Hình sự như hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ được quy định tại điều 130, Bộ luật Hình sự... Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ hay các hành vi khác của người gây ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh tương ứng được quy định tại Bộ luật Hình sự, bồi thường thiệt hại nếu gây ra thiệt hại hoặc bị kỷ luật. Chẳng hạn hành vi gây thương tích của người chồng đối với vợ mà tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên thì chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích.

- Những chủ thể khác, mặc dù không thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ nhưng lại có những hành vi liên quan, trái với pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Cụ thể chủ thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức đã không làm đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình được quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan đến bạo lực gia đình. Các chủ thể đã thực hiện những hành vi bị cấm tại điều 8, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như: cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ; sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình; trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình; cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình; lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật; dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình. Như vậy, các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, đúng pháp luật các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ nhưng các chủ thể đã làm ngược lại yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi mà các chủ thể phải chịu từng loại trách nhiệm pháp lý khác nhau.

Trong thực tế xã hội, ở nhiều địa phương, khi nạn nhân cần sự giúp đỡ của chính quyền thì nhiều cơ quan chức năng vẫn chỉ muốn "bình thường hoá" những xung đột trong gia đình, không quan tâm giải quyết đơn thư, lơ là công tác giám sát, giải quyết các vụ bạo lực gia đình. Như vậy, do chưa nhận thức đúng về vấn đề bạo lực gia đình mà ở nhiều địa phương, chính những người cán bộ làm công tác pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước, giải quyết các vụ bạo lực gia đình đã không làm đúng nhiệm

vụ, chức năng của mình. Không ai nghĩ rằng chính những người có trách nhiệm xử lý các vụ bạo lực gia đình lại thường bỏ qua, không xử lý, xử lý không đúng pháp luật các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Hệ quả là hành vi sai phạm này lại kéo theo hành vi sai phạm khác. Khi các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ xảy ra, người phụ nữ bị xâm hại về thể chất, tinh thần, kinh tế... nhưng họ lại không được pháp luật bảo vệ bởi chính những cơ quan thực thi pháp luật, người làm công tác pháp luật lại làm sai pháp luật và những hành vi làm sai của họ trên thực tế cũng chưa bị xử lý hoặc có chăng là rất ít. Điều này tạo nên một chuỗi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ cứ nối tiếp nhau, hành vi vi phạm này này tạo điều kiện cho hành vi vi phạm khác phát triển. Đây chính là một trong những điều kiện tốt nhất để vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ lan nhanh trong xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)