Đa dạng các loại hình bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. (Trang 76 - 78)

- Nhìn từ góc độ của nền kinh tế:

3.2.1.1.Đa dạng các loại hình bảo lãnh

phát triển thành phố hà nộ

3.2.1.1.Đa dạng các loại hình bảo lãnh

Hiện nay, khi mà các mối quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng và phức tạp, nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp đang ngày càng tăng về số lợng, đa dạng phong phú về hình thức và loại hình. Tại ngân hàng đã cung ứng rất nhiều loại bảo lãnh đợc coi là mới so với một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn song vẫn còn nhiều loại hình bảo lãnh mà ngân hàng vẫn cha đa vào sử dụng hoặc đã sử dụng nhng doanh số không cao nh bảo lãnh thanh toán,... Do vậy để thu hút thêm khách hàng mới và củng cố thêm quan hệ với khách hàng cũ, có một điều ngân hàng cần chú trọng đó là phải thực hiện đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh.

Nh trên phân tích, các loại bảo lãnh trong xây dựng nh bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lợng sản phẩm là những loại bảo lãnh có doanh số cao và nhu cầu về các loại này không ngừng tăng lên. Song chúng ta không thể phủ nhận rằng nhu cầu của bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán của các doanh nghiệp là không có. Trong thực tế, không những có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thơng mại xin bảo lãnh trong lĩnh vực thơng

mại mà nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cũng có nhu cầu đợc bảo lãnh mua hàng trả chậm trong nớc nh mua xi măng, sắt thép phục vụ xây dựng công trình.

Hiện nay, khi trúng thầu, các công ty xây dựng thờng phải tự mình lo vật liệu trớc khi nhận đợc tiền tạm ứng hay các công ty thơng mại cung ứng cả quá trình thi công. Nhng thời gian thi công lại thờng kéo dài, giá trị công trình lớn trong khi nguồn vốn lu động lại hạn chế. Do đó xuất hiện nhu cầu: doanh nghiệp muốn đợc trả chậm tiền mua nguyên vật liệu. Nếu ngân hàng cung cấp bảo lãnh thanh toán trả chậm thì sẽ trợ giúp đợc cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao doanh số bảo lãnh thanh toán trong nớc.

Đối với bảo lãnh vay vốn, hiện nay ngân hàng chỉ thực hiện bảo lãnh vay vốn nớc ngoài. Trong thực tế, các doanh nghiệp khi muốn vay vốn trong nớc rất ít khi sử dụng bảo lãnh ngân hàng, họ chủ yếu dùng biện pháp cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh bằng uy tín của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền. Mặt khác, khi các doanh nghiệp vay vốn nớc ngoài, các ngân hàng nớc ngoài thờng gặp khó khăn khi tiến hành thẩm định do họ không hiểu rõ về doanh nghiệp hay khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp. Rõ ràng các ngân hàng Việt nam có thuận lợi hơn khi tiến hành các công việc này. Do đó, các ngân hàng nớc ngoài thích dùng biện pháp bảo lãnh của ngân hàng Việt Nam hơn là dùng tài sản thế chấp.

Bên cạnh các lọai bảo lãnh trên, bảo lãnh nộp thuế là loại hình mới song cũng đã đóng góp thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Nh vậy, ngân hàng cần phải chuẩn bị các hoạt động để làm đa dạng các loại hình bảo lãnh. Trớc hết, ngân hàng cần phải phát động rộng khắp trong tập thể các cán bộ phong trào nghiên cứu tìm hiểu các loại hình bảo lãnh mới; nghiên cứu các đặc điểm, tác dụng, u nhợc điểm, điều kiện áp dụng, các khó khăn có thể gặp phải khi sử dụng, nhu cầu bảo lãnh hiện nay và trong tơng lai; đồng thời có các đề xuất cho việc áp dụng vào thực tế. Ban lãnh đạo ngân hàng trên cơ sở tập hợp, đánh giá các ý kiến sẽ trình lên NHĐT&PT Việt Nam để cho phép thực hiện và ban hành quy chế hớng dẫn cụ thể.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. (Trang 76 - 78)