Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại Tuấn Minh (Trang 54 - 57)

- Yếu tố nhà cung ứng:

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN MINH

3.2.1 Giải pháp về thị trường

3.2.1.1 Xây dựng các chương trình nhằm đảm bảo giữ vững thị trường hiện tại

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay xu hướng toàn cầu hóa diện ra tốc độ nhanh, ngày càng sâu rộng mà bản chất của nó là sự mở rộng thị trường theo các định chế song phương khu vực và toàn cầu. Sự cam kết mở rộng thị trường của các quốc gia là đồng nghĩa với sự xuất hiện của các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia trong lĩnh vực phân phối. Các tập đoàn này có mạng lưới phân phối phủ khắp toàn cầu đã trở thành thế lực lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiêp tham gia vào lĩnh vực phân phối nói riêng. Không những thế thị trường trong nước có sự xuất hiện của các công ty kinh doanh theo kiểu mới và có nhiều siêu thị, đại siêu thị hình thành rộng khắp trên thị trường. Do đó thị

trường có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty hơn. Việc giữ vững và phát triển thị trường mới của công ty trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Hiện nay công ty TNHH thương mại Tuấn Minh là công ty chuyên phân phối sản phẩm của công ty Unilever trên thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hoạt động phân phối sản phẩm của công ty trên thị trường đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các tập đoàn bán lẻ, các siêu thị, các đối thủ cạnh tranh, các cửa hàng tự chọn… Nên thị trường kinh doanh của công ty đang ngày càng bị thu hẹp dần so với các đối thủ cạnh tranh.

Trước tình hình hiện tại ban lãnh đạo của công ty đã nghiên cứu xây dựng chương trình chiến lược để giữ vững thị trường hiện tại và các chương trình này sau một thời gian đưa vào thực hiện đã mang lại hiệu quả rất nhiều trong kinh doanh và giữ vững được thị trường.

- Các chương trình mà công ty TNHH thương mại Tuấn Minh đã xây dựng và đưa vào thực hiện đó là:

+ Đối thị trường Hà Nội : nhu cầu tiêu dùng của người dân là rất nhiều và rất phong phú. Vì vậy mà doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm mới các phương tiện chuyên chở để phục vụ nhu cầu khách hàng tận nơi, công ty còn đầu tư còn đầu tư xây dựng mạng lưới bán hàng rộng khắp đồng thời công ty còn thành lập phòng tư vấn cho khách hàng khi mua sản phẩm của công ty và công ty còn thường xuyên đổi mới mẫu mã sản phẩm, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để thu hút được khách hàng. Ngoài ra, công ty còn có các chương trình đào tạo đội ngũ bán hàng để lực lượng này ngày càng chuyên nghiệp hơn.

+ Đối với thị trường các tỉnh lân cận: Đây là thị trường mới do đó việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chưa mang lại hiệu quả nhiều cho công ty nhưng công ty vẫn đầu tư phát triển thị trường này.

Nhìn chung bước đầu tại các thị trường kinh doanh của công ty đã giữ vững ổn định và tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng và công ty đang có nhiều điều kiện phát triển thị trường khu vực miền bắc.

3.2.1.2. Đầu tư nghiên cứu xâm nhập thị trường mới, thị trường tiềm năng.

Với tình hình thực tế của nền kinh tế hiện nay, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì sức ép mở cửa thị trường ngày càng rõ rệt. Sự xuất hiện của các tập đoàn phân phối nước ngoài sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các nhà phân phối nội địa. Không những thế thị trường trong nước đang phát triển mạnh mẽ tạo ra sức cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp không nên vừa long với thị trường hiện tại mà phải nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới, thị trường tiềm năng để khai thác mở rộng và phát triển trong tương lai.

Hiện nay có rất nhiều công ty nội địa tham gia vào lĩnh vực phân phối hàng hóa. Công ty TNHH thương mại Tuấn Minh là một trong những công ty nội địa tham gia vào hoạt động phân phối hàng hóa trên thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vấn đề nghiên cứu và tìm kiếm thị trường mới, thị trường tiềm năng sẽ giúp cho công ty bán sản phẩm đạt được mức tối đa, mở rộng quy mô kinh doanh tăng thêm lợi nhuận. Từ đó giúp cho công có nhiều điều kiện phát triển, mở rộng thị trường và củng cố mối quan hệ với các đối tác lẫn khách hàng, tạo dựng được hình ảnh của công ty trên thị trường. Việc nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới một mặt giúp cho công ty có điều kiện tồn tại, phát triển và đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, mặt khác giúp cho công ty xây dựng cơ sở vật chất tốt có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn phân phối lớn trên thị trường khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế.

Hướng thứ nhất: Công ty phát triển sản phẩm hiện có như nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi kiểu dáng bao bì sản phẩm, nghiên cứu tìm kiếm các sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến. Cùng với điều đó công ty cần nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyên nghiệp hóa trong khâu bán hàng và đồng bộ hóa nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.

Hướng thứ hai: công ty có thể phát triển thị trường về khách hàng, tức là công ty tìm kiếm nghiên cứu thị trường tiềm năng như thị trường các tỉnh Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ … Từ đó có các chương trình xâm nhập thị trường cụ thể. Đối với thị trường tiềm năng công ty có thể sử dụng các công cụ như: xúc tiến thương mại, quảng cáo, chính sách giá, mở rộng hệ thống kênh phân phối…Để từ đó thu hút được khối lượng khách hàng nhiều hơn và kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại Tuấn Minh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w