Thực trạng về việc triển khai các hình thức hoạt động nhằm thực hiện chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 71 - 77)

hiện chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng các tác động quản lý, chúng tôi tiếp tục khảo sát việc triển khai các hình thức hoạt động nhằm thực hiện chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT- TT thành phố Thái Nguyên với câu hỏi:

Theo ông (bà), trong các hình thức hoạt động chuyên môn sau đây, hoạt động nào thể hiện rõ chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên?

Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 2.8

Bảng 2.8: Đánh giá của khách thể điều tra về chức năng giáo dục thông qua các hình thức hoạt động của Trung tâm VHTT-TT

Hoạt động chuyên môn

Ban giám đốc CBQL Cấp cơ sở CBQL cấp phòng Chung (tỷ lệ) Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Thông tin tuyên truyền 4 100 28 100 3 100 100

Văn nghệ quần chúng 4 100 28 100 3 100 100

Xây dựng nếp sống văn hóa 4 100 24 85,7 3 100 95,2

Với kết quả thể hiện ở bảng 2.8 cho thấy 100% đối tƣợng nhận thức rõ về chức năng giáo dục đƣợc thể hiện thông qua các hoạt động của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên. Nhƣ vậy, Trung tâm VHTT-TT không phải là một “trƣờng học” thông thƣờng nhƣ bao trƣờng học khác song lại có chức năng giáo dục đối với xã hội là rất lớn, một môi trƣờng học ngoài nhà trƣờng, có tác dụng giúp con ngƣời phát triển đầy đủ cả về mặt trí tuệ lẫn thể lực.

Tuy nhiên với kết quả trên mới chỉ cho thấy nhận thức tốt về chức năng giáo dục thông qua các hoạt động, nhƣng hiệu quả giáo dục của các hoạt động này ở mức độ nào, chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi nhƣ sau:

Theo ông (bà), các hình thức hoạt động dưới đây đã đạt được hiệu quả về mặt giáo dục ở mức độ nào?

Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.9

Bảng 2.9: Đánh giá của khách thể điều tra về hiệu quả giáo dục của các hình thức hoạt động

Số

TT Các hình thức hoạt động

Hiệu quả về mặt giáo dục

Kém Trung bình Cao Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ

1 Thông tin tuyên truyền 35 100

2 Văn nghệ quần chúng 11 31,4 24 68,5

3 Xây dựng nếp sống văn hóa 7 20 26 74,2 2 5,7 4 Thể dục thể thao 5 14,2 30 85,7

Chung 16,4 82,1 1,4

bình”, với tỷ lệ là 82,1% ; một số ý kiến khác cho rằng “kém” hiệu quả giáo dục, với tỷ lệ là 16,4%, chỉ có một số ít cho rằng hiệu quả giáo dục thông qua các hình thức hoạt động là “cao”. Điều này cho thấy nhận thức về chức năng giáo dục thông qua các hoạt động của khách thể là tốt, song hiệu quả giáo dục mà các hoạt động này đem lại chƣa cao, nguyên nhân là do đâu? đó là câu hỏi đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cần phải tìm ra và có biện pháp tác động phù hợp để có thể khắc phục tình trạng này. Kết quả này để có đƣợc hiệu quả hoạt động tốt không phải chỉ có nhận thức tốt mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa: môi trƣờng, cơ chế, năng lực của cán bộ …. Điều này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở phần thực trạng về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên.

Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân của việc nhận thức về chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố thông qua các hình thức hoạt động tốt nhƣng hiệu quả giáo dục của các hình thức hoạt động này lại chƣa cao, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về cách thức hoạt động của đơn vị, với câu hỏi nhƣ sau:

Đơn vị làm việc của Ông (bà), tổ chức các hoạt động hàng năm theo sự chỉ đạo của cấp trên hay theo nhu cầu của nhân dân?

Kết quả 100% đối tƣợng đƣợc hỏi trả lời hoạt động theo sự chỉ đạo của cấp trên. Nhƣ vậy cho thấy, giữa cách thức tổ chức hoạt động của đơn vị và nhu cầu của nhân dân là có sự chênh lệch nhau, có thể nhu cầu của nhân dân rất lớn song việc tổ chức các hoạt động của đơn vị lại cứng nhắc theo sự chỉ đạo của cấp trên. Điều này có thể làm ảnh hƣởng tới tâm lý ngƣời dân, nhƣng cũng có thể những hoạt động chuyên môn đƣợc diễn ra vào các thời điểm chính trị trong năm dễ có sự trùng lặp với nhiều hoạt động của các cơ quan, ban, ngành khác, điều đó có thể làm cho hiệu quả của hoạt động không cao. Đây là thực

tế đòi hòi các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý phải quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp giữa “cung” và “cầu” thì mới có thể thu đƣợc lợi ích về cả 2 mặt đó là: hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp trên và đáp ứng đƣợc nhiệm vụ phục vụ nhân dân, đạt đƣợc mục đích giáo dục.

Để tiếp tục tìm hiểu thực trạng các hoạt động nhằm thực hiện chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau nữa. Trên cơ sở tìm hiểu về cách thức tổ chức hoạt động của đơn vị vậy các hoạt động này có đƣợc diễn ra theo một kế hoạch đƣợc chuẩn bị sẵn hay phụ thuộc vào sự kiện của từng năm rồi mới tổ chức hoạt động, chúng tôi có đặt câu hỏi với các đối tƣợng nhƣ sau:

Ở đơn vị ông (bà), các hoạt động chuyên môn được tổ chức như thế nào trong năm?

Qua đàm thoại và phỏng vấn, chúng tôi thấy rằng: phần nhiều các đối tƣợng đƣợc hỏi trả lời các hoạt động chuyên môn đƣợc tổ chức trong năm là theo kế hoạch. Nhƣ vậy cho thấy mặc dù đơn vị tổ chức các hoạt động theo sự chỉ đạo của cấp trên nhƣng vẫn có tính kế hoạch cụ thể, đây cũng chính là một trong những cách thức quản lý nhằm điều chỉnh hài hòa giữa “cung” và “cầu” với mục đích đem lại đƣợc hiệu quả giáo dục. Vậy vấn đề đặt ra phải tìm hiểu về nội dung của các hoạt động chuyên môn có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố, chúng tôi có đặt câu hỏi nhƣ sau:

Theo ông (bà), các hình thức hoạt động chuyên môn dưới đây đã có mức ảnh hưởng như thế nào đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên?

* Về hoạt động thông tin tuyên truyền

Bảng 2.10: Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hoạt động thông tin tuyên truyền đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên

Nội dung hoạt động

Mức độ ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Trung bình Ảnh hƣởng nhiều SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Biên tập và phổ biến các tài liệu tuyên truyền 30 85,7 5 14,2 Tuyên truyền bằng lời nói trực tiếp 6 17,1 2 5,7 27 77,1 Tuyên truyền bằng văn nghệ cổ động 25 71,4 10 28,5

Chung 5,7 54,2 39,9

Nhận xét bảng 2.10: kết quả cho thấy các hình thức của hoạt động thông tin tuyên truyền đã có ảnh hƣởng đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên với ở mức “trung bình” ( 54,2 %), Chỉ có 39,9% ý kiến đánh giá các hình thức này ảnh hƣởng ở mức “nhiều” , rất ít ý kiến cho rằng “không ảnh hƣởng” (5,7%).

* Về Hoạt động Văn nghệ quần chúng Kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng 2.11

Bảng 2.11: Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hoạt động Văn nghệ quần chúng đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên

Nội dung hoạt động

Mức độ ảnh hƣởng ít ảnh hƣởng Trung bình ảnh hƣởng nhiều SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Văn học quần chúng 31 88,5 4 11,4 Âm nhạc quần chúng 17 48,5 18 51,4

Sân khấu quần chúng 23 65,7 12 34,2

Nhận xét bảng 2.11:

Khác với hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động văn nghệ quần chúng đƣợc đánh giá có ảnh hƣởng đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên ở mức “trung bình” (67,5%). Tuy nhiên có 32,3% đánh giá ở mức ảnh hƣởng “nhiều”.

* Về hoạt động Xây dựng nếp sống văn hóa

Kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng 2.12

Bảng 2.12: Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên

Nội dung hoạt động

Mức độ ảnh hƣởng

Ít ảnh hƣởng Trung bình Ảnh hƣởng nhiều SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Lễ hội đại chúng 4 11,4 31 88,5

Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa 11 31,4 24 68,5

Chung 21,4 78,5

Nhận xét bảng 2.12: Hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa đƣợc đánh giá là hoạt động có ảnh hƣởng nhiều nhất đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên, hoạt động này có tác động trực tiếp đến từng cá nhân và gia đình, là hoạt động cụ thể hóa việc xây dựng và gìn giữ nền văn hóa Việt Nam.

* Về hoạt động thể dục thể thao

Bảng 2.13: Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hoạt động thể dục thể thao đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên

Nội dung hoạt động

Mức độ ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Trung bình Ảnh hƣởng nhiều SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Tổ chức các giải thể thao nhân dịp kỷ

niệm các ngày lễ lớn 35 100

Theo hình thức nhóm – câu lạc bộ 2 5,7 29 82,8 4 11,4 Tổ chức các giải thể thao theo kế hoạch

định kỳ 1 2,8 22 62,8 12 34,2

Chung 2,8 48,5 48,5

Nhận xét bảng 2.13: Với kết quả thu đƣợc cho thấy các hình thức hoạt động thể dục thể thao, phần nhiều ý kiến cho rằng đã có ảnh hƣởng đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT ở mức “nhiều” và “trung bình”, chỉ có một số ít cho rằng “ít ảnh hƣởng”.

Nhận xét chung: với kết quả thu đƣợc ở các bảng 2.10, 2.11, 2.12 và 2.13 cho thấy các hình thức hoạt động chuyên môn đều có ảnh hƣởng ở mức “trung bình” và “nhiều”, trong đó hoạt động “xây dựng nếp sống văn hóa” có ảnh hƣởng nhiều nhất. “ hoạt động thông tin tuyên truyền” và hoạt động văn nghệ quần chúng có ảnh hƣởng ở mức “trung bình” nhiều nhơn và “hoạt động thể thao có ảnh hƣởng đều ở 2 mức “trung bình” và “nhiều”.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)