Thực trạng về các tác động quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 59 - 71)

DỤC CỦA TRUNG TÂM VHTT-TT THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2.2.1- Thực trạng về các tác động quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên

Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên đã sử dụng một số cách thức tác động về mặt quản lý để tăng cƣờng chức năng giáo dục của đơn vị mình nhƣ sau:

1- Kiện toàn về nhân sự và hoàn thiện bộ máy tổ chức

Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên đƣợc thành lập theo Đề án số: 09/ ĐA- UB ngày 27/6/2003 đã đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt, với bộ máy tổ chức và nguồn nhân sự nhƣ sau: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 03 phòng nghiệp vụ chuyên môn: Phòng nghiệp vụ văn hoá, phòng nghiệp vụ thể thao, phòng Hành chính - tổng hợp, mỗi phòng chức năng gồm có 01 trƣởng phòng và từ 3, 4 nhân sự giúp việc trở lên.

Từ khi đƣợc thành lập cho đến nay, các cấp uỷ Đảng, Chính quyền đã có sự quan tâm, nguồn nhân sự và bộ máy tổ chức đang dần đƣợc kiện toàn đầy đủ. Điều này bƣớc đầu đã tạo nên một hệ thống ê kíp làm việc có khoa học, bài bản hơn, tạo sự gắn kết và cơ hội làm việc độc lập và tổ chức quản lý trong đội ngũ cán bộ.

Tuy nhiên với thực tế trong 5 năm qua bộ máy tổ chức chƣa đƣợc kiện toàn đầy đủ, các chức danh còn để ngỏ, nguồn nhân sự cón thiếu. Đây là một trong những yếu tố làm ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc của đơn vị. Để có thể làm tốt chức năng giáo dục đòi hỏi phải có sự hoàn thiện và đổi mới tác động quản lý này cho phù hợp.

2- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động tập thể cho đội ngũ cán bộ

Trong xã hội thời kinh tế mở của nhƣ hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, nếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp và khả năng hoạt động tập thể kém thì đơn vị đó không thể hoàn thành nhiệm vụ và không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay. Chính vì vậy bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn bằng nhiều hình thức, con đƣờng khác nhau cũng nhƣ việc bồi dƣỡng nâng cao năng lực hoạt động tập thể cho đội ngũ cán bộ của đơn vị đang là vấn đề đƣợc Ban lãnh đạo cơ quan quan tâm thực hiện.

Nhƣng vấn đề bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động tập thể cho đội ngũ cán bộ còn đang gặp nhiều khó khăn, khó khăn cả về nguồn lực kinh tế lẫn nguồn lực con ngƣời.

3- Xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động

Mục tiêu chung của sự nghiệp văn hoá thông tin - thể thao thành phố Thái Nguyên là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thực hiện theo

nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá VIII đã đề ra. Xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình hoạt động là điều cơ bản để triển khai và tổ chức các hoạt động có hiệu quả. Trên cơ sở đó, hàng năm với nhiệm vụ chính trị đƣợc giao Trung tâm VHTT-TT thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chƣơng trình hoạt động phù hợp đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đồng thời phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên việc xây dựng mục tiêu, nội dung, chƣơng trình hoạt động của đơn vị còn gặp phải nhiều vƣớng mắc, từ những quan điểm chỉ đạo của cấp trên cho đến điều kiện thực tế của đơn vị. Điều này làm ảnh hƣởng lớn đến mức độ và hiệu quả hoạt động chuyên môn. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải có biện pháp xây dựng mục tiêu, nội dung, chƣơng trình hoạt động cho phù hợp để có thể cụ thể hóa chức năng giáo dục của Trung tâm văn hóa thông tin thể thao thành phố Thái Nguyên.

4- Đầu tư, bổ sung về cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng cho mọi hoạt động

Với tình hình xã hội phát triển nhƣ hiện nay, để có thể theo kịp đƣợc sự phát triển đó, đáp ứng đƣợc những nhu cầu hƣởng thụ văn hoá và yêu cầu thực tế công việc của con ngƣời thì việc đầu tƣ, bổ sung trang thiết bị của đơn vị là việc làm rất cần thiết.

Song đây là một vấn đề khó khăn, nan giải đối với đơn vị sự nghiệp vẫn còn hƣởng cơ chế bao cấp của nhà nƣớc. Tuy nhiên với thực tế để có thể cạnh tranh, phát triển và trở thành một đơn vị mũi nhọn vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu chính trị của các cấp, các ngành đối với sự nghiệp văn hoá, vừa có thể trở thành đơn vị hoạt động theo cơ chế dịch vụ, hoặc sự nghiệp có thu, tự hoạch toán chi phí thì biện pháp đầu tƣ về cơ sở trang thiết bị chuyên dụng cho hoạt động là việc làm phải đƣợc diễn ra hàng năm. Có nhƣ vậy mới đem lại hiệu

quả công việc góp phần nâng cao đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ hiện đang công tác tại đơn vị.

5- Xã hội hoá các hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau

Xã hội hoá các hoạt động văn hoá thể thao là một trong những cách thức tác động đem lại hiệu quả đang đƣợc Trung tâm VHTT-TT sử dụng. Bằng nhiều hình thức xã hội hoá khác nhau nhƣ: Xin tài trợ của các doanh nghiệp, liên kết hợp tác cùng tổ chức…. cách thức tác động này đem lại cả lợi ích cho cả 2 phía, về phía đơn vị tổ chức hoạt động sẽ có nguồn kinh phí để tổ chức và nâng cao giá trị của hoạt động đó, còn về phía đơn vị tài trợ đƣợc quảng cáo hình ảnh, nâng cao giá trị thƣơng hiệu của đơn vị doanh nghiệp…

Tuy nhiên cách thức tác động này gặp không ít vƣớng mắc, phải phụ thuộc vào mối quan hệ và sự đầu tƣ của các đơn vị, doanh nghiệp.

6- Xây dựng quy chế hoạt động nội bộ và đề xuất cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế

Trên cơ sở hoạt động và thực tế của đơn vị sự nghiệp nhƣ hiện nay thì việc tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao và tuyên truyền mang tính chất phục vụ nhiệm vụ chính trị của thành phố và tỉnh Thái Nguyên thì việc xây dựng quy chế hoạt động nội bộ nhằm giúp cho cán bộ, công chức, ngƣời lao động thực hiện tốt các quy định của đơn vị, đảm bảo và phát huy đƣợc năng lực hoạt động tập thể và khả năng phối kết hợp trong công việc chặt chẽ hơn. Đồng thời việc đề nghị cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thu nhập thực tế của cán bộ nhà nƣớc hiện nay, sẽ phần nào làm giảm bớt gánh nặng lo “cơm áo, gạo tiền”, giúp cho ngƣời cán bộ yên tâm công tác và tập trung vào chuyên môn công việc hơn, tránh đƣợc tình trạng làm việc “Chân trong chân

Song vấn đề xuất cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế cũng đang là vấn đề nan giải, chính sách của nhà nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu nhiệm vụ công việc mà Trung tâm VHTT-TT đang làm, do đó cần có hƣớng khắc phục để tình trạng trên sớm đƣợc cải thiện.

7- Kiểm tra, đánh giá hoạt động theo mục tiêu đã đề ra

Với mục tiêu và nhiệm vụ công việc đƣợc giao hàng năm, công tác kiểm tra đánh giá hoạt động là công việc quan trọng, giúp nhìn nhận lại công việc đã qua trên cơ sở đó tìm ra đƣợc những mặt đã làm tốt và những hạn chế còn tồn tại, từ đó có hƣớng khắc phục và sửa chữa. Đồng thời có thể biết đƣợc mức độ đạt đƣợc, hay vƣợt mức so với mục tiêu đề ra hay không. Nhìn chung đây là cách thức tác động và cũng là bƣớc cuối cùng trong suốt quá trình quản lý và hoạt động của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên.

Tuy nhiên với thực tế hiện nay, việc kiểm tra đánh giá hoạt động đang gặp phải một số vấn đề, đó là tiêu chí để đánh giá hoạt động chƣa có, việc kiểm tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tính chất công việc.

Để có thể đánh giá chung thực trạng về việc sử dụng các cách thức quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về mức độ sử dụng các tác động, với câu hỏi đặt nhƣ sau:

Cơ quan ông (bà) đã sử dụng các tác động quản lý dưới đây ở mức độ nào?

* Về việc kiện toàn nhân sự và hoàn thiện bộ máy tổ chức

Bảng 2.1: Thực trạng về việc kiện toàn nhân sự và hoàn thiện bộ máy tổ chức của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số TT Hình thức Mức độ sử dụng KSD ĐK TX Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ 1

Lấy ý kiến thông qua các cuộc

họp chi bộ, ban giám đốc 35 100

2

Lấy ý kiến thông qua cuộc họp của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên…

35 100

3 Tổ chức bỏ phiếu bầu 17 48,5 15 42,8 3 8,5

4

Ban giám đốc quyết định bổ nhiệm các chức danh và điều chỉnh phân công công việc phù hợp với năng lực của từng cán bộ

7 20 28 80

5

Xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên

(cơ quan chủ quản) 7 20 18 51,4 10 28,5

6 Chung 17,7 18,4 63,4

Nhận xét bảng 2.1:

Với kết quả chung cho thấy việc kiện toàn nhân sự và hoàn thiện bộ máy tổ chức đƣợc sử dụng ở mức độ “thƣờng xuyên” với 63,4% ý kiến đánh giá, chỉ có 17,7% ý kiến đánh giá ở mức độ “không sử dụng”. Tuy nhiên việc sử dụng thƣờng xuyên các tác động quản lý này có đem lại hiệu quả quản lý cao hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa.

* Về việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động tập thể cho đội ngũ cán bộ

Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.2

Bảng 2.2: Thực trạng về việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động tập thể cho đội ngũ cán bộ

Số TT Hình thức Mức độ sử dụng KSD ĐK TX Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ 1

Cử cán bộ đi thăm quan, tập huấn

thƣờng xuyên tại các đơn vị ban 10 28,5 8 22,8 17 48,5

2

Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn

hạn do Bộ, Sở, Ban, Ngành tổ chức 27 77,1 8 22,8

3

Mời các chuyên gia có ý kiến và kinh nghiệm lâu năm về nói chuyện, giảng giải cho đội ngũ cán bộ của đơn vị

33 94,2 2 5,7

4

Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kế hoạch hoặc theo nhu cầu của đơn vị 35 100

5

Phân công nhiệm vụ cho các tổ trƣởng phụ

trách chuyên môn để tổ chức hoạt động 3 85,7 5 14,2

Chung 24,5 57,2 18,2

Nhận xét bảng 2.2: Với việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động tập thể cho đội ngũ cán bộ “đôi khi” đƣợc sử dụng thông qua các hình thức khác nhau đạt tỷ lệ 57,2%, tuy nhiên có 24,5% ý kiến đánh giá “không sử dụng” và chỉ có 18,2 ý kiến cho rằng “thƣờng xuyên” sử dụng. Vậy các tác động này với mức sử dụng nhƣ trên có đem lại hiệu quả cao hay không, chúng tôi sẽ tìm hiểu, phân tích ở phần đánh giá hiệu quả của công tác

quản lý nhằm tằng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên.

* Về việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị

Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.3

Bảng 2.3: Thực trạng về việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị

Số TT Hình thức Mức độ sử dụng KSD ĐK TX Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ 1

Xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình hoạt động bám sát vào yêu cầu của cấp trên giao cho

1 2,8 6 17,1 28 80

2

Nội dung chƣơng trình hoạt động phù hợp với sự kiện chính trị của Đảng, Nhà nƣớc và của tỉnh, thành phố nói riêng

8 22,8 27 77,1

3

Mục tiêu, nội dung chƣơng trình hoạt động phù hợp với điều kiện tài chính của đơn vị

29 82,8 4 11,4 2 5,7

Chung 28,5 17,1 54,2

Bảng 2.3 cho thấy việc xây dựng mục tiêu, nội dung, chƣơng trình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị là thƣờng xuyên đƣợc sử dụng với 54,2% ý kiến đánh giá; 28,5% ý kiến cho rằng “không sử dụng” và chỉ có 17,1% ý kiến cho rằng “đôi khi” sử dụng. Vậy liệu rằng việc thƣờng xuyên sử dụng các tác động này có thể hiện thực hóa đƣợc chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố thông qua các hoạt đông hay

không, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần thực trạng các hoạt động nhằm thực hiện chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên.

* Về việc đầu tư, bổ sung về cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng cho mọi hoạt động

Kết qủa thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 24: Thực trạng về việc đầu tư bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên dụng cho mọi hoạt động

Số TT Hình thức Mức độ sử dụng KSD ĐK TX Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ 1

Bổ sung thiết bị làm việc cho đội ngũ

cán bộ phục vụ công tác chuyên môn 26 74,2 9 25,7

2

Bổ sung trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác tuyên truyền, văn nghệ, thể thao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2,8 34 97,1

3

Nâng cấp trang thiết bị đã có bằng

cách tu sửa 35 100

4

Bổ sung thiết bị làm việc theo nội

dung hoạt động của từng năm 2 5,7 27 77,1 6 17,1

Chung 2,1 87,1 10,7

Nhận xét: Với kết quả ở bảng 2.4 cho thấy việc đầu tƣ bổ sung về cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên dụng cho mọi hoạt động sử dụng ở mức “đôi khi” với tỷ lệ 87,1%; chỉ có 2,1% ý kiến cho rằng “không sử dụng” các tác động này và 10,7% ý kiến đánh giá ở mức độ “thƣờng xuyên”. Điều này cho thấy việc đầu tƣ bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng cho mọi hoạt động không “thƣờng xuyên” diễn ra, chỉ “đôi khi” sử dụng.

* Về việc xã hội hóa các hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau

Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5: Thực trạng về việc xã hội hóa các hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau Số TT Hình thức Mức độ sử dụng KSD ĐK TX Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ 1

Tăng cƣờng mối quan hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận

28 80 7 20

2

Tuyên truyền các hoạt động, vận động tài trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

5 14,2 24 68,5 6 17,1

3

Phối hợp 2 bên cùng có lợi với các đơn vị, doanh nghiệp để thu hút sự đầu tƣ

3 8,5 25 71,4 7 20

Chung 7,6 73,3 19,3

Nhận xét bảng 2.5: kết quả thu đƣợc cho thấy các ý kiến đánh giá về việc xã hội hóa các hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau cũng chỉ đƣợc sử dụng ở mức “đôi khi” với tỷ lệ khá cao 73,3%, một số đánh giá ở mức sử dụng “thƣờng xuyên”, tỷ lệ là 19,3% và một số ít đánh giá ở mức “không sử dụng”. Nhƣ vậy cho thấy mức độ sử dụng các tác động quản lý này còn hời hợt, không thƣờng xuyên, thậm chí có những ý kiến còn cho rằng không sử dụng đến.

* Về việc xây dựng quy chế nội bộ và đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tế hiện nay

Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 59 - 71)