Quản lý chức năng giáo dục của văn hoá 1.2.3.1 Chức năng giáo dục của văn hóa

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 29 - 33)

1.2.3.1- Chức năng giáo dục của văn hóa

Cũng giống nhƣ giáo dục, văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài ngƣời, đối với bất kỳ một quốc gia nào cũng cần và tồn tại một

nền văn hóa. Văn hóa - Giáo dục là hai lĩnh vực không thể tách rời, nó đan xen hòa quyện vào nhau, trong văn hóa có giáo dục và ngƣợc lại trong giáo dục luôn tồn tại văn hóa. Vì vậy trong xã hội loài ngƣời muốn đƣợc duy trì và phát triển, xã hội nhất định phải thực hiện chức năng giáo dục của mình. Đó là chức năng không thể thiếu (tất yếu) và không bao giờ mất đi (vĩnh hằng) của xã hội. Một quy luật của tiến bộ xã hội là thế hệ đi sau phải lĩnh hội đƣợc tất cả những kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ đi trƣớc đã tích luỹ và truyền lại, đồng thời phải làm phong phú thêm những kinh nghiệm đó. Nhờ thực hiện chức năng giáo dục, xã hội đã tái sản xuất những nhân cách, tái sản xuất những sức mạnh bản chất của con ngƣời nhờ đƣợc giáo dục, các thế hệ đang lớn lên tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác tiếp tục giữ vững và hoàn thiện các mối quan hệ xã hội. Trên ý nghĩa đó, không có hoạt động giáo dục thì không có sự tái sản xuất các hoạt động sống khác. Chức năng giáo dục của xã hội đã góp phần tái sản xuất xã hội.

Chức năng giáo dục của văn hóa để thể hiện rất rõ trong đời sống con ngƣời. Đảng ta đã xác định “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là cơ sở để phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, phát huy bản lĩnh trí tuệ và đạo lý của dân tộc trong sự nghiệp đổi mới đất nước”.Việc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa là việc của toàn xã hội, chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần trong xã hội, thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, giữa tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con ngƣời phải phát triển toàn diện.

Văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của phát triển kinh tế. “văn hóa đóng vai trò là nền tảng tinh thần” của xã hội, giá trị tinh thần đóng vai trò quyết định, là “hòn đá tảng” của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chức năng giáo dục của văn hóa đƣợc thể hiện thông qua các giá trị văn hóa, là mục tiêu của sự phát triển, là động lực của sự phát triển. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhƣ sau:

Mục tiêu của mọi hoạt động con ngƣời trong tiến trình lịch sử đều nhằm cải thiện nâng cao chất lƣợng sống. Trong suốt quá trình loài ngƣời chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác, loài ngƣời luôn phải phấn đấu để đƣợc sung sƣớng hơn,bình đẳng hơn, hạnh phúc hơn. Văn hóa là mục tiêu của xã hội phát triển, bởi văn hóa là đại diện theo trình độ văn minh, là thƣớc đo phẩm giá con ngƣời. Tuy nhiên xã hội không có những cá nhân có những phẩm giá ngang nhau (có ngƣời tốt, có ngƣời xấu), trong mỗi con ngƣời bao giờ cũng có 2 mặt (mặt tốt và mặt xấu). Văn hóa có trách nhiệm kích thích mỗi con ngƣời phát huy mặt tốt, kiềm chế mặt xấu. Thƣờng thì con ngƣời bị môi trƣờng xã hội đƣa đẩy. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Hồ Chí Minh cũng đã viết “lúc ngủ ai cũng nhƣ lƣơng thiện, tỉnh dậy mới biết kẻ dữ hiền.”. Vậy văn hóa có chức năng giáo dục nhằm giúp con ngƣời điều tiết, điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng.

Văn hóa là động lực của sự phát triển, trƣớc hết phải nói đến vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; phát triển phải mang tính đồng bộ, hệ thống biểu hiện bằng chất lƣợng sống, phải phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa. Chìa khóa để phát triển chính là các nhân tố: nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học kỹ thuật và nguồn lực con ngƣời, trong đó nguồn lực con ngƣời có vai trò quyết định,đây chính là chìa khóa của mọi chìa khóa. Con ngƣời tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất

tạo ra sản phẩm xã hội. Vì vậy cùng với quá trình phát triển phải hiện đại hóa dân tộc, trƣớc hết phải hiện đại hóa nguồn lực con ngƣời, để làm đƣợc điều này thì phải đầu tƣ vào giáo dục đào tạo con ngƣời và phải coi là đầu tƣ cơ bản để đi tắt đón đầu trong quá trình phát triển. Con ngƣời phải đƣợc phát triển toàn diện về trí lực và thể lực, tƣ tƣởng,lý tƣởng, đạo đức, lối sống,đủ điều kiện để bƣớc vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Văn hóa phải làm bà đỡ để cho sự ra đời của nền kinh tế tiên tiến văn minh thông qua việc hoàn thành hệ thống pháp lý và đạo lý xã hội, chống lại những tiêu cực phản giá trị, phản văn hóa do nền kinh tế thị trƣờng dã man tạo ra. Trong việc phát triển nguồn lực khoa học công nghệ, không chỉ là quá trình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ mà cái chính là quá trình chuyển đổi tƣ duy của cả một cộng đồng dân tộc, nâng cao tầm văn hóa và trình độ văn hóa của dân tộc, là quá trình làm thay đổi lối sống, nếp sống của xã hội cho phù hợp với sự phát triển của thời đại công nghiệp.

Với chức năng giáo dục, văn hóa nhằm hƣớng tới những giá trị đã đƣợc trong nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII, đó là:

- Giáo dục con ngƣời có tinh thần yêu nƣớc, tự cƣờng dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vƣơn lên đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Giáo dục con ngƣời có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. - Giáo dục con ngƣời có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cƣơng phép nƣớc, quy ƣớc của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái.

- Giáo dục con ngƣời lao động chăm chỉ với lƣơng tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng xuất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Giáo dục con ngƣời thƣờng xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.

Có thể nói chức năng giáo dục của văn hóa đƣợc thể hiện ở 4 chức năng cơ bản đó là: chức năng giáo dục tƣ tƣởng, chính trị; giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nếp sống văn hóa và giáo dục thể chất cho con ngƣời.

Con ngƣời là vốn quý nhất. Văn hóa có ý nghĩa làm cho tốt đẹp hơn về đạo lý, đạo đức của con ngƣời. Con ngƣời làm ra văn hóa, nhƣng văn hóa lại có tác dụng hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời, văn hóa phải làm tốt vai trò hình thành nhân cách - yếu tố cốt lõi trong nguồn lực con ngƣời. Con ngƣời là nguồn lực vô hạn, nhƣng phải là con ngƣời có văn hóa. Văn hóa ở đây là tài sản vô hình, do học tập, tu dƣỡng, rèn luyện mới có đƣợc. Con ngƣời Việt Nam đƣợc hình thành từ nền văn hóa Việt Nam. Với chức năng giáo dục, chức năng điều tiết của mình, văn hóa phải luôn làm cho con ngƣời sống tốt hơn, sống có đạo lý, phẩm giá. Văn hóa làm cho con ngƣời bao giờ cũng sống cùng, sống với, sống vì. Ngƣợc lại, xã hội cũng phải luôn luôn quan tâm đến mỗi cá nhân, phải chăm sóc cho các cá nhân về mọi mặt, thúc đẩy động lực của mỗi con ngƣời.

Nhƣ vậy trong văn hóa có giáo dục, trong giáo dục tồn tại văn hóa và thực hiện chức năng giáo dục con ngƣời, làm cho con ngƣời phát triển toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 29 - 33)