Giáo dục nếp sống văn hoá cho quần chúng nhân dân

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 37 - 39)

Chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT đƣợc thể hiện rõ thông qua khía cạnh giáo dục nếp sống văn hoá đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bất kỳ cuộc cách mạng nào sau khi thành công, giai cấp cách mạng cũng xét lại các giá trị đã có để loại bỏ hoặc kế thừa tồn tại và xác lập những giá trị mới. Nếp sống văn hoá thể hiện khái quát sự ảnh hƣởng và tác động qua lại của quá trình sáng tạo, thụ cảm văn hoá - nghệ thuật, tạo dựng đời sống văn hoá của quần chúng. Kết quả, hiệu quả của quá trình xây dựng nếp sống văn hoá thể hiện trong lễ thức, quan hệ, giao tiếp, ứng xử, phong tục, tập quán.

Xây dựng nếp sống văn hoá tập trung công tác trong 2 nhóm xã hội: Xây dựng gia đình đạt chuẩn văn hoá, xây dựng làng, bản, khu phố đạt chuẩn văn hoá. Đồng thời còn đƣợc thực hiện hiện ở việc giáo dục đạo đức, lối sống cho con ngƣời.

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp kinh tế - văn hoá - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Gia

đình giữ vai trò quan trọng nuôi dƣỡng giáo dục hình thành nhân cách cá nhân. Gia đình là nơi lƣu giữ và truyền lại các giá trị văn hoá truyền thống, tiếp cận các giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá hiện đại, nơi tạo sức đề kháng trƣớc tác động xâm thực của các sản phẩm văn hoá.

Bản thân con ngƣời bao giờ cũng mang các giá trị của quá khứ và tiếp nhận giá trị mới đƣợc xác lập, xây dựng nhóm gia đình giúp mỗi cá nhân lựa chọn kế thừa truyền thống và tiếp nhận giá trị văn hoá mới đƣợc xác lập, đó là công việc cơ bản của xây dựng văn hoá. Tạo dựng giá trị văn hoá gia đình tác động trực tiếp đến mỗi cá nhân giúp họ hoàn thiện nhân cách trong quá trình sống, lao động và sáng tạo...

Làng - tổ chức xã hội trƣờng tồn cùng quá trình lao động sản xuất tạo dựng đời sống văn hoá của cộng đồng ngƣời Việt trong lịch sử phát triển dân tộc, quá trình lao động sản xuất, tạo dựng đời sống văn hoá của cộng đồng làng, cƣ dân ngƣời Việt đã tạo lập "Văn hoá làng". "Văn hoá làng" - tác phẩm văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, thể hiện khái quát những giá trị văn hoá đã đƣợc sáng tạo, gạn lọc, tích tụ từ nhiều thế hệ ngƣời Việt Nam cải tạo thiên nhiên, lao động sản xuất, tổ chức đời sống xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.

Xây dựng làng đạt chuẩn văn hoá làm đòn bẩy đẩy mạnh quá trình xây dựng đơn vị cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị kinh tế - văn hoá - xã hội.

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá - bƣớc phát triển mới của xây dựng nếp sống văn hoá; xây dựng nếp sống văn hoá - công việc của toàn xã hội bao gồm: Hệ thống chính trị, chính quyền, nhóm gia đình, cá nhân, cộng đồng các dân tộc xác lập hệ ý thức về xây dựng đời sống văn hoá - một yêu cầu tất yếu khách quan nhƣ cơm ăn, nƣớc uống hàng ngày để phát triển

Lễ hội - loại hình văn hoá - nghệ thuật quần chúng thể hiện tính chất đặc cách hoá, đậm đà bản sắc của mỗi dân tộc. Lễ hội bao gồm hai phần lễ và hội. Cuộc lễ trình diễn những nghi thức thể hiện tầng cấu trúc văn hoá, đạo lý và khát vọng của con ngƣời với đời sống thực tại. Hội để thoả mãn nhu cầu giao tiếp, sáng tạo hƣởng thụ và nhập thân vào văn hoá nghệ thuật của quần chúng lao động. Lễ hội tác động trong đời sống cá nhân và cộng đồng xã hội nhƣ một giao hoà tự nhiên hình thành cách sống của con ngƣời.

Lễ hội truyền thống (hội làng, hội vùng, lễ hội tôn giáo, lịch sử - văn hoá - lao động - sản xuất).

Hoạt động văn hoá thông tin thể hiện tập trung cao nhất trong công tác tổ chức và hoạt động của các kỳ cuộc lễ hội, nội dung và hình thức của trình diễn trƣng bày trong lễ hội còn thể hiện trình độ thao tác nghiệp vụ và cũng bộc lộ những tồn tại của công tác - văn hoá thông tin.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 37 - 39)