Hoạt động văn nghệ quần chúng

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 46 - 48)

Có thể nói: Hoạt động văn nghệ quần chúng luôn luôn là truyền thống, nền tảng của đời sống văn hoá một quốc gia. Khái niệm về “văn nghệ quần chúng” có sau thực tiễn hoạt động văn nghệ quần chúng. Khi đó hoạt động văn nghệ quần chúng gần gũi cả về khái niệm và thực tiễn với văn nghệ dân gian.

Ngày nay, văn nghệ quần chúng rất gần với văn nghệ dân gian nhƣng lại không hoàn toàn đồng nghĩa cả về lý thuyết và thực tiễn với văn nghệ dân gian. Lý do dễ nhận thấy là văn nghệ quần chúng có tác giả cụ thể. Ngƣời hoạt động văn nghệ quần chúng có thể trình diễn tác phẩm dân gian, theo lối dân gian và họ cũng có khả năng tự sáng tác, đạo diễn, trình diễn tác phẩm của mình.

Hoạt động văn nghệ quần chúng là dấu hiệu phân biệt với nghệ thuật chuyên nghiệp. Bởi vậy, hoạt động văn nghệ quần chúng hiện nay luôn là một thế mạnh, yêu cầu, đòi hỏi nâng cao chất lƣợng của phong trào văn nghệ quần chúng mới đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động, sáng tạo và hƣởng thụ văn hoá của nhân dân. Thực tế những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng luôn

luôn là một bộ phận quan trọng của công tác tƣ tƣởng - văn hoá, đồng thời đây cũng là biện pháp hiệu quả, yếu tố nền tảng để duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy, mục đích của văn nghệ quần chúng là góp phần giáo thẩm mỹ, nâng cao giá trị đời sống tinh thần cho ngƣời dân qua thao tác hƣớng dẫn, tổ chức, vận động quần chúng tham gia.

Phong trào văn nghệ quần chúng đƣơng nhiên tự thân nó đạt 3 mục đích là: + Giáo dục văn hoá.

+ Tổ chức, xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá ở sở. + Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Các hoạt động văn nghệ quần chúng đƣợc trình diễn thể hiện ở nhiều loại hình: + Văn học quần chúng: Đây là hoạt động của lực lƣợng sáng tác văn học không chuyên thuộc nhiều thể loại văn chƣơng: thơ ca, văn xuôi, viết kịch bản sân khấu.

+ Âm nhạc quần chúng: Là hoạt động khá nổi bật, nhiều đối tƣợng, nhiều lứa tuổi tham gia. Là phong trào phát triển rộng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, “Hát cho đồng bào tôi nghe”… của thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc. Đây là môt hoạt động có tác động trực tiếp tới đời sống tâm lý của ngƣời dân.

+ Sân khấu quần chúng (sân khấu không chuyên, sân khấu nghiệp dƣ): Là một loại hình đƣợc diễn ra dƣới hình thức sân khấu hoá, nhân vật đƣợc hoá thân trong những vai diễn của các vở cải lƣơng, kịch ngắn, các tiểu phẩm… phản ánh đời sống chân thực của ngƣời dân Việt Nam, thông qua đó nhằm giáo dục ngƣời dân về lối sống, đạo đức, nghề nghiệp…

Ngoài ra còn có các loại hình nhƣ: Múa, nghệ thuật tạo hình…

Tóm lại tất cả các loại hình nghệ thuật trên đều nhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời dân, tạo tiền đề, động lực cho mọi nguồn sống phát triển.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 46 - 48)