Cùng với hệ thống ngôn ngữ khác nhau ở các quốc gia trong Đông Nam Á thì chữ viết cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Nhìn chung các quốc gia đều xây dựng chữ viết cho dân tộc mình từ một trong hai nguồn: từ chữ Pali - Sanscrit và từ chữ Hán. Các chữ này được sử dụng cho đến hết thời kì trung cổ. Sau này khi văn hóa phương Tây du nhập thì kí tự Latinh được du nhập và tạo nên các chữ viết chính thống của nhiều quốc gia.
Chính nguồn gốc của các loại chữ viết như vậy nên tạo nên mỗi quốc gia có nét riêng trong chữ viết.
Trong lịch sử, Việt Nam đã sử dụng ít nhất ba loại chữ viết trong văn bản chính thức, đó là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ. Hiện nay chữ quốc ngữ là chữ viết chính và được cấu tạo bằng ký tự Latinh. Cùng với Việt Nam có một số chữ viết các quốc gia khác cũng sử dụng kí tự Latinh như Indonesia, Malaysia, Singapore,…
Các quốc gia khác lại sử dụng loại chữ viết có bắt nguồn từ Ấn Độ: chữ Sanscrit ở Campuchia, Thái Lan,… chữ Môn ở Myanmar,…
Như vậy, cùng với ngôn ngữ thì chữ viết của các quốc gia ở Đông Nam Á cũng khác nhau. Mỗi quốc gia đều tạo cho mình hệ thống ngôn ngữ, chữ viết riêng nhằm tạo nên bản sắc văn hóa riêng của mình. Tính dị biệt này cũng góp phần làm cho văn hóa Đông Nam Á thêm đa dạng.
3.2.6. Văn học của mỗi quốc gia trong khu vực có đặc thù riêng
Văn học là mảng văn hóa tinh thần không thể thiếu được ở mỗi quốc gia. Đông Nam Á là khu vực hình thành nên nền văn học phong phú, đa dạng. Và ở mỗi quốc gia đặc điểm văn học lại có nhiều nét khác nhau được thể hiện như sau.