Sau này vào thế kỉ XVIII - XIX, khi các quốc gia phương Tây xâm chiếm vào khu vực Đông Nam Á đã mang theo những văn hóa của phương tây để đưa vào đồng hóa các quốc gia ở trong khu vực. Chính vì vậy, văn hóa các quốc gia Đông Nam Á thời kì này đã ảnh hưởng sâu sắc văn hóa phương Tây, đặc biệt về mặt tôn giáo và về mặt nghệ thuật ở các công trình kiến trúc, nhà ở, ngôn ngữ và chữ viết.
2.2. Những điểm tương đồng trong văn hóa giữa các nước ở Đông Nam Á
Văn hóa Đông Nam Á là bức tranh đa màu sắc với nhiều nền văn hóa khác nhau, đó là bức tranh văn hóa thống nhất trong đa dạng, nó có những nét tương đồng với nhau, để từ đó hình thành nên mẫu số chung của văn hóa khu vực Đông Nam Á. Những nét tương đồng được thể hiện ở những nội dung sau.
2.2.1. Văn hóa được hình thành trên nền văn hóa nông nghiệp trồng lúanước nước
Về phương diện văn hóa vật chất trồng lúa nước của người dân Đông Nam Á thể hiện nét tương đồng ở: Làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ
Như đã trình bày văn hóa của các quốc gia cổ Đông Nam Á chủ yếu hình thành trên nền văn hóa của nông nghiệp lúa nước. Những thành tựu chủ yếu của nghề nông Đông Nam Á thời tiền sử là: Trồng được lúa và các loại rau màu như bầu bí, khoai,… ; thuần dưỡng được các loại gia súc như trâu, bò; làm được nhà để ở; biết dùng một số cây thuốc để chữa bệnh.
Nhận xét về những thành tựu của văn hóa Đông Nam Á, giáo sư nhân chủng học Mỹ W.G. Soltheim II viết: “Những phát hiện mới đây ở khu vực
Đông Nam Á bắt buộc chúng ta phải xem xét lại,… Những vật dụng đã được đào lên và phân tích trong vòng năm năm qua cho thấy rằng cư dân ở đây đã biết trồng cây, làm đồ gốm và đúc đò dùng bằng đồng sớm hơn tất cả các vùng khác trên trái đất,... sớm hơn các dân tộc Cận đông, Ấn Độ và Trung Hoa tới hàng mấy nghìn năm”. Học giả Nga Ja.V. Chesnov cũng nhận xét: “Về hàng loạt phương diện của văn hóa - từ sản xuất nông nghiệp cho đến lĩnh vực thần thoại - Đông Nam Á đã có những ảnh hưởng lớn vượt rất xa ra ngoài ranh giới những láng giềng trực tiếp của nó,… tất nhiên trong việc tạo nên những thứ như là cây lúa trồng, nghề luyện kim đồng hoặc những thành tựu văn hóa khác, có sự tham gia không chỉ của những dân tộc riêng biệt - Đó là kết quả sáng tạo của rất nhiều dân tộc lớn nhỏ đã tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử nhiều nghìn năm của mình cái thế giới độc đáo được gọi là Đông Nam Á”.
2.2.2. Tương đồng trong hệ thống tổ chức xã hội
Căn cứ vào những dấu vết được bảo lưu trong xã hội các cư dân nông nghiệp ở Đông Nam Á, có thể chúng ta hình dung một cách đại thể rằng hình thức gia đình lớn (bao gồm nhiều thế hệ) thuộc chế độ mẫu hệ (mà ngày nay chúng ta vẫn còn thấy ở người Ê đê, Gia rai - chế độ nhà dài, hay một khuôn viên đất ở như người Chàm. Do đó, chúng ta thấy rằng hệ thống tổ chức xã hội các nước ở Đông Nam Á có những điểm tương đồng là: Người phụ nữ chiếm vị
trí quan trọng trong xã hội, huyết tộc mẫu hệ, tổ chức xã hội theo nhu cầu tưới nước cho đồng ruộng.
Cho đến nay người ta chưa rõ vì lí do gì: vì áp lực dân số hay vì đặc thù của phương thức canh tác lúa nước tản mạn theo từng thửa ruộng? Có thể vì cả hai! Khi mà trên các thềm cổ quá hẹp của các dòng sông, dân số tăng, khi mà cư
dân vùng thung lũng thử nghiệm thành công mô hình kinh tế - xã hội lúa nước với năng suất rất cao, cuộc sống định cư ổn định thì các cư dân trồng rau củ quả ở vùng cao ồ ạt kéo nhau xuống vùng thung lũng và đồng bằng ngập nước, các gia đình lớn bị vỡ vụn ra và mỗi gia đình canh tác trên một thửa ruộng theo sự phân công “chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, gia đình hạt nhân dần dần được xác lập trên nguyên tắc gia trưởng phụ hệ trong cái bể mênh mông của tàn dư mẫu hệ gia đình lớn.
Như vậy, làng bản của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á là những tế bào xã hội gồm những gia đình hạt nhân với hai mối quan hệ đan xen: Quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng, trong đó mối quan hệ láng giềng là chủ đạo. Vì thế người ta xử sự theo thứ tự ưu tiên “bán anh em xa mua láng
giềng gần”, mặc dù họ vẫn cho rằng “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Tâm lí
cộng đồng tình làng nghĩa xóm đã chi phối mọi ứng xử trong xã hội nông nghiệp theo kiểu: trong họ ngoài làng, hòa cả làng, phép vua thua lệ làng,… Tâm lí đó được hình thành trên cơ sở thiết chế công xã nông thôn, được thắt chặt bởi các những nghi thức, những tập quán mà mỗi thành viên đều phải tuân thủ theo dù vô thức hay hữu thức. Để thắt chặt mối quan hệ làng xóm vốn dựa trên quan hệ láng giềng lỏng lẻo, người ta đã mở rộng huyết thống được dung làm đại từ xưng hô trong xã hội. Do đó, ra ngoài làng, xã hội, thậm chí trong phạm vi cả nước người ta vẫn xưng hô với nhau bằng các đại từ: Cô, dì, chú, bác, con cháu, anh hai, anh ba,… Những lối sống và cách ứng xử như vậy đã là cơ sở cho những tư tưởng tương đương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, nhưng cũng rất đậm tính chất gia trưởng, địa phương cục bộ góp phần làm trì trệ xã hội phương Đông trước cuộc sống hiện đại.
Vì là cư dân nông nghiệp coi trọng kinh nghiệm nên cư dân Đông Nam Á rất coi trọng người già (những người nhiều tuổi bậc trên, có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong con cháu) và quản lý làng bản dựa trên chế độ già làng (Việt Nam có câu “Triều đình trọng tước, làng nước trọng xỉ”. Xỉ là cái răng, ai rụng hết răng còn lợi được xem là người già và được kính trọng. Hiện nay còn dấu vết phong tục “lên lão”). Già làng là cái cốt lõi của cái mà ta gọi là dân chủ công xã.
Trong quá trình tích hợp văn hóa - tộc người, có thể do yêu cầu của các công tác thủy lợi đắp đê và bảo vệ vùng đất màu mỡ, các tộc người đã liên kết lại trong một hệ thống chính trị gồm nhiều “mường” do một tù trưởng của một “mường” lớn có ưu thế về quân sự, kinh tế hay tôn giáo đứng đầu. Vị trí và phạm vi ảnh hưởng của người cầm đầu này có thể tùy theo sức mạnh của ông ta. Bộ máy chính trị của “Mường” lớn ngày càng hoàn thiện và do con em trong dòng họ của người thủ lĩnh đảm nhiệm, nơi nào quá xa họ giao cho người cần đầu địa phương, từ đó mối quan hệ bản - mường được mở rộng thành các tiền - quốc gia. Người đứng đầu mường lớn có người gọi đó người Thái gọi đó là “Pò Kun”, người Mường gọi là “Lang Kun”.
Tình hình tương tự cũng diễn ra trong quá trình hình thành các quốc gia cổ đại ở vùng hải đảo. Các vương quốc đều là những tập hợp các tiểu quốc, do đó hệ thống quản lí đều dựa trên các tù trưởng của địa phương. Để nắm được quyền quản lí nhà vua sai các con trai của mình đến làm lãnh chúa ở các địa phương. Thời Srivijaya gọi là Nisamvardhiky (người có trách nhiệm với quốc vương). Nơi nào không với tới, vua sử dụng các tù trưởng địa phương, các bộ tộc, được gọi là Nigalarka (kẻ trung thành với quốc vương).
Vì lẽ đó mà Đông Nam Á trong quá trình tích hợp văn hóa tộc người, một quy luật được rút ra: Dựng nước đi đôi với giữ nước, độc lập gắn liền với thống nhất. Để đảm bảo quyền lực tuyệt đối, người tù trưởng mạnh nhất đã đứng lên thống nhất đất nước chống lại sự chống đối của lực lượng phân cát. Nhà vua vừa nắm quyền lực chính trị vừa thống soái các lực lượng quân sự. Ví dụ như ở Việt Nam nhà Đinh phải dẹp loạn 12 sứ quân để lập nên nhà nước Đại Việt; Châu Phà Ngừng ở Lào phải tổ chức “Hội thề”, 3 năm một lần nhà vua triệu tập các chẩu mường về kinh đô dự lễ cầu nguyện thần linh và mỗi tù trưởng phải mang theo một quả bầu và gọi là “quả sức mạnh, quả trường tồn” làm lễ vật dâng lên vua Lào. Ý chí đó được thể hiện trên đỉnh Thạt Luổng là một quả bầu, một biểu tượng hội nhập Phật tích ngọn núi Mêru với thần thoại nguồn gốc loài người của Lào. Vua Srivijaya (Indonesia) tổ chức “hội thề nước”.
2.2.3. Có chung yếu tố tín ngưỡng bản địa
Cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lý, cùng cóchung một cơ tầng văn hóa nông nghiệp lúa nước, cư dân Đông Nam Á đều có chung một số yếu tố tín ngưỡng bản địa như nhau, chẳng hạn tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sung bái linh hồn người đã mất,… Cái chung nhất của tất cả các tín ngưỡng này, như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, là xuất phát từ học thuyết vạn vật hữu linh, nghĩa là mọi vật đều có linh hồn. Linh hồn biết tất cả những gì mà con người đang làm và linh hồn có thể giúp con người mọi việc ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là những lúc con người ở vào tình thế nguy nan. Vì vậy, thờ cúng các linh hồn được coi là bổn phận của con người.