Một số nước trong khu vực có quốc giáo khác nhau * Phật giáo được công nhận là quốc giáo Thái Lan

Một phần của tài liệu Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” (Trang 57 - 62)

* Phật giáo được công nhận là quốc giáo Thái Lan

Phật giáo là quốc giáo của Thái Lan (những tôn giáo nhỏ khác là Ky Tô giáo, Hồi giáo và Ấn giáo). Thái Lan được biết đến như “vùng đất tự do”, “quê

hương của nụ cười”, “đất nước của những chiếc áo cà sa”. Tên gọi cuối cùng

này đã mô tả một cách sâu sắc về một tôn giáo lớn mà dân tộc Thái đang tôn thờ. Hiện tại, tổng số 95% dân chúng được ghi nhận là tín đồ PG, hầu hết là theo truyền thống Theravada. Theo sự thống kê gần đây (1998) cho thấy, có trên 30.000 ngôi Chùa ở 75 tỉnh thành của Thái Lan. Con số tăng sĩ Thái Lan không có con số nhất định mà tùy thuộc vào mùa mỗi năm. Con số cao nhất được ghi nhận là 350.000 tăng sĩ hiện diện trong mùa nhằm vào mùa kiết đông an cư của chư tăng Thái, từ tháng 7 đến tháng 9 mỗi năm. Ngoài những vị đã chính thức được truyền Cụ Túc giới (Upasamapada), số còn lại là những tăng sinh tập sự hoặc tu gieo duyên, tuổi từ 6 cho đến 19, con số này đông không thể thống kê được.

Phật giáo đã đóng góp tích cực vào trong đời sống của người dân Thái không những về mặt vật chất, kinh tế mà còn đi sâu vào đời sống tinh thần của họ. Sự hiểu biết và thấm nhuần giáo lý nhân quả nghiệp báo và nhiều giáo lý cốt lõi của PG, đã giúp cho người dân Thái biết sống và sống theo khuôn khổ của Chánh pháp. Bản chất hiền hòa, từ ái, khiêm cung và nhã nhặn của người dân Thái đã thể hiện một phần nào đó từ sự thực hành đạo lý của họ. Sự thừa nhận và tán dương Phật giáo vai trò của nó trong xã hội Thái là một điều cần thiết và không cường điệu để nói lên điều ấy. Thực vậy, Phật giáo đã ăn sâu vào lòng của dân tộc Thái, và đã có mặt trên khắp mọi ngã đường của xứ sở này.

* Phật giáo được công nhận là quốc giáo của Lào

Phong tục của người Lào cũng như Thái Lan và Miến Điện, Kampuchia, trong lứa tuổi thanh thiếu niên, tất cả nam giới, không kể thuộc quý tộc hay bình dân đều phải đến chùa làm sa di hay tỳ kheo để theo giới luật và nghiên cứu Phật học. Thời gian xuất gia dài, ngắn, hoặc suốt đời đều do từng cá nhân tự nguyện. Một người xuất gia ở chùa trong thời kỳ này, thì gia đình được tín đồ trong vùng giúp đỡ.

Thời kì phong kiến, tại điều 8 của Hiến Pháp ghi rằng: “Quốc vương phải

là tín đồ Phật Giáo nhiệt thành”. Những điều khoản khác, ít nhiều đều theo tinh

thần đó. Nhân dân Lào đều là tín đồ Phật Giáo nhiệt thành; chỉ có một bộ phận dân tộc ít người mới theo đạo Thiên Chúa, đạo Cơ Đốc hay Khổng Giáo. Người Khả thờ đạo Tổ Tiên, người Mèo thờ vật linh, một ít người Thái thờ cúng quỷ thần.

Bộ Tôn Giáo trực thuộc Quốc Vụ Viện phụ trách quản lý tôn giáo. Bộ trưởng phải là Phật tử thuần thành.Cho đến giữa thế kỷ XIX, vua Lào đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng; phần thì bị Thái Lan khống chế; mặt khác bị Pháp xâm lăng. Hoà ước 1884 thừa nhận quyền bảo hộ của người Pháp.

Năm 1961, Hiến Pháp Lào ban hành. Điều 7 của Hiến Pháp nêu rõ: “Phật Giáo là quốc giáo; quốc vương là người bảo hộ cao nhất”.

Ngay trong chế độ giáo dục hiện nay, cũng còn có nhiều trường học do chùa chiền đảm trách việc hướng dẫn và bảo quản; tại nông thôn, nhà sư còn

kiêm nhiệm thầy giáo làng. Năm 1914, tại thủ đô Luang Prabang đã xây dựng Trường dạy Pali cao cấp (Pali High School), tiến hành dạy cho thanh niên xuất gia trong vòng 4 năm; đồng thời, còn quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức hiện đại về văn hoá mới. Về sau, ngôi trường này được đổi thành Học viện (College) và chỉnh đốn hoàn mỹ, hệ thống cao cấp hơn trước. Năm 1933, thành lập những trước dạy Pali sơ cấp nhiều đô thị khác, có đến 400 ngôi trường theo kiểu mẫu đó.

Trường Đại Học Phật Giáo (Buddhist University) được thành lập năm 1955 (Preah Siharu Raja). Năm 1925, chính phủ cho xây dựng Thư Viện Hoàng Gia tại Luang Prabang, tập trung nhiều tư liệu quý giá Phật Giáo nhiều nước, đồng thời vạch ra kế hoạch chỉ đạo Phật Giáo. Năm 1930, thành lập Viện Nghiên Cứu Phật Giáo (Buddhist Institute).

Hiện nay, trong hiến pháp mới có quy định: “Phật Giáo là quốc giáo”, và “Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng”. Quốc vương tượng trưng cho quyền lực bảo vệ Phật Giáo. Đại đa số thanh niên trong cả nước đều cần phải xuất gia 1 lần (4 năm) để tiếp thu sự giáo huấn của Phật Giáo. Ngay cả nhà vua cũng có một thời gian từ bỏ ngôi vua để xuất gia.

* Phật giáo là quốc giáo của Campuchia

Ở Campuchia, Phật giáo Tiểu thừa bị Khmer đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức. Các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo đang được du nhập vào Đạo Phật (tiểu thừa) chiếm 95%, được coi là quốc đạo; đạo Hồi và Thiên chúa giáo chiếm 5%.

Phật giáo vốn là quốc giáo ở Campuchia, nhưng do sự hủy hoại, tàn phá của chính quyền Khmer Đỏ và do sự thâm nhập của nhiều tập tục văn hóa không lành mạnh của địa phương, nên trong thập niên 1970 và 1980, Phật giáo ở Campuchia bị suy thoái nghiêm trọng. Cho đến nay thì Phật giáo Campuchia vẫn đang trong giai đoạn hồi phục.

Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn, lâu đời và phổ biến ở đất nước Campuchia, đặc biệt là Phật giáo. Phật giáo hội nhập vào đời sống nhân dân với một quá trình lâu dài. Sự hội nhập ấy diễn ra không phải chỉ một giai đoạn, một

lúc, một thời mà cùng với chiều dài lịch sử của các triều đại. Đạo Phật đã ăn sâu vào đời sống tinh thần nhân dân và có những đóng góp rất lớn đối với Campuchia. Phật giáo song hành cùng với vương quốc trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là một công cụ hiệu lực cho việc thống nhất tư tưởng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Tinh thần nhập thế, tuỳ duyên nhưng bất biến của đạo Phật thể hiện rất rõ. Trong suốt quá trình phát triển lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo đã thể hiện sức sống tự lực, tự cường với tinh thần độc lập của dân tộc, nó đi đúng đường lối tu hành đạo Phật, dung hợp với bản sắc văn hóa dân tộc. Đạo Phật còn góp phần giáo dục con người. Phật giáo không ngừng thể hiện năng lực chính mình trong việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết cho bộ máy cầm quyền, và ngay cả việc lựa chọn những người lãnh đạo của vương quốc. Lý tưởng của Phật giáo ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống thế tục, quy định các tiêu chuẩn đạo đức trong nhân dân. Giáo lý đạo Phật đã ăn sâu, hội nhập vào các mặt sinh hoạt trong đời sống nhân dân từ tư tưởng văn hóa đến chính trị xã hội.

Chính vì vậy Phật giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy cũng như tính thẩm mỹ của người Campuchia; điều này được thể hiện rất rõ ràng trong các kiến trúc đình, chùa và các công trình xây dựng khác. Nổi tiếng với công trình kiến trúc quần thể Angkor đặc biệt là Angkor Wat với các chất liệu bằng đá, đất, cành cây,… thể hiện rõ tư tưởng về thuyết vật chất của Hindu giáo và hình các bức tượng cười cũng như cách thiết kế khung cảnh lại giống trong Phật giáo. Dưới sự ảnh hưởng của Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng duy tâm truyền thống đã tạo nên một thứ văn hóa vừa lạ vừa quen nhưng “rất Campuchia”.

Nhìn chung, bất kỳ người dân Campuchia nào cũng đều rất tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Phật giáo giữ một vai trò rất lớn về tâm linh lẫn chính trị. Phật giáo được gọi là Quốc giáo đối với đất nước này.

* Hồi giáo được công nhận là quốc giáo của Malaysia

Hơn 60% dân số Malaysia theo đạo Hồi, vì thế văn hóa chung tại đây chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Hồi giáo. Người Malaysia đa số không uống rượu và không ăn thịt heo - những điều cấm kị của đạo Hồi. Họ chỉ ăn những thức ăn

được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và những món ăn gọi chung là Halal.

Đến Malaysia bạn sẽ thấy nhiều phụ nữ che đầu bằng một cái khăn choàng gọi là “tudung”, người Hồi giáo, đặc biệt là phụ nữ ăn mặc rất kín đáo và giản dị. Ngày thứ sáu được xem là một ngày linh thiêng đối với người Hồi giáo, do đó vào ngày này, giờ nghỉ trưa thường được kéo dài hơn và đàn ông Hồi giáo thường đến cầu nguyện tại những nhà thờ gần nơi làm việc hoặc nơi ở.

* Hồi giáo là quốc giáo của Brunei

Là một tiểu vương quốc Hồi giáo nằm bên bờ Tây Bắc đảo Borneom, không chỉ nổi tiếng về nguồn tài nguyên dầu mỏ, Brunei còn được biết đến là quốc gia của các cung điện xa hoa tráng lệ, đền đài cổ với kiến trúc truyền thống và hiện đại, những thánh đường lộng lẫy và cả những lễ hội tưng bừng của người Hồi giáo. Các Thánh Đường của Vương Quốc Hồi Giáo, được mệnh danh là một trong những Thánh đường lớn nhất trên thế giới như: Jame Asr Bolkiah Mosque, Omar Ali Saifudien Mosque.

Với hơn 100 thánh đường lớn nhỏ khác nhau, Brunei được mệnh danh là xứ sở của các thánh đường Hồi giáo tại Đông Nam Á. Tiêu biểu nhất là thánh đường hồi giáo Jame's Asr, thánh đường vĩ đại nhất Brunei. Với đỉnh mái vòm hình chóp, dát vàng, Jame’s Asr được xem là nơi linh thiêng nhất thủ đô Bandar Seri Begawan. Mỗi ngày, có hơn hàng ngàn người đến đây cầu nguyện.

Có hai nhà thờ Hồi giáo nổi bật nhất Brunei mà du khách không thể bỏ qua là nhà thờ Hồi giáo Jame’Asr Hassanil Bolkiah và Umar Ali Saifuddien. Jame’Asr Hassanil Bolkiah là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Brunei, được xây dựng để kỷ niệm 25 năm ngày quốc vương Hassanal Bolkiah lên ngôi. Kiến trúc tinh tế và nổi bật nhất phải kể đến là những mái vòm bằng vàng ròng làm cho nhà thờ luôn nổi bật trên nền trời, bất kể là ngày hay đêm. Xung quanh nhà thờ, những đài phun nước và khu vườn xanh mát được xếp đặt xen kẽ nhau một cách khéo léo, tạo nên một khung cảnh bình yên tuyệt đối. Umar Ali Saifuddien lại nổi tiếng vì là nhà thờ Hồi giáo đầu tiên của Brunei, nằm ở ngay trung tâm thủ đô Brunei. Toàn bộ khuôn viên nhà thờ nằm trên một hồ nước nhân tạo ở ven bờ

sông Brunei, ngay bên cạnh làng nổi Kampong Ayer. Hầu hết, các nội thất bên trong nhà thờ đều được mang về từ nước ngoài: Cẩm thạch nhập từ Ý, granit từ Thượng Hải, đèn pha lê từ Anh và toàn bộ thảm lót được nhập từ Arập. Cả hai bảo tàng đều mở cửa cho khách tham quan vào các ngày, giờ nhất định trong tuần và luôn yêu cầu du khách phải mặc áo khi vào bên trong nhà thờ.

Một phần của tài liệu Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w