Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Một phần của tài liệu Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” (Trang 35 - 37)

Thế giới nhân thần bắt nguồn từ tục thờ cũng tổ tiên trong gia đình, sau này được mở rộng ra thành tục thờ cúng những người có công với cộng đồng, những ông tổ nghề, tổ làng, thậm chí cả tổ của cả nước. Việc thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ hai quan niệm: Một là chết không phải là hết, mà người thân chết vẫn có mối quan hệ gần gũi mật thiết với người sống trong gia đình, phải thờ cúng để được tổ tiên phù hộ độ trì và không quấy phá. Hai là “uống nước nhớ nguồn”, thờ cúng những người đã khuất để tỏ lòng thương nhớ đến công ơn sinh thành. Đó là sợi dây bền vững xuất phát từ tình cảm cộng đồng nối quá khứ với hiện tại và tương lai tạo nên tính liên tục trong sự đứt đoạn của các cộng đồng tộc người từ gia đình đến làng nước.

Ngoài tổ tiên trong gia đình, những người khi sống có khả năng hơn người và có những công lao với cộng đồng, ngay lúc sống họ được suy tôn là thánh sống, tất nhiên khi chết sẽ hiển linh thành thần. Đó là những người có công dẹp giặc bảo vệ cộng đồng như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng,… hoặc đưa lại cho

nhân dân một nghề để kiếm sống như một số thành hoàng làng ở Việt Nam, hai mẹ con Ciksiti Wankembang và Puteri Saadoong đã đem nghề buôn bán cho dân thành phố Kelanta ở Malaysia. Vì thế người Thái, người Lào mới phân chia thành 3 loại mạ (phi): ma nhà (phi hươn), ma bản (phi bản) và ma mường (Phi mường):

- Phi hươn (ma nhà): Thờ bố mẹ đã mất và tổ tiên theo huyết thống gọi là “Phi đẳm” (đẳm là một tổ chức thoe quan hệ huyết thống hiện còn được bảo lưu trong xã hội Tày - Thái).

- Phi bản (ma làng): Thờ thần của làng thành hoàng) ở một nơi cao ráo, có thẻ là một gốc cây to, có thể là một hòn đá được dựng lên gọi là “lắc bản”.

- Phi mường (ma mường): Thờ người sáng lập ra mường đó, người ta dựng miếu thờ, có cả “lắc mường” bằng cột đá, có khu rừng dành riêng để “nuôi

phi mường”. Trong quá trình tích hợp thành mường quốc gia - người Lào gọi là

“Mường luống”, thì có “phi mường luống” là ma của cả nước và được tổ chức quốc lễ “Bun Thạt Luổng” ở Viên Chăn.

Người Việt cũng có chung những hệ thống như vậy, thờ tổ tiên trong gia đình, thờ tổ nghề và thần làng, thờ tổ cả nước. Giỗ tổ Hùng Vương là ngày giỗ lớn nhất cả nước.

2.2.4. Tương đồng trong các phong tục tập quán, lễ hội

Phong tục tập quán Đông Nam Á rất đa dạng bởi trên địa bàn này quần tụ rất nhiều dân tộc, tộc người khác nhau. Tuy nhiên, trong sự muôn hình muôn vẻ ấy vẫn có những phong tục tập quán chung xuất phát từ một cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á vốn đã hình thành từ lâu đời. Nét tương đồng thể hiện trên các lĩnh vực: nhà ở, trang phục, ăn uống, hôn nhân, tang lễ, lễ hội,…

a. Nhà ở

Ở khu vực Đông Nam Á có một kiểu nhà mang tính chất đặc trưng nổi bật nhất của toàn khu vực: Nhà sàn. Không chỉ trước đây mà ngay bây giờ, nếu có dịp đi bất kì nước nào trong khu vực, chúng ta vẫn gặp kiểu nhà này. Và không phải chỉ ở những vùng xa xôi hẻo lánh mang tính chất hoang sơ, tức là nơi

thường được coi là “xứ sở” bảo lưu vốn chặt chẽ nhất như các vùng cao ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam hay Indonesia,… mới có nhà sàn.

Đông Nam Á là vùng sông nước, do đó để đối phó với nạn lũ lụt quanh năm, cư dân ven biển, ven sông đã chọn cho mình một khu nhà “cao chân” rất thích hợp. Nhà sàn mọc san sát dọc bờ biển Borneo, dọc theo cac kênh rạch Nam Bộ Việt Nam,… Không chỉ ở vùng sông nước, nhà sàn còn rất phổ biến ở miền núi cao bởi nó có tác dụng thiết thực trong việc ngăn cản thú dữ và côn trùng gây bệnh. Nhà sàn cũng xuất hiện ở một số vùng đồng bằng, nhất là những vùng đất thấp hay bị lụt lội hàng năm.

Nhà sàn được hầu hết các dân tộc Đông Nam Á sử dụng. Ở Việt Nam, các dân tộc ít người từ Tây Nguyên đến Việt Nam, Tây Bắc (Giarai, Ê đê, Stiêng, Mường, Thái,…) đều làm nhà sàn. Người Khmer (Campuchia), người Thái (Thái Lan), người Lào, người Khmú (Lào), người Miến (Myanmar), người Batak, người Dayak, người Sunda (Indonesia), người Melayu (Malaysia, Brunei), người Tagan, người Ilocano, các dân tộc miền núi Mindanao (Philippines),… đều sống ở nhà sàn. Kiểu nhà có mái cong hình thuyền hay kiểu nhà đất cũng rất được phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á.

Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đã du nhập nhiều kiều nhà được xây dựng kiên cố, cải tiến, cách tân. Tuy nhiên, nhà sàn vẫn có chỗ đứng vững chãi của mình không chỉ ở nông thôn, miền núi mà ngay cả ở những vùng cận thành phố hoặc trong thành phố (như thủ đô Phnôm pênh). Cái khác là ngôi nhà ngay nay được xây dựng vững chắc hơn, hiện đại hơn do có sự xuất hiện các nguyên liệu mới như xi măng, gạch, ngói, sắt thép.

Một phần của tài liệu Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w