Tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Ấn Độ

Một phần của tài liệu Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” (Trang 25 - 26)

Ngay từ đầu công nguyên, các cư dân Đông Nam Á đã có dịp tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn Độ qua các thương gia và các nhà truyền giáo. Khác với Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á không phải bằng cách cưỡng bức, bằng sự đô hộ mà bằng con đường hòa bình. Chính vì vậy đối với các quốc gia Đông Nam Á, việc tiếp nhận văn hóa Ấn Độ , hay nói một cách chính xác hơn, sự giao lưu văn hóa Đông Nam Á - Ấn Độ, gần như là tự nhiên. Việc ảnh hưởng được thể hiện ở rất nhiều mặt và nhiều khía cạnh, ảnh hưởng đó toàn diện và sâu sắc.

Ảnh hưởng từ chữ viết, đó là sự phổ biến của chữ Pali - Sanscrit ở rất nhiều quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Lào,… Hàng loạt từ Ấn Độ cũng đã được du nhập vào các ngôn ngữ như vào tiếng Malayu, tiếng Việt, tiếng Khơme, tiếng Thái,…

Về phương diện văn học, hai trường ca nổi tiếng của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata được truyền sang nhiều vùng Đông Nam Á và thậm chí ở một số nơi, chẳng hạn ở đảo Java (Indonesia). Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

được thể hiện rất rõ nét ở các đền tháp, chùa chiền được xây dựng ở khắp Đông Nam Á mà tiêu biểu hơn cả là Ăngco Wat, Ăngco Thom, hệ thống tháp ở vương quốc Cham pa, chùa Borobodur, chùa Thạt Luông,… Đối với các công trình kiến trúc đồ sộ này, ảnh hưởng từ quan điểm nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Ấn Độ đậm đà: Đó là kiến trúc Hindu giáo (Ăngco Wat, tháp Chăm) và kiến trúc Phật giáo (Borobodur, Thạt Luông). Bên cạnh đó còn ảnh hưởng cả mô hình chính trị, xã hội.

Như vậy, trên cơ sở của một nền văn hóa bản địa vững chắc - nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, trong thiên niên kỉ đầu công nguyên, nhân dân Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa mới (cả về vật chất lẫn tinh thần) từ Trung Quốc và Ấn Độ. Và điều đó đã làm cho bức tranh văn hóa Đông Nam Á ngày càng phong phú, đa dạng, giàu có. Và cũng chính điều này tạo nên những nét chung, thống nhất trong văn hóa mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” (Trang 25 - 26)