ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch.
Tết tổ chức vào thời gian này tức là khoảng thời gian chuyển giữa mùa mưa và khô. Có thể nói đây là tết vào mùa của cư dân trồng lúa nước. Lễ hội té nước là lễ hội quan trọng nhất trong những ngày đón năm mới tại các nước Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar. Là những nước có ảnh hưởng lớn từ Phật Giáo, năm mới ở các đất nước này tính theo lễ phật đản. Năm mới mở đầu bằng lễ tắm Phật. Lễ hội té nước mở màng một năm mới, nhằm ban phúc lành cho tất thảy mọi người. Lễ hội té nước là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống của các nước Đông Nam Á.
Người Lào gọi Tết té nước là Bunpimay (hay Pi Mai, Pee Mai, Koud Song Kane, Bunhot Nậm), người Thái Lan gọi là Songkran (theo tiếng Phạn có nghĩa là “Lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu
vực Kim Ngưu trong vũ trụ”), người Campuchia thì gọi là Chol Chnam Thmey
(hay Tết núi cát) và người Myanma gọi là Thingyan.
Tuy hội diễn ra dưới nhiều dạng khác nhau nhưng tất cả đều mang tính tín ngưỡng. Vào đầu năm mới, thay cho lời chúc may mắn đầu năm, các dân tộc có tục té nước vào nhau để chúc phúc, vẩy nước khắp mọi nơi trong ngày hội để cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Dù là lễ hội chính thức trong nghi thức của Phật giáo, nhưng lễ hội té nước vẫn thu hút được mọi đối tượng du khách bởi lâu dần, lễ hội té nước dần trở thành một lễ hội cộng đồng, nơi không biệt già trẻ, gái trai, các tầng lớp xã hội, ngôn ngữ,… tất cả mọi người đều hòa vào nhau, vui cười cùng chúc phúc cùng cầu may mắn tốt lành cho nhau trong năm mới.
* Lễ hội Bunpimay ở Lào
Ở Lào, lễ hội té nước được gọi là Bunpimay (Hốt nạm) diễn ra từ 13 đến 15/4 hàng năm, là lễ hội quan trọng nhất trong những ngày đón năm mới. Người dân đến chùa tắm tượng phật cầu may, đổ xô ra đường cùng chung lễ hội té nước. Những ngày này, đất nước xứ Triệu Voi thật rực rỡ. Hầu hết các tuyến đường ở thủ đô Viên Chăn đều sạch đẹp. Những ngôi chùa - một trong những đặc trưng văn hoá của nước bạn Lào, được trang hoàng lộng lẫy. Hoa và ánh đèn lấp lánh vào ban đêm đẹp đến mê hồn người. Trước thềm năm mới, các bức tượng phật được sư sải nhà chùa tắm áo mới. Hàng ngàn sợi chỉ trắng được trang hoàng trên một cái cây mà người Lào gọi là cây may mắn. Trong lễ hội, cùng với những điệu nhảy Lăm - vông, mỗi người khách tham dự sẽ được cột một sợi chỉ trắng vào tay với niềm tin một năm mới sẽ gặp nhiều may mắn trên mọi lĩnh vực. Lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Bunpimay là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc. Trước khi té nước cho nhau, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Để tỏ lòng tôn kính người trẻ
tin rằng nước sẽ gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều.
* Lễ hội Songkran ở Thái lan
Lễ hội Songkran là lễ hội đón chào năm mới của người Thái, được bắt đầu từ ngày 13 tháng 4 và kéo dài trong 3 ngày. Trong dịp Tết này, những người theo đạo Phật lau sạch và vẩy nước mát lên các bức tượng Phật, người già được kính trọng, và đặc biệt người người té nước để hi vọng mang đến may mắn, hạnh phúc cho nhau.
Songkran theo tiếng Phạn có nghĩa là “thời gian khi mặt trời chuyển dịch từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, cũng là thời gian vừa tròn một năm. Songkran cũng là Tết cổ truyền nên người dân Thái, từ già trẻ trai gái, ai nấy đều hoan hỷ đón chờ. Họ treo đèn kết hoa trong nhà cho thật lộng lẫy, đi chùa dâng lễ Phật với cả lòng thành kính, và cuồng nhiệt té nước cho nhau. Ai cũng tâm niệm rằng, những người càng được té nhiều nước thì càng may mắn, mọi đen đủi sẽ qua, cả năm phát tài phát lộc. Người trẻ té nước vào người cao niên để tỏ lòng tôn kính. Sư sãi cầm cành cây vẩy nước làm phép nhằm chúc phúc, may mắn cho tín hữu. Không chỉ người dân Thái mà du khách, những người không cùng màu da, sắc tộc cũng quần hội té nước cho nhau trong tình bằng hữu, thân ái nồng nhiệt.
Vào những ngày lễ hội Songkran, khắp mọi nơi trên sứ sở Chùa Vàng chỉ thấy hình ảnh mọi người té nước lên nhau. Họ dùng xô, dùng súng nước và cả voi tham gia vào màn té nước tưng bừng. Người dân ở Bangkok hay tề tựu ở khu vực đường Khao San bởi đây là một trong những điểm nóng diễn ra hoạt động té nước hoành tráng nhất. Người dân ở Chiang Mai, nơi tổ chức lễ té nước đầy màu sắc truyền thống, có tục làm lễ buộc chỉ cổ tay như cách chúc may mắn trong năm mới. Ở Khon Kaen có tổ chức các cuộc diễu hành bè hoa và các hoạt động vui chơi dân gian. Còn ở Pattaya còn có hẳn hội thi sắc đẹp.
* Lễ hội Thingyan ở Myanmar
Lễ Thingyan hay còn gọi là “Lễ dâng nước” được tổ chức vào ngày đầu năm, khoảng từ ngày 13 tháng 4. Trong 5 ngày tết từ ngày 13 đến 17 tháng 4
dương lịch, tết Thing Yang lấy từ tiếng Phạn “Sankranta” có nghĩa chuyển vận thay đổi. Thingyan có nghĩa là “sự di chuyển của Mặt trời từ cung Song như
sang cung Bạch dương”. Lễ Thing Yang ngập tràn không khí vui nhộn trong
những màn té nước khi nước tượng trưng cho dòng thời gian, cuốn trôi đi những điều xúi quẩy của năm cũ và đón chào một sự khởi đầu mới với niềm hoan hỷ và hạnh phúc.
* Lễ hội Chol Chnam thmay ở Campuchia
Tết Chol Chnam Thmay kéo dài 3 ngày từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 hàng năm. Không khí náo nhiệt, đèn hoa sáng rực từ các ngôi chùa kéo dài đến các nẻo đường dẫn đến Hoàng Cung. Thủ đô Phnôm Pênh treo đèn kết hoa lộng lẫy. Người dân và du khách đổ ra đường tham gia vào các hoạt động lễ hội đường phố lễ té nước, bôi bột màu,…