Ở thế giới Hồi giáo Melayu ở Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines và
Singapore, Tết Hari Raya Aidilfitri (Hari là ngày còn Raya là vĩ đại, lớn) được tổ
chức vào khoảng thời gian sau tết Nguyên Đán Việt Nam khoảng một tuần. Tết Hari Raya Aidilfitri được tổ chức vào sau tháng nhịn ăn, nhịn uống ban ngày. Tuy là tết Hồi giáo nhưng về thời gian nó cũng phù hợp với tết của cư dân nông nghiệp toàn vùng.
* Lễ hội Hari Raya Malaysia
Người Hồi giáo tại Malaysia (gồm tất cả người Malays và những người Hồi giáo không Malay khác) kỷ niệm Những ngày lễ Hồi giáo. Lễ hội quan trọng nhất, Hari Raya Puasa (cũng được gọi là Hari Raya Aidilfitri) là tên tiếng Malay của Eid ul-Fitr. Nói chung đây là một ngày lễ được tất cả người Hồi giáo trên thế giới đón chào đánh dấu sự kết thúc của tháng chay Ramadan. Ngoài Hari Raya Puasa, họ cũng tổ chức lễ Hari Raya Haji (cũng được gọi là Hari Raya Aidiladha, tên dịch của Eid ul-Adha), Awal Muharram (Năm mới Hồi giáo) và Maulidul Rasul (Ngày sinh Nhà tiên tri).
Với khoảng 75% dân số theo đạo Hồi nên cũng như các quốc gia Hồi giáo khác, tháng 9 của Brunei là tháng Ramadan. Lúc này, những người theo đạo Hồi không ăn, không uống từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Tháng chay Ramanda được kết thúc bằng lễ hội Hari Raya như sự ăn mừng cho kết quả của việc ăn chay.
Đây là cơ hội duy nhất trong năm khách được vào cung điện gặp gỡ và nhận quà lưu niệm do quốc vương Brunei trao tặng (một thỏi sôcôla có dấu ấn của hoàng gia hoặc 5 BND nếu là trẻ em), theo người dân nơi đây thì nếu ai được bắt tay nhà vua và hoàng hậu, được nhận quà từ tay họ thì sẽ may mắn cả năm, ngoài ra du khách còn được thiết đãi một bữa tiệc buffer linh đình trong hoàng cung mà đặc biệt là miễn phí. Hari Raya là cơ hội tốt để tham quan đất nước Brunei với những nét rất riêng và tìm hiểu về truyền thống văn hóa lâu đời giàu bản sắc, để được chiêm ngưỡng và thấy tận mắt các vật phẩm cấp quốc gia, đặc sản địa phương,... và đặc biệt là cơ hội được gặp và bắt tay hoàng gia Brunei- một trong những Hoàng Gia giàu nhất thế giới.
* Lễ hội Hari Raya Aidilfitri Singapore
Lễ tết này còn được biết đến với tên gọi “Lễ Hội Tế Thần”, Hari Raya Aidilfitri được tổ chức phổ biến trong cộng đồng người theo đạo Hồi ở Singapore, để kỷ niệm một tháng ăn chay trước khi hành lễ. Mặc dù, những hoạt động kỷ niệm có thể kéo dài tới một tháng nhưng tâm điểm của lễ hội chính là lúc diễn ra lễ Ramadan khi những người đạo Hồi bận rộn theo dõi thời kỳ kiêng ăn bằng cách ăn chay và biểu diễn các hoạt động dành cho từ thiện.
* Tết Tahun Baru Hijriah Indonesia
Tết truyền thống của người Hồi giáo Indonesia được gọi là Tết Hijriah hoặc Hijra. Vào đêm Hijra, người dân tại Indonesia thường đến nhà thờ Hồi giáo nghe các giáo sĩ giảng đạo, đọc và lắng nghe kinh Koran, nghe những bài hát đạo Hồi. Một số tổ chức Hồi giáo mở cửa các chợ, cung cấp thực phẩm, tiền, dịch vụ y tế miễn phí cho dân nghèo, đặc biệt là người già và trẻ em. Nói chung, ngày lễ tết của người dân Indonesia theo đạo Hồi khá trầm lắng chứ không sôi động như
ngày kết thúc tháng Ramadan. Khi đó, mọi người thường xin lỗi lẫn nhau vì những va chạm trong quá khứ và đi thăm cha mẹ.
* Tết Philippines
Năm mới ở Philippin diễn ra từ ngày 30/12 dương lịch cũng chính là dịp lễ kỷ niệm ngày Philippin Jose Lisarơ - nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi xướng phong trào độc lập, vì thế ngày nay người ta còn gọi là “Ngày anh hùng”. Vào những ngày lễ hội đón năm mới, mọi ngả đường lầu hoa dựng
lên như nấm, quần chúng khắp nơi đi diễu hành múa hát dọc theo đường phố, khua chiêng gõ trống ầm trời. Hoạt động này kéo dài đến ngày 7 tháng 1. Sau đó ngày 9 tháng 1 người dân Philippines lại tiếp tục Tết đón thần Narareno. Những vật hình tròn (tượng trưng cho tiền xu) là biểu tượng cho sự thịnh vượng trong năm mới ở Philippines. Rất nhiều gia đình người Philippines bày những đĩa hoa quả hình tròn trên bàn ăn vào đêm giao thừa. Một số gia đình khác còn cụ thể hơn khi bày chính xác 12 trái cây lúc nửa đêm (thường nho là dễ nhất).
3.2.5. Mỗi quốc gia có ngôn ngữ và chữ viết riêng