Người xưa quan niệm vạn vật cũng như con người đều có linh hồn, từ núi sông, cây cỏ, thú vật đến con người. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh bắt nguồn từ một thực tại: trước thiên nhiên bao la đầy bí ẩn và hiểm họa, con người đã thần thánh hóa các lực lượng tự nhiên thành siêu nhiên với những biểu trưng sức mạnh của thần linh và con người thờ cúng, cầu khẩn để được che chở.
Trước hết cư dân Đông Nam Á thờ cũng thần Đất. Người Thái, người Lào gọi là Phi. Họ có Phi hưởn là ma nhà, phi bản là ma bản, phi mương là ma xứ, ma nước.
Người Khmer gọi là Natta thường được gọi là ông Tà, thờ bằng đá. Người Miến gọi lag Nat. Ở Myanmar Nat có nghĩa là linh là hồn, là thần, là ma. Một Nat là một vị thần linh nào đó trú ngụ trên cây, hay trong làng nhưng có Nat là cho cả một lãnh thổ. Ở Myanmar có hệ thống 36 Nat nhân cách hóa chung cho quốc gia, có tiểu sử cụ thể và được tôn thờ trong cả nước. Ngoài ra còn một số Nat địa phương. Sau này khi vua Anorathan lên làm vua ở thế kỉ XI, tôn thờ đạo Phật đã tìm cách tiêu diệt tín ngưỡng thờ Nat nhưng không được. Sau đó pahir đưa 36 Nat vào thờ chung với Phật.
Gắn liền với việc thờ đất là thờ thần núi. Hầu hết các công trình thờ phụng đều nằm trên núi. Người Đông Nam Á cũng coi trọng thờ thần cây trong đó đặc biệt là tín ngưỡng thờ hồn lúa. Ở Đông Nam Á cây lúa là cây thiêng, là một tặng
vật của thần linh, là lương thực chính của con người. Ở Java cây lúa là hiện thân của nữ thần Devisri. Do vậy nên có nhiều điều cấm kị đối với đàn ông trong việc tiếp xúc với cây lúa. Đàn ông không được gần nữ thần. Họ có thể làm các công việc chaaurn bị đất như cầy, bừa…còn các công việc gieo hạt, nhổ mạ, cấy lúa, tưới bón…chỉ phụ nữ mới được làm. Bên cạnh nữ thần Drevisri còn có nam thần Wisna. Đến mùa gặt người ta làm lễ cưới cho hai vị thần sau khi đã chuyển thóc vào kho để cầu khẩn sự tốt lành cho mùa vụ mới.
Người Mã Lai cũng có nhiều nghi lễ về cây lúa. Cây lúa được gọi là công chúa Anak Raja và được trông nom cẩn thận từ khi gieo hạt đến khi gặt đem về kho. Cấm không được gõ, đập vào bồ lúa vì sợ làm như vậy hồn lúa sẽ bỏ đi, mùa năm sau sẽ thất bát.
Người Khmer xem mẹ lúa là người đàn bà cưỡi trên mình cá, tay cầm bông lúa. Người Mảng, người Khmú hình dung mẹ lúa là cô gái trong trắng xinh đẹp trú ngụ trên vạt nương. Người Bahnar gọi thần lúa là Yangsơri, một nữ thần quyết định sự no ấm của con người. Hàng năm vào dịp trước khi thu hoạch lúa để tạ ơn thần Yangsơri họ làm lễ Samơk (cốm mới). Nhiều dân tộc ở miền núi Việt Nam có tập quán thờ ông bà lúa. Dân tộc Cơ tu ở Trường Sơn dành chỗ đẹp nhất trong bếp làm nơi thờ thần lúa với cây tơru. Tơru là một cái rọ đan dày, treo trên cột bếp, trong đó có những mảnh vải đẹp và ở giữa có những cái hộp nhỏ đựng thóc. Mỗi năm chọn một ít hạt thóc mới, đẹp, mẩy đặt vào hộp thay thóc cũ. Khi chuyển bản, dời nhà thì mang theo hộp thóc thờ và tơru mới ở nhà mới. Khi gặt lúa, tuốt lúa tất cả các lối vào bản đều có treo cành cây giữa đường cấm không cho người lạ vào bản. Tuốt lúa xong là ngày hội. Thanh niên múa hát, nhà nhà nấu cơm trắng, đơm vào giỏ chia cho nhau. Càng chia cho nhiều người ông bà lúa càng bằng lòng. Sau khi múa hát xong, thanh niên tung hết các giỏ cơm lên trời, cơm rơi xuống đất cho chim rừng ăn. Sau lễ hội, cúng trời đất xong người Cơ tu mới tiếp khách.
Người Dao quan niệm rằng mỗi bông lúa, mỗi hạt thóc đều có hồn, ở trên nương chúng được gần nhau, nhưng khi thu hái hồn lúa có thể bị thất lạc do rơi vãi, do đó cần làm lễ cúng để gọi chúng về sum họp, trên bàn cúng bên cạnh lễ vật còn có một cụm mẹ thóc. Sau khi cúng xong cụm mẹ thóc ấy được để dành
làm bánh cho cả nhà ăn vì họ cho rằng trong đó có hồn lúa, nếu ăn vào sẽ khỏe người, có khả năng chống các loại bệnh tật. Ở Bali Indonesia, người ta gọi nữ thần lúa là Trili hoặc Devi Seri. Nghi lễ về nữ thần lúa được tiến hành trên cánh đồng vào thời gian đập lúa.
Người Mã Lai hình dung hồn lúa như một con người bé nhỏ, thanh mảnh, hay giận dỗi, dễ bị tổn thương, cần được đối xử một cách dịu dàng ân cần. Họ gọi hồn lúa bằng một cái tên âu yếm như “công chúa mặt trời”, “công chúa Pha
lê”. Đầu mùa gieo hạt, đầu mùa gặt người chủ lễ Pawang trân trọng nâng niu một
nắm hạt lúa tượng trưng cho việc làm vừa lòng hồn lúa, để lúa tránh bị con người xúc phạm, khỏi bị ma quỷ ám hại. Những nhánh lúa đầu tiên được gặt bằng những cái liềm rất nhỏ chỉ bằng lòng bàn tay và được cắt thật nhẹ nhàng với ngụ ý tránh làm phật lòng hồn lúa. Bảy nhánh lúa tốt nhất sẽ được bó xếp vào giỏ riêng, giữ gìn cẩn thận cho đến mùa sau. Nghi lễ này thể hiện việc mời hồn lúa về nhà.
Ở Thái Lan, khi lúa ngậm đòng, nông dân bắt đầu tổ chức lễ cầu nữ thần lúa. Họ chuẩn bị các lễ vật gồm cam, chuối, gói là đựng các khẩu mía tiện. Ngoài ra còn có cả phấn, nước hoa và một cái lược. Họ đem treo cái rổ đựng lẽ vật lên trên cột, rắc phấn, nước hoa lên lá lúa, cây lúa. Họ làm điệu bộ chải tóc cho nữ thần lúa như thể họ đang trang điểm cho nữ thần lúa. Họ cho rằng nữ thần lúa đang mang thai tức đã ngậm đòng nên họ đem các lễ vật và trang điểm để nữ thần lúa vui sướng, khỏe mạnh, sinh sản nhiều. Kết thúc vụ màu thu hoạch, người Mã Lai, người Java đều thường có nghi lễ gắn với việc thành hôn cho “cô dâu lúa” với người chồng thần linh. Đám cưới ấy đảm bảo cho vụ mùa năm sau có kết quả.
Các cư dân Đông Nam Á khi đi qua rừng rú, sông biển đều thường khấn vái các thần phù hộ. Khắp nơi trong Đông Nam Á tín ngưỡng thần lin phổ biến trong mọi hoạt động của đời sống với vô vàn lễ thức tế tự, nhất là khi con người bị ốm đau, tai nạn.
Đối với cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, Mặt Trời tượng trưng cho sinh khí của vũ trụ tạo nên sự sống cho muôn loài và lúa được xem là ánh
thờ Lửa. Tục thờ Mặt Trời được ghi lại trên trống đồng Đông Sơn. Trên mặt trống, giữa trung tâm là hình Mặt Trời với 14 tia và cuộc sống trên Trái Đất xoay quanh Mặt Trời theo chiều ngược kim đồng hồ. Để cầu mong sự sống và sinh sôi nảy nở cho cây cối, súc vật các dân tộc Đông Nam Á đều có nhiều lễ hội liên quan đến Mặt Trời và Lửa: Thả cầu lửa trên không trung, giăng đèn lồng kết hoa, rước đèn, hội hoa đăng thả đèn trên mặt nước, đốt pháo thăng thiên, trò chơi đánh phết bằng một quả cầu màu đỏ, thả diều gọi nắng,… Người Tây Nguyên khi làm cổng nhà mồ đã tạc hai hình nhân nam nữ với sinh thực khí lớn đứng hai bên cổng hướng về phía Đông để đón ánh Mặt Trời lên với mong ước ánh Mặt Trời xuyên qua hình nhân sẽ làm cho sự sống được tái tạo.