3.1. Nguyên nhân tạo nên tính dị biệt
3.1.1. Điều kiện tự nhiên có sự phân chia thành lục địa và hải đảo
Điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á khá đa dạng, phức tạp ở từng quốc gia. Điều kiện tự nhiên cũng là nguyên nhân đầu tiên tạo nên tính dị biệt trong văn hóa các quốc gia.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã trình bày ở trên đã tạo nên Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Đông Nam Á bao gồm hai vùng lãnh thổ khác nhau rõ rệt: Một phần là lục địa, gồm các nước Myanmar, Thailan, Lào, Campuchia, Việt Nam; một phần là hải đảo, gồm các nước Myanma, Singapore, Indonesia, Philipine, Brunei. Hai vùng do điều kiện khác nhau nên văn hóa của hai vùng cũng khác nhau.
Có sự chia cắt tự nhiên, bán đảo Đông Dương khác với bán đảo Ấn Độ và bán đảo Trung Quốc, chắc chắn không tạo thành một không gian rộng lớn gồm các vùng đồng bằng và cao nguyên thuận lợi cho sự ra đời sớm của một nền văn minh lớn. Một vùng đất gồm có 5 thung lũng hẹp và gồ ghề, chỉ mở rộng thành những vùng châu thổ rộng khi các con sông chạy sát tới biển, nên có những trở ngại cho sự giao thông nội địa. Các dãy núi lớn cắt dọc các đồng bằng thung
lũng cũng nhấn mạnh thêm sự khác nhau về văn hóa chính trị trong khu vực. Mặt khác gốc của bán đảo Đông Nam Á là ở cao nguyên Tây Tạng đã làm cho nó bị cô lập, đúng hơn là làm cho nó khó liên hệ với phần còn lại của Châu Á. Không có những ảnh hưởng văn hóa rõ rệt, cũng không có sự chuyển động lớn của các dân tộc có thể đi qua, khác với vai trò sợi dây rốn của những con đường băng qua Trung Á với Ấn Độ hay Trung Quốc. Nói cách khác là không có con đường xuyên khu vực. Chỉ có một số dân vùng núi đã có thể thâm nhập xuống các vùng châu thổ ở phương Nam. Vì vậy, ảnh hưởng của các nền văn minh từ biển đi vào.
Còn các quốc gia hải đảo thì khác đất nước chủ yếu hình thành từ nhiều đảo hợp lại, điều này càng làm cho văn hóa của quốc gia càng có sự tách biệt xa rời và không có sự tiêp nhận của văn hóa lục địa.
Như vậy, về điều kiện địa lí tự nhiên, Đông Nam Á là một khu vực có sự chia cắt khá rõ. Có sự chia cắt giữa các quốc gia vì sông núi và biển. Có sự chia cắt trong từng quốc gia vì biển. Do vậy, tuy văn hóa Đông Nam Á về cơ bản cũng có những nét tương đồng, nhưng cũng có nhiều nét khác biệt với nhau.
Văn hóa có sự khác nhau theo độ cao thấp của nơi cư trú. Ở Đông Nam Á cũng có sự phân biệt về văn hóa tùy nơi ở cao hay thấp, thông thường có thể phân biệt như sau:
- Người ở cao làm nương rẫy, trồng lúa khô; người ở thấp trồng lúa nước - Người ở cao tập hợp thành cộng đồng nhỏ, làng, bản, buôn; người ở thấp tập hợp thành cộng đồng lớn, quốc gia, mường.
- Người ở cao văn hóa bị chia cắt mạnh; người ở thấp văn hóa giao lưu lan tỏa mạnh hơn
- Người ở cao văn hóa chậm biến đổi; người ở thấp văn hóa phát triển nhanh hơn.
3.1.2. Mỗi quốc gia có lịch sử hình thành khác nhau
Trên cơ sở một nền nông nghiệp phát triển và giao thông thuận lợi, các quốc gia xuất hiện sớm. Ở Việt Nam mầm mống quốc gia xuất hiện vào thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên, thời các vua Hùng. Nhà nước chính thức ra
đời với các triều vua Thục Phán An Dương Vương. Nhà nước trung đại ra đời năm 1010 thời Lý. Campuchia gắn thời kì lịch sử vương quốc sớm với Phù Nam từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. Quốc gia đích thực của người Khơme bắt đầu từ thế kỉ VI, gọi là Chân Lạp. Và đến thế kỉ IX thìs phát triển thành đế chế Angcor. Thái Lan bắt đầu với nước Sukhothai ở Bắc Thái Lan vào năm 1238. Mianma chính thức thành lập nước năm 1044, khi vua Anoratha lên cầm quyền ở Pagan, tập hợp nhiều tiểu quốc lại thành quốc gai dân tộc. Lào chính thức ra đời khi vua Phà Ngừm tiến hành cuộc chinh phạt thống nhất đất nước thắng lợi vào năm 1358, gọi tên nước là Lạn Xang (Triệu Voi). Các quốc gia Đông Nam Á lục địa tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ sớm, trong đó chủ yếu là Phật giáo và vẫn tiếp tục theo Phật giáo đến ngày nay.
Trong khi đó thì các nước Đông Nam Á hải đảo do điều kiện địa lí quy định lại có những yếu tố khác. Trước tiên vì ở giữa biển nên hoạt động trên biển mạnh hơn. Người Mã Lai không những lan tỏa về phía đông thuộc Châu Đại Dương mà còn lan tỏa sang phía tây đến tận Madagascar ở đông nam Châu Phi. Họ là những cư dân thành thạo trong nghề đi biển. Cư dân Đông Nam Á hải đảo lợi dụng đường giao thông trên biển để mở rộng buôn bán với bên ngoài, nên thương mại trên biển phát triển. Nhờ đường biển mà Đông Nam Á tham gia vào đường buôn giữa Đông và Tây, từ La Mã, Ảrập, Ấn Độ đến Trung Quốc, Nhật Bản. Người La Mã ở vào vị trí thuận lợi trên biển nên đã có vai trò trong giao dịch đi lại.
Tuy vậy, Đông Nam Á hải đảo nằm rải rác trên các quần đảo nên mặc dù văn hóa các dân tộc phát triển nhưng một quốc gia thống nhất lại ra đời khá muộn, và có phần do ảnh hưởng của một thời kì thuộc phương Tây. Philippine trở thành quốc gia thống nhất mới từ thế kỉ XVI, dưới sự thống trị của Tây Ban Nha. Indonesia lại còn muộn hơn, đến đầu thế kỉ XX mới trở thành một quốc gia thống nhất sau khi giảnh được độc lập từ tay Hà Lam.
Có rất nhiều yếu tố để hình thành văn hóa, và tại các quốc gia các yếu tố này lại không hoàn toàn giống nhau, chính vì vậy rất khó xác định các nguyên nhân của sự khác nhau giữa các nền văn hóa một cách chi tiết và chính xác cụ
nào nguyên nhân của sự khác nhau trong văn hóa các nước, có thể nói đây là hai cơ sở hình thành nên các giá trị văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời là hai nguyên nhân cơ bản để giải thích sự khác nhau giữa văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á
3.1.3. Sự giao lưu và tiếp thu những nền văn hóa bên ngoài theo những cáchkhác nhau khác nhau
Bên cạnh đó, các quốc gia Đông Nam Á có sự tiếp thu văn hóa của các văn hóa lớn trên thế giới. Tiêu biểu đó là văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ. Sau này khi xã hội ngày càng phát triển là giao lưu và tiếp thu văn hóa các nước phương Tây. Tuy có cùng sự giao lưu tiếp thu đó nhưng ở mỗi quốc gia lại tiếp thu theo những cách khác nhau, không nước nào giống nước nào và cũng làm cho văn hóa của các nước ở khu vực Đông Nam Á mang tính dị biệt.
Việc tiếp thu văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ không phải một cách thụ động mà chủ động, sáng tạo, làm cho các yếu tố văn hóa ngoại lai phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình. Ví dụ như việc tiếp thu chữ Pali của Ấn Độ nhưng chữ Khmer, chữ Thái, chữ Lào, chữ Mianmar không hoàn toàn giống nhau. Ngay ở Champa, một vương quốc được coi là chịu ảnh hưởng của Ấn Độ mạnh nhất thì bộ chữ viết cũng có những thay đổi so với văn tự cổ Ấn Độ. Đồng thời với việc du nhập những yếu tố văn hóa mới từ Trung Quốc, Ấn Độ, các dân tộc Đông Nam Á còn biết kết hợp những yếu tố mới đó vào những yếu tố văn hóa bản địa của mình. Chính sự kết hợp tài tình này đã vừa làm phong phú văn hóa Đông Nam Á vừa giữ cho các yếu tố văn hóa bản địa không bị các yếu tố văn hóa ngoại lai chèn ép, tiêu diệt, thay thế.
Chúng ta thấy rằng hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á, buổi đầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua Phật giáo và Hindu giáo, ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa chỉ chủ yếu ở Việt Nam và một số nước ở Đông Dương. Từ thế kỉ XV trở đi, Islam giáo và văn hóa Ảrập đã lan truyền vào vùng này và dần dần thay thế văn hóa Ấn Độ, Ấn giáo và Phật giáo. Ngày nay người Mã Lai ở Malaysia và người Indonesia chủ yếu theo Islam giáo và văn hóa Ảrập. Philipline là nước bị Tây Ban Nha xâm chiếm làm thuộc địa từ thế kỉ XVI, nên là nước chịu ảnh hưởng của phương Tây sớm nhất và là nước theo Thiên
Chúa giáo lớn nhất ở Đông Nam Á. Do đó, mặc dù có sự tiếp thu cùng nền văn hóa lớn của thế giới nhưng văn hóa các nước lại khác nhau.
3.2. Nét dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở Đông Nam Á
3.2.1. Quan niệm về linh hồn con người có sự khác nhau giữa các nước
Người Đông Nam Á quan niệm rằng mọi thứ đều có linh hồn (vạn vật hữu linh), mà người Melanesia và Polynesia gọi là mana. Nó có thể nằm trong con người, con vật, cây cối và những vật vô cơ như đất, đá, nước, lửa,… cả những vật do con người tạo ra như xe, chum vại,… Quan niệm linh hồn các quốc gia khác nhau thể hiện ở tên gọi và quan niệm số lượng.
Ở một số dân tộc Đông Nam Á, linh hồn con người được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo quan niệm của các dân tộc đó như là :
- Thái lan, Lào, Shan: gọi là Khuẩn - Mianmar: Leip Bya
- Campuchia: Pralung - Việt Nam: hồn, vía - Malaysia: Semangat
Từ thuyết vạn vật hữu linh, có thể nói một cách đơn giản quan niệm về linh hồn của người Đông Nam Á như sau: Người sống có đủ hai phần: linh hồn và thể xác; người chết: linh hồn đã lìa khỏi thể xác; linh hồn quyết định sự sống của con người, nếu người chết, các hồn đều biến thành ma (Việt) hay Phỉ (Thái Lan, Lào),...
Đặc biệt, khi quan niệm về linh hồn thì ở mỗi dân tộc ở Đông Nam Á lại quan niệm số lượng linh hồn ở con người khác nhau, có nơi nhiều, có nơi ít, ví dụ như:
- Người Thailand cho rằng có 120 hồn. - Người Mường cho rằng có 90 hồn.
- Người Việt cho rằng con người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chin vía.
- Các dân tộc miền núi Mindanao (Philippines) cho rằng con người có hai hồn chính: hồn trái và hồn phải. Con người qua đời: Hồn trái thành ma ác, hồn phải thành ma lành.
3.2.3. Mỗi quốc gia có quốc giáo khác nhau, có nước lại không có quốc giáo
Bức tranh về các tôn giáo ở Đông Nam Á đa dạng, nhiều vẻ bởi trong quá trình phát triển lịch sử, ở đây đã hội tụ đủ các hệ ý thức tư tưởng của cả phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ, Arap) và phương Tây. Những tôn giáo chính ở Đông Nam Á là: Phật giáo, Bàlamôn (sau đó là Hindu) giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo và Kito giáo. Thường thì trong một nước ở Đông Nam Á có nhiều tôn giáo khác nhau và ở mỗi nước như vậy thì có một tôn giáo được lựa chọn là quốc giáo. Bên cạnh đó, cũng có những quốc gia không quy định quốc giáo của nước mình.