Nghệ thuật biểu diễn đều mang đặc điểm đặc trưng văn hóa trồng lúa nước

Một phần của tài liệu Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” (Trang 49 - 52)

Nghệ thuật biểu diễn của Đông Nam Á là đặc trưng Văn hóa - Nghệ thuật

của nền văn minh Lúa nước, mang tính chất văn hóa truyền thống vùng miền

khác nhau, nhưng đều được sáng tạo từ quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, quá trình lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng của tất cả các quốc gia trong khu vực.

Hệ thống nhạc cụ chủ đạo là bộ gõ với trống đồng là trống chủ. Trong khi biểu biễn thì nghệ sĩ kết hợp các động tác hát - múa - diễn, đặc biệt sử dụng đôi tay. Nội dung biểu hiện mang đậm tính chất tôn giáo và tính chất nhân văn cao

cả.

Văn hóa truyền thống Đông Nam Á, như đã nói là văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Sân khấu truyền thống Đông Nam Á, do vậy “bám” khá sát theo chủ đề sản xuất nông nghiệp. Trên sân khấu các quốc gia Đông Nam Á không nước nào là không có những vỡ diễn hoặc những điệu múa liên quan đến các quy trình sản xuất lúa. Từ việc gieo mạ, nhổ mạ, đến cấy lúa, làm cỏ, bỏ phân,… tất cả đều được đưa lên sân khấu và trở thành những tiết mục đặc sắc.

Trong hệ thống nhạc cụ cổ truyền Đông Nam Á, bộ gõ cùng với nhạc tấy đóng vai trò quan trọng. Trong ba loại nhạc cụ (bộ gõ, bộ thổi, bộ kéo), bộ gõ đa dạng nhất, phổ biến nhất và có truyền thống lâu đời nhất. Nhạc cụ gõ có thể làm

bằng đá, bằng gỗ, bằng tre, bằng da,… nhưng nhạc cụ bằng đồng là phổ biến hơn cả. Tuyệt đại đa số nhạc cụ gõ xuất hiện từ thời văn hóa Đông Sơn. Điều này được minh chứng bằng những hình vẽ nhạc cụ được ghi khắc trên các dụng cụ bằng đồng thời Đông Sơn.

Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất và rực rỡ nhất của nhạc cụ truyền thống Đông Nam Á. Trống đồng là nhạc cụ chủ đạo trong bộ gõ nói riêng và trong toàn bộ hệ thống nhạc cụ truyền thống Đông Nam Á nói chung. Nó là trống chủ “điểm nhịp” cho các loại nhạc cụ khác hòa theo. Nói đến trống đồng người ta, người ta nghĩ ngay đến nền văn hóa Đông Sơn. Những hình vẽ, hoa văn được khắc họa trên trống đồng Đông Sơn không chỉ biểu hiện trình độ kĩ thuật cao, tinh xảo của các nghệ sĩ dân gian Đông Nam Á mà đằng sau nó còn là cả một kho tàng thông tin quý giá về đời sống văn hóa của cư dân Đông Nam Á thời tiền sử. Cùng với trống đồng là cồng, chiêng. Có hình y hệt bầu vú của phụ nữ căng đầy rắn chắc, ở giữa có một núm nhỏ. Hình ảnh bầu vú còn được thấy ở những quả chuông lớn.

Tính tập thể là một nét điển hình trên sân khấu, nó không chỉ biểu hiện ở

hình thức múa hát tập thể, hát đối đáp mà còn ở sự “hòa xướng” giữa người biểu

diễn và những người xem. Tính dân gian trong các loại hình nghệ thuật cũng là hiện tượng phổ biến. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Thọ, hàm lượng và sức bền vững của của yếu tố dân gian trong sân khấu Đông Nam Á rất “đậm đặc” . Nhiều chuyện của Jataca đã được chuyển thể thành kịch bản cho các vở diễn dân gian. Chẳng hạn như chuyện Manora đã tạo ra các vở diễn Likay, Nẳng Ta Lung của Thái Lan, Zatpwe của Myanmar, Mơ Lăm Luông của Lào,…

Khi xét về nội dung biểu hiện, sân khấu truyền thống Đông Nam Á mang nặng tính tôn giáo. Có thể nói, một trong những nguồn gốc hình thành nền sân khấu truyền thống các nước Đông Nam Á là tín ngưỡng, tôn giáo. Như đã trình bày, từ xa xưa, cư dân bản địa Đông Nam Á đã có niềm tin mãnh liệt vào thuyết vạn vật hữu linh. Từ cách nhìn nhận con người và sự vật đều có linh hồn đã dẫn đến cách thể hiện các nhân vật trên sân khấu mang tính “siêu phàm”. Thể hiện qua nghệ thuật múa rối bóng và đặc biệt là múa rối mặt nạ. Và ngay cả trong

Một đặc điểm mang tính phổ biến trong các vở diễn truyền thống của Đông Nam Á là tính nhân văn cao cả. Các vở diễn truyền thống Đông Nam Á đều tập trung ca ngợi những con người lao động với những phẩm chất cao quý của họ như lòng thủy chung, tính thật thà, đức vị tha, tấm lòng nhân hậu, yêu thương mọi người, sự hy sinh cao cả vì nghĩa, vì đạo,… Đồng thời phê phán kẻ xấu với những thói tham lam, xảo quyệt, ti tiện, độc ác,… Và kết cục của các buổi diễn thường là có hậu: Thiện thắng ác, đức thắng tà và ở hiền thì gặp lành.

Như vậy, chúng ta thấy rằng từ nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật biểu biễn ở Đông Nam Á đều có nhiều nét tương đồng, mặc dù ngôn ngữ và sân khấu thể hiện có khác nhau nhưng về bản chất nội dung vẫn mang đậm tính đặc trưng của văn hóa nông nghiệp của khu vực.

2.2.7. Nhận xét

Khi tìm hiểu về tính tương đồng trong văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta đã thấy được rằng văn hóa Đông Nam Á tạo nên bởi nhiều quốc gia nhưng giữa văn hóa các nước có rất nhiều điểm tương đồng với nhau.

Đông Nam Á, trở thành một khu vực chính trị từ chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, Đông Nam Á không phải là một khu vực chính trị thuần túy. Từ xa xưa, Đông Nam Á đã là một khu vực văn hóa thống nhất. Điều này đã được nhiều học giả, kể cả các học giả Âu, Mĩ khẳng định. Nói cách khác, tính khu vực của Đông Nam Á không chỉ được thể hiện ở mặt chính trị mà còn ở lĩnh vực văn hóa. Người ta đã khẳng định được rằng trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ thì cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa khá phát triển. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Trước khi tiếp xúc với văn hóa trên, cư dân Đông Nam Á đã sống trong nền văn hóa Đông Sơn, là nền văn hóa đồng thau rất nổi tiếng với biểu tượng rực rỡ nhất là chiếc trống đồng mà ngày nay vẫn tìm thấy được ở khắp Đông Nam Á. Chính vì nguyên nhân này mà đã tạo cho văn hóa các nước ở Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng với nhau, cũng chính từ cái chung đó mà đã phát triển lên nhiều văn hóa mới đa dạng hơn.

Trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố mới từ bên ngoài mà tiêu biểu nhất là từ Ấn Độ, Trung Quốc, A rập và phương Tây (Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Mỹ,…). Sự giao lưu văn hóa giữa Đông Nam Á với các nền văn hóa bên ngoài cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tính tương đồng trong văn hóa các nước.

Khi hiểu được những nét tương đồng trong văn hóa của các quốc gia sẽ giúp chúng ta có cái nhìn hoàn thiện hơn văn hóa của một khu vực, tính thống nhất và cần có sự gắn kết với nhau ở trong cùng khu vực văn hóa và địa lí. Đây chính là tác nhân tạo nên sự gắn kết chặt chẽ trong khối Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) tạo liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội chặt chẽ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” (Trang 49 - 52)