Những nhược điểm cần khắc phục và nguyên nhân

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 74)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay khơng đồng ý nội dung đề tài và các yêu

5.1. Những nhược điểm cần khắc phục và nguyên nhân

5.1.1. Những nhược điểm cần khắc phục

Bên cạnh những thành cơng trong hoạt động tín dụng mà NHNo & PTNT huyện Kế Sách đã đạt được trong thời gian qua, thì hoạt động tín dụng tại Ngân hàng cịn những nhược điểm cần sớm được khắc phục trong thời gian tới.

- Mặc dù cố gắng huy động, năm 2008 tổng vốn huy động của Ngân hàng là 88.153 triệu đồng so với năm 2007 thì tăng 19.883 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 29,12%) nhưng chỉ chiếm 62,73% dư nợ hữu hiệu, Ngân hàng cơ sở chưa chủ động được nguồn vốn mà cịn phải phụ thuộc vào Ngân hàng cấp trên trong hoạt động kinh doanh, mở rộng tín dụng. Chính vì thế đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng khơng cao do lãi suất sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng cấp trên.

- Cơng tác tín dụng cĩ tăng so với đầu năm là 5.728 triệu đồng (tăng 4,25%), mặc dù dư nợ tăng nhưng vẫn chưa đủ lớn để cân đối thu chi.

- Chất lượng tín dụng được Ban lãnh đạo quan tâm chỉ đạo nhưng vẫn cịn tồn tại những vấn đề như: sự khắc phục chậm, nợ xấu, nợ cơ cấu tiềm ẩn cịn lớn.

- Cơng tác thu nợ các dự án sau thu hoạch chưa tốt.

- Biện pháp thu hồi, xử lý nợ chưa thật hữu hiệu như cịn bị động trong cơng tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro.

- Hạn chế chính sách mở rộng tín dụng, đa dạng hố đối tượng đầu tư, cũng làm hạn chế việc chuyển đổi cơ cấu dư nợ vào các đối tượng cĩ hiệu quả, cũng như việc tối đa hố lợi nhuận.

5.1.2. Nguyên nhân

- Do năm qua tình hình kinh tế cĩ nhiều yếu tố khơng thuận lợi, giá cả biến động thất thường gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; Trong sản xuất nơng nghiệp diễn biến thời tiết khơng thuận lợi và dịch bệnh gây bất lợi cho sản xuất chăn nuơi.

- Do đặc thù là một huyện thuần nơng, nơng nghiệp chiếm tới 80%, đời sống của người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nơng, nhìn chung kinh tế của huyện cũng chủ yếu dựa vào nơng nghiệp nên tích luỹ của người dân khơng cao, về phía Ngân hàng chưa tổ chức được mạng lưới huy động vốn đến tận cơ sở xã, ấp từ đĩ vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Kế Sách đạt thấp.

- Địa bàn nơng thơn rộng sơng rạch chằn chịt giao thơng đi lại khơng thuận tiện, mĩn vay nhỏ lẻ, đội ngũ CBTD tại Ngân hàng cịn thiếu nên phần nào hạn chế việc đẩy nhanh tốc độ tăng dư nợ cho vay, việc kiểm sốt vốn vay bị hạn chế, khơng kịp thời, cũng như việc đánh giá tài sản thế chấp chưa sát thực tế, khi phát sinh nợ quá hạn chưa kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để xử lý kiên quyết thu hồi nợ quá hạn.

- Đối tượng cho vay chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Kế Sách là các hộ nơng dân sản xuất nơng nghiệp, đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh mang nhiều rủi ro, dẫn tới nợ quá hạn.

- Ngân hàng chưa nắm bắt được xu hướng vận động của thị trường về sản phẩm hàng hố nên chưa cĩ sự đầu tư vốn hợp lý.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng với những tồn tại và hạn chế của NHNo & PTNT huyện Kế Sách, tơi xin đưa ra một số giải pháp dưới đây, mong rằng những giải pháp này cĩ thể gĩp phần đưa hiệu quả hoạt động Ngân hàng ngày một cao hơn.

5.2. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

- Xem chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn là mục tiêu quan trọng hàng đầu, là cơ sở mở rộng hoạt động kinh doanh nên cần tích cực tăng cường cơng tác huy động vốn, đa dạng hĩa các hình thức huy động vốn và lãi suất phù hợp, chú ý khai thác tốt nguồn vốn tiền gửi dân cư cĩ kỳ hạn mang tính ổn định và bền vững.

- Giao cho bộ phận kế tốn tiếp cận khách hàng mới, giữ khách hàng cũ hiện cĩ, giải đáp mọi thắc mắc khi khách hàng cĩ yêu cầu, tăng cường cơng tác tiếp thị đến từng người dân nhằm tạo sự ấn tượng, tin tưởng, an tâm đối với Ngân hàng; vận động các đối tượng khách hàng ở khu vực dân cư tập trung, khu vực chợ, khách hàng cĩ nguồn thu nhập cao, ổn định gởi tiền vào Ngân hàng khi chưa cần sử dụng.

- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá thương hiệu NHNo, thực hiện giao dịch ân cần, lịch thiệp; giao dịch, thanh tốn nhanh chĩng - an tồn - chính xác, tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức thích hợp nhằm ổn định và thu hút thêm khách hàng đến giao dịch, gửi tiền vào Ngân hàng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi, rút theo yêu cầu, đảm bảo bí mật số dư của khách hàng.

- Khách hàng của NHNo huyện Kế Sách rất đa dạng, do đĩ phải xây dựng được chiến lược khách hàng cụ thể, loại lãi suất nào áp dụng với loại khách hàng nào. Tăng cường mở rộng quan hệ thường xuyên với các doanh nghiệp, các đơn vị cĩ nguồn vốn nhàn rỗi lớn như: Kho bạc Nhà nước, Bưu điện, Cơng ty bảo hiểm, Cơng ty điện lực,…

- Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo hướng tăng thể thức huy động vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn của các thành phần kinh tế.

- Ngồi các hình thức huy động vốn truyền thống đã và đang áp dụng Ngân hàng cần phải nghiên cứu thị trường, phong tục, tập quán của người dân trong khu vực để đưa ra các hình thức huy động vốn cho phù hợp.

- Chủ động tiếp nhận các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế (ADB, IME, WB) và các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho các dự án cĩ lãi suất thấp, phát triển nơng nghiệp nơng thơn.

5.3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

- Thực hiện đầu tư tín dụng trên cơ sở kế hoạch phát triển KT – XH của huyện nhà trong năm 2009; Ngành nơng nghiệp được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Kế Sách, ưu tiên vốn cho nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ nơng dân ở các xã vùng sâu, vùng xa khĩ đi lại giao dịch với Ngân hàng.

- Khách hàng chủ yếu của NHNo Kế Sách là các hộ sản xuất nơng – ngư nghiệp và một phần tiểu thủ cơng nghiệp, thương nghiệp dịch vụ; Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà mà trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp và phát triển nơng thơn như cho vay kinh tế trang trại, tiểu trang trại

- Mở rộng đầu tư lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ cơng nghiệp ở trung tâm chợ các xã, tiếp tục cho vay nhu cầu đời sống, xây dựng và sửa chữa nhà, mở rộng đầu tư cho vay trung dài hạn, đa dạng hĩa các đối tượng đầu tư trên cơ sở kiểm sốt được dư nợ đạt hiệu quả, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

- Để củng cố, giữ vững và phát triển khách hàng nhằm chiếm thị phần tín dụng trên địa bàn huyện thì cần sắp xếp, bố trí, phân cơng từng CBTD phụ trách địa bàn tiếp cận trực tiếp khách hàng và khơng ngừng đổi mới phong cách phục vụ, cĩ quy chế hướng dẫn cụ thể cho vay riêng cho từng đối tượng, cũng như nâng hạn mức tín dụng, áp dụng khung lãi suất tiền vay linh hoạt nhằm giúp cho người dân cĩ đủ vốn để đầu tư, khuyến khích họ mở rộng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đồng thời phải phù hợp với khả năng tài chính và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

- Áp dụng mơ hình cho vay khép kín theo quy trình: Sản xuất - Thu mua - Chế biến - Tiêu thụ khơng những giúp Ngân hàng cân đối nguồn vốn, kiểm sốt được qui trình luân chuyển vốn, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích mà hộ sản xuất khơng phải lo đầu ra của sản phẩm, doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu.

- Đẩy mạnh cho vay lưu vụ nhằm, hạn chế việc sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, tạo điều kiện người dân chủ động được nguồn vốn trong sản xuất, đảm bảo cho Ngân hàng tăng nhanh vịng quay vốn, thu lãi kịp thời nhanh, đủ và giảm được chi phí phát vay, giảm chi phí, thời gian làm thủ tục vay vốn cho hộ vay.

- Trong cơng tác tín dụng, tập trung chỉ đạo CBTD phải tuân thủ đầy đủ quy trình nghiệp vụ được quy định theo các Văn bản của NHNo & PTNT Việt Nam và các Văn bản chỉ đạo của NHNo & PTNT tỉnh Sĩc Trăng.

- Tiến hành rà sốt lại các chương trình, dự án đầu tư trong thời gian vừa qua xem dự án nào cĩ hiệu quả, dự án nào khơng cĩ hiệu quả, dự án nào cĩ độ rủi ro cao,... qua đĩ xác định nên tập trung vốn đầu tư vào dự án nào và áp dụng phương thức đầu tư nào cho hợp lý, các dự án khả thi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương, lựa chọn các dự án trọng điểm là thế mạnh của địa phương để đầu tư thí điểm. Ngân hàng cũng cần cĩ thơng tin kịp thời về tình hình kinh tế, cơ cấu ngành nghề,… để cĩ thể thẩm định các dự án trước khi cho vay, đây là cơ sở thiết thực để giải quyết đầu tư hay khơng đầu tư, gĩp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

- Thực hiện phân loại khách hàng và phân loại nợ trên địa bàn quản lý, xử lý nợ theo quy định; Xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ, đảm bảo an tồn, hiệu quả của vốn đầu tư, giảm thiểu chi phí, cơng sức; Nâng cao chất lượng thẩm định hộ vay, thường xuyên kiểm tra hộ vay sử dụng vốn và xử lý nợ vay kịp thời nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng.

- Hàng quý chi nhánh giao chỉ tiêu cụ thể cho từng CBTD phụ trách địa bàn. - Đơn đốc CBTD kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, thường xuyên giám sát địa bàn, hộ vay cĩ nợ quá hạn, nợ đã được xử lý rủi ro,...

- Khuyến khích hộ sản xuất trả nợ đúng hạn, nếu hộ nơng dân trả nợ Ngân hàng đúng hạn thì Ngân hàng nên cĩ một số ưu đãi để khuyến khích họ như: ưu tiên vốn, lãi suất cho vay hoặc tăng mức cho vay để đầu tư mở rộng sản xuất; Tạo điều kiện cho thuận lợi cho người dân gia hạn nợ, đầu tư khắc phục khĩ khăn khi gặp thiên tai, dịch bệnh,...

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Trong những năm qua tuy tình hình kinh tế khĩ khăn cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM nhưng qua phân tích ta thấy NHNo & PTNT huyện Kế Sách vẫn hoạt động khá hiệu quả trong giai đoạn 2006 – 2008. Với phương châm kinh doanh là “đi vay để cho vay”, Ngồi mục tiêu kinh doanh mang lại lợi nhuận cho mình, Ngân hàng cịn giúp cho khách hàng cĩ vốn để phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống và cĩ cơ hội vươn lên làm giàu, cĩ những đĩng gĩp tích cực trong sự nghiệp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gĩp phần xố đĩi giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế xã hội vùng nơng thơn.

Để thực hiện mục tiêu kinh doanh trên, trong thời gian qua Chi nhánh đã tích cực thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn. Các hình thức huy động vốn đã được Ngân hàng áp dụng khá linh hoạt và nguồn vốn đã khơng ngừng tăng lên cùng với sự đa dạng trong phương thức huy động vốn, Ngân hàng được đánh giá là hoạt động khá hiệu quả, thực sự tạo niềm tin nơi khách hàng. Nhưng nĩ vẫn cịn thấp so với tổng nguồn vốn, cho nên Ngân hàng chưa chủ động trong kinh doanh, vẫn cịn phụ thuộc vào nguồn vốn của Ngân hàng cấp trên.

Tình hình sử dụng vốn với doanh số cho vay của Ngân hàng trong những năm qua cũng cĩ bước phát triển, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Trong đĩ đầu tư cho vay lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu. Ngồi ra Ngân hàng cịn cho vay các doanh nghiệp tư nhân, cho vay CBCNV, cựu chiến binh, sửa chữa nhà ở, nuơi cá tra xuất khẩu, cho vay xuất khẩu lao động,... gĩp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp người dân cải thiện cuộc sống.

Bên cạnh đĩ, tình hình nợ quá hạn qua các năm trên số liệu thực tế giảm, dư nợ thì tăng lên. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh hơn nữa thì Ngân hàng cần hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh, khắc phục nợ quá hạn cũ, đồng thời cĩ biện pháp tốt hơn trong cơng tác thu hồi nợ, nhất là nợ đến hạn, quá hạn.

Đạt được những kết quả trên là nhờ sự đĩng gĩp tích cực của CBCNV trong Ngân hàng. Một tập thể đồn kết, ý thức trách nhiệm và quyết tâm tạo nên sức mạnh tổng hợp để hồn thành tốt cơng việc được giao. NHNo & PTNT huyện Kế Sách với vai trị đầu tư tín dụng, ngồi sự nghiệp phát triển kinh doanh của mình, đã, đang và sẽ thực hiện tốt định hướng phát triển kinh tế địa phương, chính sách của chính phủ và kế hoạch của NHNo & PTNT cấp trên, trên tinh thần ưu tiên phục vụ nơng nghiệp nơng thơn phát triển đất nước.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kế Sách

- Tích cực huy động vốn tại chỗ để chủ động mở rộng tín dụng, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn nhận đầu tư uỷ thác đầu tư cho phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.

- Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên phân loại nợ, đánh giá nợ xấu, cĩ biện pháp thích hợp kịp thời đối với địa bàn cĩ nợ xấu cao và nợ khĩ địi. Thường xuyên quan hệ tốt với chính quyền địa phương, phối hợp chặc chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý thu hồi nợ. Mọi khoản vay phải thực hiện đúng qui trình nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh mức thấp nhất.

- Thường xuyên chú trọng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ tín dụng nhằm khơng ngừng nâng cao năng lực trình độ thẩm định, quyết định cho vay và quản lý vốn. Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo nghiệp vụ kinh doanh phù hợp chuẩn mực cho cán bộ phụ trách và tác nghiệp khơng ngừng nâng cao trình độ, trang bị thiết bị tin học và viễn thơng hiện đại đảm bảo an tồn, bảo mật và cĩ tính mở, chỉ mở ra các lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ kinh doanh mới khi cĩ khả năng đánh giá và kiểm sốt được rủi ro.

- Cùng với Nhà nước, Ngân hàng nên khuyến khích, hỗ trợ nơng dân trong việc lập các dự án phát triển nơng nghiệp với qui mơ lớn, khép kín như kinh tế trang trại, vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu và Ngân hàng sẽ là người đứng ra trực tiếp đầu tư vốn cho các dự án đĩ, như vậy sẽ gĩp phần gia tăng lượng vốn đầu tư, đồng thời việc đầu tư của Ngân hàng vào nơng nghiệp mang lại hiệu quả.

6.2.2. Đối với Chính quyền địa phương

- Cần cĩ chính sách hỗ trợ, quản lý chất lượng cây, con giống, mở ra các chương trình tập huấn kỹ thuật thường xuyên giúp cho nơng dân am hiểu về kỹ thuật sản xuất nơng nghiệp, nuơi trồng thuỷ sản để tránh thiệt hại khi cĩ dịch bệnh xảy ra; hay quy hoạch vùng chuyên canh phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất của địa phương nhằm giúp người dân tránh lãng phí vốn, thời

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)