Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 54 - 58)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay khơng đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.3.2.2.Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế nhằm xem xét trong những ngành mà Ngân hàng cho vay thì ngành nào cĩ doanh số cho vay cao, ngành nào cĩ doanh số cho vay thấp. Từ đĩ, Ngân hàng cĩ những biện pháp tăng cường, nâng cao doanh số cho vay phù hợp với đặc điểm của từng ngành. Tình hình về doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kế Sách được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2006 - 2008

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/ 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Nơng nghiệp 83.832 63,52 96.088 49,94 106.899 61,32 12.256 14,62 10.811 11,25 Thủy sản 75 0,06 2.889 1,50 5.037 2,89 2.814 3.752,00 2.148 74,35 TM, Dịch vụ 23.321 17,67 34.402 17,88 22.918 13,15 11.081 47,52 -11.484 -33,38 TTCN 6.034 4,57 19.295 10,03 19.977 11,46 13.261 219,77 682 3,53 Khác 18.725 14,19 39.749 20,66 19.494 11,18 21.024 112,28 -20.255 -50,96 Tổng 131.987 100 192.423 100 174.325 100 60.436 45,79 -18.098 -9,41

(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn năm 2006 - 2008 của NHNo huyện Kế Sách)

83,832 96,088 106,899 75 2,889 5,037 23,321 6,034 19,295 18,725 34,402 22,918 19,977 39,749 19,494 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đ ồ n g Nơng nghiệp Thủy sản TM, Dịch vụ TTCN Khác

Hình 6: Biểu hiện doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Từ bảng số liệu về tình hình cho vay theo ngành kinh tế đã cho thấy cơ cấu cho vay của Ngân hàng vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2006 - 2008 đều cĩ sự thay đổi cả về doanh số và tỷ trọng. Cĩ thể đi sâu phân tích từng khoản mục cho vay theo ngành như sau:

- Doanh số cho vay ngành nơng nghiệp

Do là một huyện cĩ trên 75% đất nơng nghiệp và trên 80% hộ dân sống bằng nghề nơng nên NHNo & PTNT huyện Kế Sách tập trung cho vay chủ yếu vào ngành nơng nghiệp như cho vay trồng trọt, chăn nuơi, mua máy mĩc, vật tư nơng nghiệp,... Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngành nơng nghiệp ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2006 doanh số đạt 83.832 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 63,52% trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2007, doanh số này tiếp tục tăng 12.256 triệu đồng hay 14,62% so với năm 2006 đạt 96.088 triệu đồng và tỷ

trọng là 49,94%. Đến năm 2008, doanh số tăng nhưng chậm hơn là 10.811 triệu đồng tương ứng 11,25% so với năm 2007 đạt 106.899 triệu đồng và chiếm 61,32% trong tổng doanh số cho vay cả năm.

Để cĩ được những kết quả trên, một phần là do chi phí sản xuất như phân bĩn, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc,... tăng lên đồng thời người dân cĩ xu hướng mở rộng quy mơ sản xuất nên nhu cầu vốn ngày càng tăng. Bên cạnh đĩ, do Ngân hàng đã thực hiện theo quyết định 67/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ trong việc cho vay đối với hộ nơng dân (với số tiền đến 30 triệu đồng thì khơng phải thực hiện hợp đồng thế chấp, cầm cố để tạo điều kiện người dân tiếp cận được nhiều hơn vốn vay của Ngân hàng và đa dạng hố cây trồng, vật nuơi) do đĩ đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất nơng nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận tiện cho các hộ nơng dân vay vốn; tăng cường sự hướng dẫn, tư vấn của CBTD,... Tuy doanh số cho vay ngành nơng nghiệp tăng về số lượng nhưng xét về tỷ trọng thì cĩ giảm qua các năm. Điều này cho thấy tuy Ngân hàng vẫn chú trọng đầu tư vốn vào nơng nghiệp nhưng đồng thời cũng tăng cường đầu tư vào các ngành khác theo sự chuyển dịch kinh tế của huyện nhà như: thủy sản, dịch vụ, thương nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp,...

- Doanh số cho vay ngành thủy sản

Thủy sản là một ngành kinh tế mới được đưa vào đầu tư sản xuất tại huyện và tập trung chủ yếu ở khu vực xã An Lạc Thơn (Cái Cơn) và xã Nhơn Mỹ (cồn Mỹ Phước). Trong 3 năm qua doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng rất nhanh. Cụ thể, năm 2006 doanh số chỉ đạt 75 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 0,06% nhưng sang năm 2007 doanh số tăng lên nhanh chĩng đạt 2.889 triệu đồng với tỷ trọng là 1,5%, tăng 2.814 triệu đồng ứng với 3.752% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số cho vay ngành thủy sản tiếp tục tăng 2.148 triệu đồng hay 74,35% đạt 5.037 triệu đồng chiếm 2,89%.

Nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên nhanh chĩng của doanh số cho vay ngành thủy sản là do hiệu quả và chất lượng cá nuơi, cũng như đầu ra ổn định, lợi nhuận cao nên đã khuyến khích người dân đầu tư mạnh vào nuơi trồng thủy sản. Từ đĩ cũng tạo cơ sở đảm bảo tính bền vững cho việc tăng cường đầu tư tín dụng của Ngân hàng vào ngành kinh tế ngày càng phát triển này.

Khơng giống hai ngành trên, doanh số cho vay ngành dịch vụ cũng tăng lên nhưng sau đĩ lại giảm xuống. Cụ thể, năm 2006 là 23.321 triệu đồng với tỷ trọng là 17,67%. Đến năm 2007 tăng mạnh đạt 34.402 triệu đồng và chiếm 17,88%, tăng so với năm 2006 là 11.081 triệu đồng, tương ứng 47,52%. Nhưng sang năm 2008 doanh số này lại giảm 11.484 triệu đồng ứng với 33,38% so với năm 2007 chỉ cịn 22.918 triệu đồng với tỷ trọng là 13,15%.

Sự gia tăng này trong năm 2007 chủ yếu là do cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thơng được mở rộng, nâng cấp nên các cơ sở hoạt động kinh doanh, cửa hàng, quán xá,... đặc biệt là các hình thức du lịch sinh thái như vườn trái cây, cồn Mỹ Phước (xã An Mỹ) được đầu tư, mở rộng và phát triển do đĩ nhu cầu vốn của ngành này cũng tăng lên. Sang năm 2008, do tình hình lạm phát dẫn đến lãi suất cho vay cao cùng với sự giảm mở rộng của ngành này nên khiến cho nhu cầu vốn cũng giảm xuống.

- Doanh số cho vay ngành tiểu thủ cơng nghiệp

Từ năm 2006, doanh số cho vay ngành thương nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2006 doanh số đạt 6.034 triệu đồng chiếm 4,57% tỷ trọng doanh số cho vay. Năm 2007, doanh số tăng lên 19.295 triệu đồng, chiếm 10,03%, tăng so với năm 2006 là 13.261 triệu đồng tương ứng 219,77%. Đến năm 2008 doanh số tiếp tục tăng nhưng ít hơn là 682 triệu đồng hay 3,53% đạt 19.977 triệu đồng với tỷ trọng là 11,46%.

Nguyên nhân của sự phát triển là do quy mơ sản xuất và chất lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao; các ngành nghề truyền thống như làm gốm, đan chiếu, đan thảm, đan tre,... dần dần được khơi phục, nhu cầu sử dụng vẫn cịn cao đồng thời người sản xuất cũng quan tâm đến cải tiến kỹ thuật sản xuất hơn do đĩ nhu cầu vốn cũng tăng lên.

- Doanh số cho vay khác

Cũng giống như ngành dịch vụ, trong 3 năm qua doanh số cho vay khác chủ yếu là cho vay tiêu dùng, phục vụ đời sống CBCNV, cho vay xuất khẩu lao động,... cũng tăng lên nhưng lại giảm xuống. Cụ thể là năm 2006 doanh số cho vay đạt 18.725 triệu đồng, chiếm 14,19% trong tổng doanh số cho vay sau đĩ tăng 21.024 triệu đồng hay 112,28% đạt 39.749 triệu đồng, tỷ trọng là 20,66% ở năm 2007. Doanh số này tăng lên là do nhu cầu muốn cải thiện cuộc sống của

người dân ngày càng cao cùng với nhu cầu xuất khẩu lao động trong huyện tăng lên nên nhu cầu vốn cũng tăng theo. Đến năm 2008, doanh số này lại giảm xuống cịn 19.494 triệu đồng, tỷ trọng là 11,18%, so với năm 2007 thì doanh số này đã giảm là 20.255 triệu đồng, tương ứng 9,41%. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về doanh số cho vay trong năm này là do tình hình kinh tế khĩ khăn nên nhu cầu mua sắm của người dân cũng giảm xuống, đồng thời lực lượng xuất khẩu lao động cũng khơng cịn nhiều như trước.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 54 - 58)