Khái quát chung tình hình cho vay của NHNo & PTNT

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 50 - 52)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay khơng đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.3.1.Khái quát chung tình hình cho vay của NHNo & PTNT

Sách, tỉnh Sĩc Trăng

Bên cạnh những nỗ lực nhằm gia tăng nguồn vốn thì qui mơ và chất lượng tín dụng cũng là mục tiêu phát triển hàng đầu của Ngân hàng vì nghiệp vụ tín dụng là hoạt động chính, là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng. Để xem xét tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ta cĩ thể phân tích thêm theo bảng số liệu dưới đây:

Bảng 5: Tình hình cho vay giai đoạn 2006 - 2008

(Đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

So sánh 2007/2006 So sánh 2008/ 2007 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) D.số cho vay 131.987 192.423 174.325 60.436 45,79 -18.098 -9,41 D.số thu nợ 127.955 170.841 168.597 42.886 33,52 -2.244 -1,31 Dư nợ 113.227 134.812 140.540 21.582 19,06 5.728 4,25 Nợ quá hạn 3.693 6.066 2.793 2.373 64,26 -3.273 -53,96

(Nguồn: Báo cáo cuối năm của phịng kế tốn NHNo huyện Kế Sách)

Qua bảng số liệu về tình hình cho vay tại Ngân hàng trong 3 năm qua, ta thấy: - Doanh số cho vay năm 2006 đạt 131.987 triệu đồng, năm 2007 là 192.423 triệu đồng, tăng 60.436 triệu đồng, tương ứng 45,79% so với năm 2006, sang năm 2008 giảm 18.098 triệu đồng, tương ứng 9,41% so với năm 2007 chỉ cịn 174.325 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của lạm phát làm cho lãi suất đầu vào cao dẫn đến lãi suất đầu ra tăng nên nhu cầu vay vốn của người dân giảm xuống nhất là đầu tư vốn trung và dài hạn.

- Doanh số thu nợ năm 2006 là 127.955 triệu đồng, năm 2007 là 170.841 triệu, tăng 42.886 triệu đồng hay tăng 33,52% so với năm 2006. Đến năm 2008, do doanh số cho vay giảm, đồng thời do khủng hoảng tài chính nên nhiều doanh nghiệp làm ăn khơng hiệu quả (chủ yếu là ngành thương mại, dịch vụ), các đối tượng xuất khẩu lao động cĩ thu nhập khơng cịn cao và ổn định như trước,... nên khả năng trả nợ cho Ngân hàng giảm xuống hay doanh số thu nợ giảm với tỷ lệ là 1,31% (giảm 2.244 triệu đồng) so với năm 2007 cịn 168.597 triệu đồng.

- Do doanh số cho vay giảm nhưng giảm ít hơn doanh số thu nợ nên dư nợ của Ngân hàng tăng lên, năm 2006 là 131.227 triệu đồng, năm 2007 là 134.812 triệu đồng, tăng 21.582 triệu đồng hay 19,06% so với năm 2006, sang năm 2008 tăng lên 140.540 triệu đồng, tức tăng 5.728 triệu đồng tương đương với 4,25% so với năm 2007.

- Nợ quá hạn năm 2006 là 3.693 triệu đồng, năm 2007 là 6.066 triệu đồng tăng 2.373 triệu đồng tương ứng 64,26% so với năm 2006. Đến năm 2008 do cơng tác đơn đốc thu hồi nợ được quan tâm hàng đầu và được các CBTD triển khai tốt. Đồng thời việc kiểm tra sau khi cho vay, xem xét thực tế nhằm hỗ trợ một số hộ

khơng cĩ khả năng trả nợ do ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế bằng cách gia hạn, giãn nợ,... đã làm cho nợ quá hạn giảm 3.273 triệu đồng ứng với 53,96% so với năm 2007 cịn lại 2.793 triệu đồng.

Để hiểu rõ hơn về sự tăng, giảm của tình hình cho vay trong 3 năm qua, ta cĩ thể đi sâu vào phân tích như sau:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 50 - 52)