Khái quát cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 42 - 44)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay khơng đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.1.2.Khái quát cơ cấu nguồn vốn

Để thực hiện được đầy đủ vai trị là người cung cấp nguồn vốn cho nhu cầu về vốn vay ngày càng tăng của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Ngồi việc thực hiện tốt cơng tác huy động vốn, NHNo & PTNT huyện Kế Sách cũng giống như các chi nhánh NHTM khác cịn được hỗ trợ một phần vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Với nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên, Ngân hàng cĩ thể sử dụng linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh vì thời hạn trả vốn ổn định. Nhưng nguồn vốn này thường cĩ lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn tự huy động nên làm cho chi phí HĐKD tăng lên hay lợi nhuận của Ngân hàng sẽ giảm xuống. Do đĩ, Ngân hàng cần tự cân đối vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình. Như vậy sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, cĩ khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chĩng vốn cho khách hàng, nhất là khi cĩ nhu cầu bổ sung vốn thiếu hụt của hộ sản xuất, cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm

(Đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/ 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Vốn huy động 35.180 30,78 68.270 50,65 88.153 62,66 33.090 94,06 19.883 29,12 Vốn điều hịa từ TW 79.105 69,22 66.522 49,35 52.524 37,34 -12.583 -15,91 -13.998 -21,04 Tổng NV 114.285 100 134.792 100 140.677 100 20.507 17,94 5.885 4,37

(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn năm 2006 - 2008 của NHNo huyện Kế Sách)

NĂM 2006 31% 69% NĂM 2007 51% 49% NĂM 2008 63% 37% Vốn huy động Vốn điều hịa từ TW

Hình 3: Biểu hiện cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng

Qua bảng số dư nguồn vốn tại Ngân hàng trong 3 năm 2006 - 2008 cho thấy nguồn vốn điều chuyển năm 2006 là 79.105 triệu đồng, năm 2007 là 66.522 triệu đồng, giảm so với năm 2006 là 12.583 triệu đồng, tương đương 15,91%. Sang năm 2008, vốn điều hồ là 52.524 triệu đồng, giảm 13.998 triệu đồng so với năm 2007, tương đương 21,04%. Nguyên nhân là do năm 2007 và năm 2008 cơng tác huy động vốn được triển khai tốt như: thành lập tổ tiếp thị xuống từng địa bàn tiếp cận khách hàng, thu hút nguồn vốn huy động của người dân được đền bù do giải phĩng mặt bàn tại khu cơng nghiệp Cái Cơn, đường Nam Sơng Hậu,... nên nguồn vốn huy động tại chỗ cao do đĩ Ngân hàng sử dụng ít vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Trong 3 năm qua nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng ngày càng tăng nên nhu cầu vốn điều chuyển từ cấp trên giảm xuống. Cụ thể, năm 2006 nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng là 35.180 triệu đồng, sang năm 2007 đạt 68.270 triệu đồng (chiếm 50,65% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng), tăng so với năm 2006 là 33.090 triệu đồng (tăng 94,06%). Đến năm 2008 nguồn vốn huy động Ngân hàng đạt được là 88.153 triệu đồng (chiếm 62,66%), tăng 19.883 triệu đồng (tăng 29,12%). Kết quả đạt được như thế là do Ngân hàng đã khắc phục được những hạn chế trong hoạt động huy động vốn qua các năm như: quỹ thời gian đầu tư tiếp cận khách hàng chưa được phân bổ nhiều, CBTD chưa thực sự quan tâm đến hoạt động huy động vốn,... bằng cách phân chia thời gian cho cơng tác tiếp thị huy động vốn nhiều hơn, giao chỉ tiêu cho từng CBTD trong việc tiếp thị huy động vốn đồng thời Ngân hàng cũng áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong cơng tác huy động vốn như các hoạt động quảng bá, khuyến mãi, đưa ra mức lãi suất cao (được áp dụng cụ thể tuỳ theo quy định của hệ thống ngành),...

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 42 - 44)