7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )
5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Nhìn chung nguồn vốn huy động của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi
nhánh Bến Tre có sự tăng trưởng từ năm 2006 đến năm 2008 nhưng nó chiếm tỷ
lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Để nâng cao lợi nhuận, giảm
thiểu chi phí và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất trong hoạt động tín dụng thì chi nhánh cần phải tăng cường công tác huy động vốn bằng nhiều biện pháp khác
nhau. Cụ thể là:
- Do chi nhánh đang trong thời gian chia tách giữa các phòng ban nên
chưa có bộ phận chuyên trách về nguồn vốn. Vì vậy, chi nhánh cần phân bổ nhân
sự chuyên trách về nguồn vốn hợp lý để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực huy động vốn nhằm đưa ra những chính sách huy động vốn có hiệu quả.
- Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ với nhiều khung lãi suất khác nhau để thu hút khách hàng. Ngoài tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng,… như hiện
nay. Chi nhánh cần đa dạng thêm các hình thức gửi tiền như là ngân hàng cần mở
rộng thêm hình thức lãi suất bậc thang.
- Đưa các chính sách lãi suất và huy động, các hình thức trả lãi linh hoạt
trên các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, báo chí… với phương châm “gửi tiền vào thuận tiện, rút tiền ra dễ dàng”; gửi vào một nơi rút ra nhiều
nơi khác nhau để có thể tiết kiệm thời gian của khách hàng.
- Nên lắp đặt thêm hệ thống máy ATM. Mặc dù Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã tham gia vào hệ thống Banknet.vn, nhưng do thói quen và tâm lý
của người sở hữu thẻ vẫn thích sử dụng máy ATM do chính ngân hàng phát hành thẻ. Đây là điều thật sự cần thiết trong điều kiện hiện nay hầu hết các công ty,
doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang trả lương cho nhân viên thông qua thẻ
ATM, ngoài ra nó cũng là nhu cầu cần thiết của sinh viên, học sinh. Tận dụng được cơ hội này Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL có thể sử dụng nguồn vốn
nhàn rỗi từ tài khoản của khách hàng với chi phí thấp nhất vì đây là số dư tài
khoản hưởng lãi suất không kỳ hạn. Mặt khác nó còn khẳn định được vị thế của
MHB với các ngân hàng khác, với người tiêu dùng.
- Trong điều kiện kinh tế như hiện nay, muốn huy động được tối đa
nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư thì công tác Marketing cần phải đa
dạng và được chú trọng nhằm đưa thương hiệu MHB ngày càng toàn diện và sâu
sát hơn đến người dân. Chi nhánh nên treo băng-rol khi có chương trình hỗ trợ lãi suất, dự thưởng ở những trục đường chính có nhiều người qua lại, quảng cáo triên ti vi, đài truyền thanh về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình. Trong điều
kiện hiện nay, tôi nghĩ MHB Bến Tre nên liên hệ với công ty vận tải dán logo
của MHB lên xe nhằm quản cáo với nhiều người trong quá trình xe lưu thông,
tặng ghế đá cho công viên, trường học, bệnh viện, các cơ nhà nước vì những nơi
này có nhiều người qua lại. Hình ảnh MHB sẽ dần dần đi vào tìm thức của người
dân, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân, tạo được lòng tin đối với khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL nói chung,
Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre nói riêng.
- Không ngừng nâng cao uy tín của chi nhánh thông qua các báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của từng năm. Đây là vấn đề quan trọng của ngân hàng vì thông qua các báo cáo này khách hàng có lòng tin hơn đối với ngân hàng. Từ đó, khách hàng yên tâm hơn khi gửi tiền vào vì ngân hàng có độ an toàn cao
hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Cần có các chương trình khuyến mãi,
rút thăm trúng thưởng vào các ngày lễ, Tết…