Kế hoạch kinh doanh năm 2009

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 36)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )

3.6.2Kế hoạch kinh doanh năm 2009

a. Nguồn vốn

Phấn đấu tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ, đảm bảo từng bước cân đối nguồn vốn tự lực, hiệu quả kinh doanh theo định hướng Trung Ương,

tổng nguồn vốn tăng 12%, trong đó vốn huy động tại chỗ tăng 15,2% so với kế

hoạch thực hiện năm 2008. Trong cơ cấu vốn huy động, vốn huy động có kỳ hạn tăng 21% so với kế hoạch thực hiện năm 2008, chiếm 95,7% tổng vốn huy động.

b. Đầu tư tín dụng

Tổng dư nợ tăng 19,6%, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 46,7% so với kế

hoạch thực hiện năm 2008. Trong đó cơ cấu từng loại dư nợ như sau:

- Cơ cấu dư nợ ngắn hạn: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở tăng 200% so

với kế hoạch thực hiện năm 2008, cho vay đối tượng khác tập trung vào các đối tượng sau: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể.

- Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở giảm

18% so với kế hoạch thực hiện năm 2008, cho vay đối tượng khác vẫn tập trung vào các đối tượng sau: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân,

Chương 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BẾN TRE

4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM (2006-2008)

4.1.1 Đánh giá chung cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của ngân hàng vì nó quyết định đến khả năng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL_ Bến Tre

gồm nguồn huy động và vốn điều chuyển.

- Vốn huy động: là nguồn vốn mà chi nhánh được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lập tỷ lệ dự trữ do ngân hàng Nhà nước qui định. Khi sử dụng

nguồn vốn này, chi nhánh có trách nhiệm trả lãi và gốc đúng hạn cho khách hàng gửi tiền.

- Vốn điều chuyển: là nguồn vốn từ cấp trên, chi nhánh sử dụng nguồn

vốn này khi nguồn vốn huy động đáp ứng không đủ nhu cầu cho vay tại chi

nhánh. Lãi suất vốn điều chuyển bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm điều chuyển. Chi phí cho nguồn vốn này cao hơn chi phí phải trả cho vốn huy động.

Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà

GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 38 SVTH: Lê Thị Kim Huê

Bảng 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006 - 2008)

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

2007/ 2006

Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn huy động 87.900 29,3 156.165 35,9 214.480 38,3 68.265 77,66 58.315 37,34

Vốn điều chuyển 212.100 70,7 278.835 64,1 345.520 61,7 66.735 31,46 66.685 23,92

Tổng nguồn vốn 300.000 100,0 435.000 100,0 560.000 100,0 135.000 45,00 125.000 28,74

(Nguồn Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre 3 năm 2006 -2008)

Hình 4: TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN MHB BẾN TRE (2006-2008)

70,7%

Năm 2006

29,3%

Vốn huy động

Vốn điều hòa Năm 2007

35,9%

64,1%

Năm 2008

38,3% 61,7%

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL_ Bến Tre tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tổng nguồn

vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Bến Tre là 300.000 triệu đồng, tăng

lên 435.000 triệu đồng vào năm 2007, tăng thêm 135.000 triệu đồng so với năm 2006, tương đương 45,00%. Đến năm 2008 tổng nguồn vốn tăng lên 560.000 triệu đồng, tăng thêm 125.000 triệu đồng, tương đương 28,74% so với năm 2007.

Tổng nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng lên do ngân hàng đã có những thay đổi trong chính sách lãi suất như là: ngân hàng đã áp dụng lãi suất bậc thang cho

tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đây là dấu hiệu tốt cho Ngân hàng Phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh Bến Tre trong việc ổn định nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay

vốn ngày càng tăng của khách hàng trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, nguồn

vốn tăng còn phụ thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng. Trong những năm này nhu cầu vốn của khách hàng tăng nhanh nên tổng nguồn vốn cũng tăng theo.

Tuy nhiên, xét về từng khoản mục của tổng nguồn vốn thì vốn huy động

chiếm tỷ lệ rất thấp. Cụ thể, năm 2006 ngân hàng huy động được 87.900 triệu đồng, chiếm 29,30% tổng nguồn vốn. Đến năm 2007 vốn huy động tăng lên 156.165 triệu đồng chiếm 35,90% trong tổng nguồn vốn, tăng 68.265 triệu đồng

so với năm 2006, tương đương 77,66% so với năm 2006. Năm 2008 vốn huy động tiếp tục tăng thêm 58.315 triệu đồng, đạt 214.480 triệu đồng, xét về tốc độ tăng trưởng thì năm 2008 tăng 37,34% so với năm 2007. Nguồn vốn huy động

của ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn là do khung lãi suất tiền

gửi của chi nhánh chưa đa dạng và phong phú, tâm lý của người gửi tiền vào ngân hàng họ luôn chọn những ngân hàng có thời gian hoạt động lâu như là:

Ngân hàng NN0&PTNT, Ngân hàng Đầu tư…Vì đa phần khách hàng của chi

nhánh sống ở nông thôn họ gần gũivới các ngân hàng này hơn.

Trái ngược với nguồn vốn huy động, vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2006 vốn điều chuyển là 212.100 triệu đồng, tương đương 70,7% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn này tăng lên

278.835 triệu đồng, chiếm 64,1% trong tổng nguồn vốn vào năm 2007. Đến năm

2008, vốn điều chuyển tiếp tục tăng thêm 66.685 triệu đồng, đạt 345.520 triệu đồng, chiếm 61,7% trong tổng nguồn vốn. Đây là điều cần quan tâm vì vốn huy động có vai trò hết sức quan trọng trong tổng nguồn vốn, nó giúp chi nhánh chủ

động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, vốn huy động có chi

phí thấp hơn vốn điều chuyển. Tăng được tỷ lệ vốn huy động trong tổng nguồn

vốn giúp ngân hàng thu được lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy, nó ảnh hưởng trực

tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vốn huy động chiếm tỷ lệ

thấp trong tổng nguồn vốn do những nguyên nhân sau:

- Lãi suất huy động của chi nhánh không hấp dẫn bằng các ngân hàng

thương mại trên cùng địa bàn, nên một bộ phận người dân quyết định gửi tiền tiết

kiệm của mình vào các ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất cao hơn trên địa bàn.

- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre nằm trong khu

vực ĐBSCL, đa phần là nông dân, người dân nơi đây có thói quen tiết kiệm. Họ

có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh hơn là tiết kiệm gửi vào ngân hàng. Qua phần phân tích trên cho ta thấy được cơ cấu nguồn vốn nguồn vốn

của MHB Bến Tre chưa thật sự tốt, cần phải có nhiều biện pháp khắc phục. Nhưng nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre ngày càng phát triển. Cụ thể là qui mô vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng từ năm 2006 đến năm 2008. Điều đó cho ta thấy nhu cầu về

vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn ngày càng tăng.

4.1.2 Tình hình cụ thể về việc huy động vốn

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong quá trình hoạt động của các Ngân hàng. Với chức năng làm trung gian tín dụng, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre thực hiện nghiệp vụ huy động vốn để huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Việc huy động tiền gửi của khách hàng một mặt đem lại cho ngân hàng một nguồn vốn

với chi phí thấp. Mặt khác, nó giúp cho ngân hàng nắm bắt được thông tin chính

xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng

với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng đề ra những biện pháp huy động vốn cụ thể. Để đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh, chi nhánh cũng đã đề ra nhiều

Bảng 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % I. TG các tổ chức dân cư 269.100 384.975 474.320 115.875 43,06 89.345 23,21 1. TG các tổ chức kinh tế 26.372 30.413 30.831 4.041 15,32 4.18 1,37 Không kỳ hạn 26.372 29.531 29.074 3.159 11,98 (457) (1,54) Có kỳ hạn 0 882 1.757 882 100,00 875 99,21 2. TG tiết kiệm 242.728 354.562 443.489 111.834 46,07 88.927 25,08 Không kỳ hạn 29.390 76.940 104.220 74.570 161,97 27.280 35,46 Có kỳ hạn 213.358 277.622 339.269 64.264 30,12 61.647 22,21 II. TG TCTD khác - - - - - - - III. Phát hành giấy tờ có giá 30.900 50.025 85.680 19.125 61,89 35.655 71,24 Tổng nguồn vốn 300.000 435.000 500.000 135.000 45,00 65.000 14,94

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)

474.320 269.100 384.975 30.900 50.025 85.680 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2006 2007 2008 Năm T ri ệ u đ ồ n g Phát hành giấy tờ có giá Tiền gửi các tổ chức dân cư

Hình 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)

Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh Bến Tre không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 300.000 triệu đồng, đến năm 2007 tăng lên 435.000 triệu đồng, tăng thêm 135.000 triệu đồng, tương đương 45% so với năm 2006. Tổng nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên thêm 65.000 triệu đồng vào năm 2008, đạt 500.000 triệu đồng, tương đương 14,94% so với năm 2007. Vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Đây là dấu hiệu khả quan của ngân hàng trong việc huy động vốn. Nó giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn cho

vay, giảm chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận của chi nhánh.

Tiền gửi có kỳ hạn không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tiền

gửi tiết kiệm có kỳ hạn đạt 29.370 triệu đồng. Năm 2007 đạt 76.940 triệu đồng, tăng 47.570 triệu đồng, tương đương 161,97%. Trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của các tổ chức kinh tế cũng tăng 882 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 tốc độ tăng của hai loại tiền gửi này giảm cụ thể là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng

61.647 triệu đồng, tương đương 22,21% đạt 339.269 triệu đồng. Bên cạnh đó,

tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế cũng tăng 875 triệu đồng, đạt 1.757 triệu đồng. Xét về tốc độ tăng thì nó giảm còn 99,21% so với năm 2008. Nhìn chung, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại chi nhánh có tăng qua các năm, mặc dù tốc độ tăng năm sau thấp hơn năm trước. Nhưng nó cho ta thấy được sự tiến bộ trong công tác huy động vốn của chi

nhánh, bởi vì tiền gửi có kỳ hạn có sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian gửi tiền giúp ngân hàng có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, chủ động hơn trong cho vay.

Bên cạnh tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh không ngừng tăng cao thì tiền gửi

không kỳ hạn lại tăng trưởng không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 lượng

tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại chi nhánh là 29.370 triệu đồng, còn tiền gửi

không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế là 26.372 triệu đồng. Năm 2007 số tiền này lần lượt tăng lên 76.940 triệu đồng (tương đương 161,97%) và 29.531 triệu đồng

3.159 triệu đồng (tương đương 11,98%) so với 2006. Đến năm 2008 tiền gửi tiết

kiệm không kỳ hạn tăng 27.280 triệu đồng (tương đương 35,46%) đạt 104.220

triệu đồng. Trong khi đó, tiền gửi không kỳ hạn các tổ chức kinh tế lại giảm

Tiền gửi này giảm là vì thời gian này có một số NHTM mới thành lập trên địa bàn như: NHTM cổ phần Sài Gòn, Đông Á,…với khung lãi suất đa dạng và những chính sách khuyến mãi hấp dẫn đã phần nào hút bớt lượng tiền gửi không

kỳ hạn. Mặt khác, một phần là do khách hàng chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn

sang tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn.

Bên cạnh tiền gửi các tổ chức dân cư thì phát hành giấy tờ có giá cũng

chiếm một phần quan trọng trong nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2006 là 30.900 triệu đồng. Đến năm 2007 tăng lên 50.025 triệu đồng, tăng 19.125 triệu đồng, tương đương 61,89%. Năm 2008, vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá này tăng thêm 35.655 triệu đồng để đạt được 85.680 triệu đồng, tăng 71,24% so

với năm 2007. Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn

vốn huy động nhưng tốc độ tăng trưởng liên tục tăng lên do ban lãnh đạo chi nhánh đã đề ra những biện pháp tích cực trong huy động vốn như ngân hàng đã áp dụng lãi suất bậc thang. Hơn nữa nguồn vốn này mang tính chất ổn định vì nó có thời hạn và chi phí nhất định.

Nhìn chung, trong tình hình như hiện nay mà chi nhánh huy động được

nguồn vốn như vày là khá tốt. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào chính sách

đúng đắn của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên ngân

hàng. Ngoài ra, người dân nơi đây cũng đã ý thức được lợi ích của việc tiết kiệm

chi tiêu và gửi tiền vào ngân hàng đã góp phần thúc đẩy vốn huy động của chi nhánh tăng lên. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế như hiện nay, ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng, Ngân hàng TMCP thành lập trên địa bàn với nhiều phương thức huy động vốn phong phú, hấp dẫn, muốn duy trì và gia tăng nguồn

vốn huy động Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre cần có những

biện pháp thiết thực hơn nữa trong việc huy động vốn.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY QUA 3 NĂM (2006-2008)

Hoạt động tín dụng không những có ý nghĩa quan trọng đối với ngân

hàng, nó tạo ra lợi nhuận giúp ngân hàng hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng,

bù đắp chi phí hoạt động mà còn có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế. Hoạt động

tín dụng đem lại khoảng 90% thu nhập của hoạt động ngân hàng. Hoạt động tín (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho hoạt động này vì nó là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Doanh số cho vay của chi nhánh qua 3 năm (2006-2008) thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6: TỔNG DOANH SỐ CHO VAY MHB BẾN TRE (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Tổng DSCV 350.000 500.000 680.000 150.000 42,85 180.000 36,00

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)

350.000 500.000 680.000 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2006 2007 2008 Năm T ri ệ u đ ồ n g

Qua bảng tổng DSCV của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre, ta thấy DSCV tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006, DSCV là 350.000 triệu đồng, năm 2007 DSCV tăng lên 500.000 triệu đồng, tăng thêm 150.000 triệu đồng (tương đương 42,85%) so với năm 2006. Đến năm 2008, DSCV tiếp

tục tăng lên 680.000 triệu đồng, tăng thêm 180.0000 triệu đồng (tương đương

36,00%) so với năm 2007. Đạt được kết quả như trên là do sự sự phát triển kinh

Hình 6: TỔNG DOANH SỐ CHO VAY CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)

tế trên địa bàn Bến Tre nên nhu cầu vốn vay là rất lớn. Bên cạnh đó chi nhánh

cũng không ngừng thu hút khách hàng, mở rộng cho vay và áp dụng nhiều phương pháp cho vay tích cực, nhanh gọn đã có nhiều khách hàng tìm đến vay

vốn với nhiều hình thức khác nhau.

4.2.1 Phân tích doanh số cho vay (DSCV) theo thời hạn

Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre cho vay ngắn hạn

và trung - dài hạn trên nhiều lĩnh vực. DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 36)