Tình hình nợ xấu theo mục đích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 65 - 66)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )

4.5.3 Tình hình nợ xấu theo mục đích

Nợ xấu theo mục đích của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh

Bến Tre được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 21: NỢ XẤU THEO MỤC ĐÍCH CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm2007 Năm 2008 Chênh lệch

2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 497 59,3 1.057 53,4 1.280 49,8 560 112,68 223 21,10 Thương nghiệp 177 21,2 369 18,6 573 22,3 192 108,47 204 55,28 Xây dựng 163 19,5 557 28,1 718 27,9 394 241,72 161 28,90 Khác - - - - - - - - - - Nợ xấu 837 100,0 1.983 100,0 2.571 100,0 1.146 136,92 588 29,65

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)

Từ bảng tình hình nợ xấu theo mục đích của Ngân hàng Phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh Bến Tre qua 3 năm ta thấy trái ngược với DSCV, DSTN, dư

xấu của ngành thương nghiệp. Năm 2006 nợ xấu của ngành nông nghiệp chiếm

tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu, cụ thể là chiếm 59,3% với giá trị là 497 triệu đồng. Nhưng tốc độ tăng mạnh nhất là vào năm 2007, tăng 112,68 triệu đồng, tương đương tăng 560 triệu đồng nâng mức nợ xấu lên 1.057 triệu đồng, chiếm

53,4% tổng nợ xấu. Năm 2008 nợ xấu ngành nông nghiệp tiếp tục tăng lên 1.280 triệu đồng, tăng 223 triệu đồng (tương đương 21,10%) so với năm 2007. Nợ xấu

của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu cho ta thấy những năm này ngành nông nghiệp liên tục gặp khó khăn cụ thể là cơn bão số 9. Nó đã

để lại hậu quả nặng nề cho người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre đa phần nông dân

bị mất mùa. Nó đã làm cho phương án kinh doanh và kế hoạch trả nợ không thể

thực hiện đúng như trong hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa khách hàng và ngân

hàng đã ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng nợ xấu của chi nhánh.

Bên cạnh đó tốc độ tăng nợ xấu của ngành thương nghiệp và xây dựng

cũng tăng qua 3 năm nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu của chi

nhánh. Tốc độ tăng cao nhất vào năm 2007, ngành xây dựng với tỷ lệ 241,72%

tương đương 394 triệu đồng so với năm 2006, nâng mức nợ xấu lên 557 triệu đồng; ngành thương nghiệp tăng 192 triệu đồng (tương đương 108,47%) so với năm 2006, đạt giá trị 369 triệu đồng. Nợ xấu của ngành thương nghiệp và xây dựng tăng nhưng nó lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu theo mục đích, ngược lại với DSCV. Điều này chứng tỏ ngân hàng cho vay trong lĩnh vực này

đạt hiệu quả tốt, công tác thẩm định và lập phương án cho vay tương đối chính xác, khách hàng đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với món vay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)