Đánh giá chung cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 37 - 40)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )

4.1.1Đánh giá chung cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của ngân hàng vì nó quyết định đến khả năng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL_ Bến Tre

gồm nguồn huy động và vốn điều chuyển.

- Vốn huy động: là nguồn vốn mà chi nhánh được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lập tỷ lệ dự trữ do ngân hàng Nhà nước qui định. Khi sử dụng

nguồn vốn này, chi nhánh có trách nhiệm trả lãi và gốc đúng hạn cho khách hàng gửi tiền.

- Vốn điều chuyển: là nguồn vốn từ cấp trên, chi nhánh sử dụng nguồn

vốn này khi nguồn vốn huy động đáp ứng không đủ nhu cầu cho vay tại chi

nhánh. Lãi suất vốn điều chuyển bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm điều chuyển. Chi phí cho nguồn vốn này cao hơn chi phí phải trả cho vốn huy động.

Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà

GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 38 SVTH: Lê Thị Kim Huê

Bảng 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006 - 2008)

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

2007/ 2006

Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 87.900 29,3 156.165 35,9 214.480 38,3 68.265 77,66 58.315 37,34

Vốn điều chuyển 212.100 70,7 278.835 64,1 345.520 61,7 66.735 31,46 66.685 23,92

Tổng nguồn vốn 300.000 100,0 435.000 100,0 560.000 100,0 135.000 45,00 125.000 28,74

(Nguồn Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre 3 năm 2006 -2008)

Hình 4: TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN MHB BẾN TRE (2006-2008)

70,7%

Năm 2006

29,3%

Vốn huy động

Vốn điều hòa Năm 2007

35,9%

64,1%

Năm 2008

38,3% 61,7%

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL_ Bến Tre tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tổng nguồn

vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Bến Tre là 300.000 triệu đồng, tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lên 435.000 triệu đồng vào năm 2007, tăng thêm 135.000 triệu đồng so với năm 2006, tương đương 45,00%. Đến năm 2008 tổng nguồn vốn tăng lên 560.000 triệu đồng, tăng thêm 125.000 triệu đồng, tương đương 28,74% so với năm 2007.

Tổng nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng lên do ngân hàng đã có những thay đổi trong chính sách lãi suất như là: ngân hàng đã áp dụng lãi suất bậc thang cho

tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đây là dấu hiệu tốt cho Ngân hàng Phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh Bến Tre trong việc ổn định nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay

vốn ngày càng tăng của khách hàng trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, nguồn

vốn tăng còn phụ thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng. Trong những năm này nhu cầu vốn của khách hàng tăng nhanh nên tổng nguồn vốn cũng tăng theo.

Tuy nhiên, xét về từng khoản mục của tổng nguồn vốn thì vốn huy động

chiếm tỷ lệ rất thấp. Cụ thể, năm 2006 ngân hàng huy động được 87.900 triệu đồng, chiếm 29,30% tổng nguồn vốn. Đến năm 2007 vốn huy động tăng lên 156.165 triệu đồng chiếm 35,90% trong tổng nguồn vốn, tăng 68.265 triệu đồng

so với năm 2006, tương đương 77,66% so với năm 2006. Năm 2008 vốn huy động tiếp tục tăng thêm 58.315 triệu đồng, đạt 214.480 triệu đồng, xét về tốc độ tăng trưởng thì năm 2008 tăng 37,34% so với năm 2007. Nguồn vốn huy động

của ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn là do khung lãi suất tiền

gửi của chi nhánh chưa đa dạng và phong phú, tâm lý của người gửi tiền vào ngân hàng họ luôn chọn những ngân hàng có thời gian hoạt động lâu như là:

Ngân hàng NN0&PTNT, Ngân hàng Đầu tư…Vì đa phần khách hàng của chi

nhánh sống ở nông thôn họ gần gũivới các ngân hàng này hơn.

Trái ngược với nguồn vốn huy động, vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ

trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2006 vốn điều chuyển là 212.100 triệu đồng, tương đương 70,7% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn này tăng lên

278.835 triệu đồng, chiếm 64,1% trong tổng nguồn vốn vào năm 2007. Đến năm

2008, vốn điều chuyển tiếp tục tăng thêm 66.685 triệu đồng, đạt 345.520 triệu đồng, chiếm 61,7% trong tổng nguồn vốn. Đây là điều cần quan tâm vì vốn huy động có vai trò hết sức quan trọng trong tổng nguồn vốn, nó giúp chi nhánh chủ

động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, vốn huy động có chi

phí thấp hơn vốn điều chuyển. Tăng được tỷ lệ vốn huy động trong tổng nguồn

vốn giúp ngân hàng thu được lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy, nó ảnh hưởng trực

tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vốn huy động chiếm tỷ lệ

thấp trong tổng nguồn vốn do những nguyên nhân sau:

- Lãi suất huy động của chi nhánh không hấp dẫn bằng các ngân hàng

thương mại trên cùng địa bàn, nên một bộ phận người dân quyết định gửi tiền tiết

kiệm của mình vào các ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất cao hơn trên địa bàn.

- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre nằm trong khu

vực ĐBSCL, đa phần là nông dân, người dân nơi đây có thói quen tiết kiệm. Họ

có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh hơn là tiết kiệm gửi vào ngân hàng. Qua phần phân tích trên cho ta thấy được cơ cấu nguồn vốn nguồn vốn

của MHB Bến Tre chưa thật sự tốt, cần phải có nhiều biện pháp khắc phục. Nhưng nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre ngày càng phát triển. Cụ thể là qui mô vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng từ năm 2006 đến năm 2008. Điều đó cho ta thấy nhu cầu về

vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn ngày càng tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 37 - 40)