7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY QUA 3 NĂM (2006-2008)
Hoạt động tín dụng không những có ý nghĩa quan trọng đối với ngân
hàng, nó tạo ra lợi nhuận giúp ngân hàng hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng,
bù đắp chi phí hoạt động mà còn có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế. Hoạt động
tín dụng đem lại khoảng 90% thu nhập của hoạt động ngân hàng. Hoạt động tín
cho hoạt động này vì nó là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Doanh số cho vay của chi nhánh qua 3 năm (2006-2008) thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: TỔNG DOANH SỐ CHO VAY MHB BẾN TRE (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Tổng DSCV 350.000 500.000 680.000 150.000 42,85 180.000 36,00
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
350.000 500.000 680.000 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2006 2007 2008 Năm T ri ệ u đ ồ n g
Qua bảng tổng DSCV của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre, ta thấy DSCV tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006, DSCV là 350.000 triệu đồng, năm 2007 DSCV tăng lên 500.000 triệu đồng, tăng thêm 150.000 triệu đồng (tương đương 42,85%) so với năm 2006. Đến năm 2008, DSCV tiếp
tục tăng lên 680.000 triệu đồng, tăng thêm 180.0000 triệu đồng (tương đương
36,00%) so với năm 2007. Đạt được kết quả như trên là do sự sự phát triển kinh
Hình 6: TỔNG DOANH SỐ CHO VAY CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)
tế trên địa bàn Bến Tre nên nhu cầu vốn vay là rất lớn. Bên cạnh đó chi nhánh
cũng không ngừng thu hút khách hàng, mở rộng cho vay và áp dụng nhiều phương pháp cho vay tích cực, nhanh gọn đã có nhiều khách hàng tìm đến vay
vốn với nhiều hình thức khác nhau.
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay (DSCV) theo thời hạn
Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre cho vay ngắn hạn
và trung - dài hạn trên nhiều lĩnh vực. DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn DSCV trung - dài hạn trong tổng DSCV. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 191.450 54,7 319.000 63,8 524.960 77,2 127.550 66,62 205.960 64,56 Trung- dài hạn 158.550 45,3 181.000 36,2 155.040 22,8 22.450 14,16 (25.960) (14,34) Tổng DSCV 350.000 100,0 500.000 100,0 680.000 100,0 150.000 42,85 180.000 36,00
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, DSCV của Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Bến Tre luôn gia tăng qua các năm. Cho vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ lệ cao trong tổng DSCV. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển của
xã hội hiện nay khi mà nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh ngày càng
tăng, khách hàng có nhu cầu sử dụng nguồn vốn với chi phí thấp nhất. Nhìn chung DSCV ngắn hạn tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2006 là 191.450 triệu đồng,
chiếm 54,7% tổng DSCV. Năm 2007, DSCV ngắn hạn tăng 66,62%, đạt 319.000
triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008, DSCV ngắn hạn tiếp tục tăng thêm 205.960 triệu đồng (tương đương 64,56%) so với năm 2008, đạt524.960 triệu đồng, chiếm 77,2% tổng DSCV. DSCV ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao
- Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là cá thể vay vốn với mục đích tiêu
dùng, xây nhà, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất nhỏ. Nhu cầu vốn lưu động, chu
kỳ vốn ngắn nên họ có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Các doanh nghiệp thường
chọn phương thức vay hạn mức tín dụng. Hơn nữa, tín dụng ngắn hạn có nhiều ưu điểm như: lãi suất thấp, thủ tục đơn giản…. Vì vậy ngày càng có nhiều khách
hàng chọn phương thức vay ngắn hạn hơn là vay trung - dài hạn.
- Trong tình hình biến động lãi suất như hiện nay, nguồn vốn huy động
của chi nhánh chủ yếu là huy động ngắn hạn và sử dụng vốn điều chuyển cho vay
ngắn hạn vì nó ít rủi ro và cán bộ tín dụng dễ quản lý món vay hơn.
Đi ngược với DSCV ngắn hạn, DSCV trung - dài hạn có xu hướng giảm
dần và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV. Thấp nhất là năm 2008 DSCV
trung - dài hạn chiếm 22,8% trong tổng DSCV chỉ đạt 155.040 triệu đồng. Trong khi đó năm 2006, năm 2007 lần lượt chiếm 45,3% và 36,2% trong tổng DSCV.
Xét về giá trị thì năm 2006 đạt 158.550 triệu đồng, năm 2007 đạt 181.000 triệu đồng. Nhìn chung thì DSCV trung - dài hạn của chi nhánh ngày càng có xu
hướng giảm do ngân hàng chuyển sang vay ngắn hạn vì khách hàng có nhu cầu
sử dụng vốn quay vòng nhanh, theo thời vụ như là vào vụ lúa thì khách hàng vay
để kinh doanh hạt giống, phân bón; đến cuối vụ thì các doanh nghiệp thu mua lúa gạo sẽ vay tiền để mua lúa trong dân. Mặt khác khi khách hàng sử dụng vốn vay
ngắn hạn thì khách hàng trả lãi suất thấp hơn lãi suất vay trung và dài hạn. Đây
cũng là chính sách của ngân hàng vì cho vay ngắn hạn ít rủi ro, chi phí thấp,
vòng quay tín dụng nhanh hơn cho vay trung - dài hạn.
4.2.2 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre luôn chú trọng mở
rộng, đẩy mạnh quan hệ tín dụng đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Bằng chứng là DSCV đối với công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và kinh tế cá
thể luông tăng trong thời gian qua. Cụ thể là từ năm 2006 đến năm 2008 được thể
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 47 SVTH: Lê Thị Kim Huê
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ MHB BẾN TRE (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
CT - TNHH 8.050 2,3 13.000 2,6 34.680 5,1 4.950 61,49 21.680 166,76
DNTN 107.800 30,8 159.500 31,9 180.200 26,5 51.700 47,96 20.700 12,98
KTCT 234.150 66,9 327.500 65,5 465.120 68,4 93.350 39,87 137.620 42,02
Tổng DSCV 350.000 100,0 500.000 100,0 680.000 100,0 150.000 42,85 180.000 36,00
Qua bảng số liệu trên ta thấy DSCV đối với kinh tế cá thể (KTCT) luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV (luôn cao hơn 65% trong tổng DSCV). Vì
đây là đối tượng cho vay truyền thống của chi nhánh từ khi thành lập đến nay, hơn nữa đối tượng này chiếm đa số trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Cụ thể, năm 2006
DSCV kinh tế cá thể đạt 234.150 triệu đồng. DSCV này tăng thêm 93.350 triệu đồng, đạt 327.500 triệu đồng vào năm 2007. Năm 2008 DSCV này tăng thêm
137.620 triệu đồng, tăng 42,02%; chiếm tỷ trọng 68,4% trong tổng DSCV của
chi nhánh, cao nhất trong 3 năm. Xét về tốc độ tăng trưởng thì năm 2007 tăng
39,87% so với năm 2006; năm 2008 tăng 42,02% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do khách hàng của chi nhánh đa phần sống ở nông
thôn. Ngoài ra chi nhánh còn ưu tiên cho vay đối với khách hàng truyền thống là những hộ gia đình có nhu cầu về vốn để đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, xây nhà có hộ khẩu thường trú tại Bến Tre. Ngoài ra chi chi nhánh cũng mở rộng cho vay
đối với hình thức cầm cố sổ tiết kiệm, thế chấp xe. Việc mở rộng này góp phần làm tăng DSCV của chi nhánh trong thời gian qua.
Ngược lại với doanh số cho vay TKCT, doanh số cho vay DNTN và công ty TNHH lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV theo thành phần kinh tế của chi nhánh. Nhưng nó có tốc độ tăng trưởng mạnh qua các năm, mạnh nhất là năm 2008 DSCV đối với công ty TNHH tăng 21,680 triệu đồng, tương đương 166,76%, đạt 34.680 triệu đồng. Trong khi đó DSCV đối với DNTN tăng mạnnh
nhất vào năm 2007, tăng thêm 51.700 triệu đồng, tương đương 47,96%, đạt
159.500 triệu đồng so với năm 2006. DSCV đối với công ty TNHH và DNTN không chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV theo thành phần kinh tế là do chi
nhánh đang trong quá trình chuyển đổi phương hướng kinh doanh theo hình thức
NHTM cổ phần, đang trong quá trình chia tách giữa các phòng ban nên chưa chủ động thu hút khách hàng là công ty TNHH và DNTN nhiều mà kinh doanh chủ
yếu là KTCT. Trong thời gian tới khi mà nhân sự được bố trí hợp lý, đào tạo về
chuyên môn thì DSCV đối với công ty TNHH và DNTN sẽ tăng mạnh hơn.
4.2.3 Phân tích doanh số cho vay theo mục đích
Trong những năm qua DSCV theo mục đích của Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Bến Tre liên tục tăng qua các năm. Cụ thể được thể hiện qua
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 49 SVTH: Lê Thị Kim Huê
Bảng 9: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH MHB BẾN TRE 3 NĂM (200-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch 2007/2006
Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 21.000 6,0 23.500 4,7 14.280 2,1 2.500 11,90 (9.220) (39,23) Thương nghiệp 238.350 68,1 351.000 70,2 499.800 73,5 112.650 47,26 148.800 42,39
Xây dựng 71.400 20,4 111.500 22,3 158.440 23,3 40.100 56,16 46.940 42,09
Cho vay khác 19.250 5,5 14.000 2,8 7.480 1,1 (5.250) (27,27) (6.520) (46,57)
Tổng DSCV 350.000 100,0 500.000 100,0 680.000 100,0 150.000 42,85 180.000 36,00
Từ bảng 9 ta thấy DSCV của ngành thương nghiệp tăng từ năm 2006 đến năm 2008. Cụ thể, năm 2006 DSCV ngành thương nghiệp đạt 238.350 triệu đồng, chiếm 68,1% trong tổng DSCV. Đến năm 2008 tỷ trọng này tăng lên
70,2% trong tổng DSCV, đạt 351.000 triệu đồng, tăng 112.650 triệu đồng (tương đương 47,26%) so với năm 2006. Nó tiếp tục tăng mạnh vào năm 2008, cụ thể là
tăng thêm 148.800 triệu đồng (tương đương 42,38%) để đạt được 499.800 triệu đồng, chiếm 73,5% trong tổng DSCV theo mục đích. Kế đến là DSCV của ngành xây dựng cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng DSCV. Nó luôn đạt trên 20% trong tổng DSCV và liên tục tăng qua 3 năm. Cao nhất là năm 2008, DSCV của ngành thương nghiệp chiếm 23,3% trong tổng DSCV đạt 158.440 triệu đồng, tăng 46.940 triệu đồng so với năm 2007 chỉ đạt 111.500 triệu đồng. Xét về tốc độ tăng thì năm 2008 tăng 42,09% so với năm 2007.
Ngược lại với DSCV của ngành thương nghiệp và xây dựng thì DSCV của ngành nông nghiệp và cho vay khác có xu hướng giảm. Giảm mạnh nhất vào
năm 2008, DSCV của ngành nông nghiệp từ 23.500 triệu đồng vào năm 2007,
giảm xuống còn 14.280 triệu đồng vào năm 2008; giảm 9.220 triệu đồng (tương đương 39,23%) so với năm 2007, chỉ còn 2,1% trong tổng DSCV theo mục đích
của chi nhánh. DSCV theo mục đích khác cũng giảm mạnh vào năm 2008, giảm đến 6.520 triệu đồng (tương đương 46,57%) xuống còn 7.480 triệu đồng trong khi năm 2007 còn đạt 14.000 triệu đồng chiếm 2,8% trong tổng DSCV theo mục đích của chi nhánh.
Nguyên nhân của sự tăng mạnh DSCV của ngành thương nghiệp, xây
dựng và giảm mạnh DSCV của ngành nông nghiệp, cho vay khác là do năm 2008
MHB chuyển đổi sang ngân hàng thương mại cổ phần nên đối tượng cho vay của
chi nhánh cũng dần dần hướng sang nhóm khách hàng mới. Hơn nữa cho vay thương nghiệp và xây dựng với mức cho vay lớn, ít tốn chi phí làm thủ tục, thẩm định. Trong khi cho vay phục vụ ngành nông nghiệp thì món vay ít, chi phí làm hợp đồng, thẩm định như nhau.
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ QUA 3 NĂM (2006-2008)
Doanh số thu nợ (DSTN) cũng là một chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá
tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh. Thông qua DSTN giúp ta đánh giá được tình hình quản lý nguồn vốn, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tính chính xác
của khâu thẩm định khi thẩm định để cho khách hàng vay vốn của cán bộ tín
dụng. Để đạt được hiệu quả tốt trong hoạt động tín dụng ngoài việc nâng cao
DSCV cần phải quan tâm nhiều đến công tác thu hồi nợ, đảm bảo sử dụng hiệu
quả và gia tăng số vòng quay đồng vốn kinh doanh của chi nhánh, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. DSTN của MHB Bến Tre được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 10: TỔNG DOANH SỐ THU NỢ MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Tổng DSTN 260.000 380.000 560.000 120.000 46,15 180.000 47,37
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
260.000 380.000 560.000 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đ ồ n g Tổng doanh số thu nợ
Hình 7: TỔNG DOANH SỐ THU NỢ CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)
Qua bảng tổng DSTN của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh
Bến Tre từ năm 2006 đến năm 2008 trên ta thấy tổng DSTN tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 đạt 260.000 triệu đồng; năm 2007 đạt 380.000 triệu đồng, tăng 120.000 triệu đồng (tương đương 46,45%) so với năm 2006. Đến năm
2008, DSTN tiếp tục tăng thêm 180.000 triệu đồng, đạt được 560.000 triệu đồng, tăng 47,37% so với năm 2007. Đạt được kết quả như vậy một phần là do sự phát
triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, đa số khách hàng làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích nên đã hoàn trả cả gốc và lãi đúng hời hạn. Một yếu tố quan trọng
nữa là công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi cho vay của cán bộ tín
dụng ngân hàng tương đối tốt, đánh giá đúng năng lực tài chính của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng đã thường xuyên theo dõi món vay do mình quản
lý và nhắc nhở khách hàng khi sắp đến thời hạn đóng lãi hoặc trả gốc đã góp phần làm cho DSTN của chi nhánh tăng lên.
4.3.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn
Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 169.000 65,0 283.483 74,6 435.120 77,7 114.483 67,74 151.637 53,49 Trung và dài hạn 91.000 35.0 96.520 25,4 124.880 22,3 5.520 6,07 28.360 29,38 Tổng DSTN 260.000 100,0 380.000 100,0 560.000 100,0 120.000 46,15 180.000 47,37
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi
nhánh Bến Tre luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 DSTN ngắn hạn chiếm 65% tổng DSTN, ở mức 169.000 triệu đồng. Đến năm 2007 DSTN này tăng lên 283.483 triệu đồng, tăng thêm 114.483 triệu đồng, tương đương 67,74% so với năm 2006. Năm 2008 tiếp tục tăng thêm
151.637 triệu đồng, tương đương 53,49% so với năm 2007, đạt 435.120 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,7% trong tổng DSTN của chi nhánh. Nguyên nhân chủ
yếu DSTN ngắn hạn tăng nhanh là do đặc điểm của vay ngắn hạn là có vòng quay vốn nhanh, khoản vay sau khi giải ngân sẽ nhanh chống được thu hồi.
Khách hàng vay ngắn hạn chủ yếu là bổ sung vốn lưu động, chăn nuôi, tiêu dùng nên khi có tiền họ sẽ đem trả cho ngân hàng. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào DSCV ngắn hạn của ngân hàng, nếu DSCV ngắn hạn tăng thì DSTN ngắn hạn
của ngân hàng cũng sẽ tăng theo.
Bên cạnh việc tăng DSTN ngắn hạn, DSTN trung - dài hạn cũng tăng qua 3 năm. DSTN chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSTN của chi nhánh và có xu
hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2006 chiếm 35%, nhưng đến năm 2007
giảm còn 25,4% và tiếp tục giảm còn 22,3% trong tổng DSTN của chi nhánh.
DSTN trung và dài hạn của chi nhánh tăng chậm và ngày càng chiếm tỷ trọng
thấp trong tổng DSTN của ngân hàng là do chi nhánh chú trọng đầu tư vào các
khoản vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, rủi ro thấp. Ngoài ra, khoản
vay trung và dài hạn thì số tiền gốc và lãi được chia ra trả làm nhiều kỳ nên DSTN của nó luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSTN.
4.3.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế