7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )
4.4.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế
Việc phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế cũng rất quan trọng, giúp ta
hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của chi nhánh, từ đó đưa ra những đánh giá
chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ theo thành phần kinh tế của MHB Bến Tre được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 16: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CT- TNHH 5.320 1,9 11.200 2,8 16.120 3,1 5.880 110,53 4.920 43,93 DNTN 46.760 16,7 81.600 20,4 97.240 18,7 34.840 74,51 15.640 19,17 KTCT 227.920 81,4 307.200 76,8 406.640 78,2 79.280 34,78 99.440 32,37 Dư nợ 280.000 100,0 400.000 100,0 520.000 100,0 120.000 42,85 120.000 30,00
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
Doanh số cho vay theo KTCT chiếm tỷ trọng cao dẫn đến dư nợ của
KTCT cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ theo thành phần kinh tế và liên tục tăng qua 3 năm. Dư nợ KTCT năm 2006 chiếm 81,4% tổng dư nợ, năm 2007 tăng thêm 79.280 triệu đồng (tương đương 34,78%) đạt 307.200 triệu đồng,
chiếm 76,8% trên tổng dư nợ. Năm 2008 tiếp tục tăng thêm 99.440 triệu đồng (tương đương 32,37%), đạt 406.640 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 78,2% tổng dư nợ
theo thành phần kinh tế. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do KTCT là khách
hàng truyền thống và phổ biến của chi nhánh. Hầu hết họ vay vốn để sản xuất,
kinh doanh theo thời vụ, nguồn thu của họ chủ yếu vào cuối thời vụ hoặc đến
cuối chu kỳ sản xuất. Đến lúc đó, họ thu hồi được vốn, trả lại gốc và lãi cho ngân
hàng. Ngoài ra DSCV tăng và DSTN cũng tăng nên dư nợ cũng tăng. Qua đó cho
ta thấy được nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị
mới, phát triển đời sống của hộ và cá nhân ngày càng tăng.
Đối với thành phần kinh tế là DNTN và công ty TNHH dư nợ liên tục tăng qua 3 năm. Đối với DNTN năm 2007 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư
nợ, cụ thể là 20,4% và đạt 81.760 triệu đồng. Dư nợ công ty TNHH tăng thêm 5.880 triệu đồng (tương đương 110,53%), đạt 16.120 triệu đồng, chiếm 3,1%
tổng dư nợ. Do năm 2007, 2008 nhu cầu về vốn của công ty TNHH và DNTN
tăng nhanh nên DSCV tăng dẫn đến dư nợ cũng tăng theo.