Doanh số thu nợ theo mục đích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 54 - 57)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )

4.3.3 Doanh số thu nợ theo mục đích

Doanh số thu nợ theo mục đích của MHB Bến Tre được thể hiện qua bảng

GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 55 SVTH: Lê Thị Kim Huê

Bảng 13: DOANH SỐ THU NỢ THEO MỤC ĐÍCH MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)

(ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

2007/2006

Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 29.900 11,5 20.140 5,3 17.920 3,2 (9.760) (32,64) (2.220) (11,02)

Thương nghiệp 195.520 75,2 305.520 80,4 460.320 82,2 110.000 56,26 154.800 50,66

Xây dựng 31.460 12,1 49.020 12,9 78.960 14,1 17.560 55,82 29.940 61,07

Cho vay khác 3.120 1,2 5.320 1,4 2.800 0,5 2.200 70,51 (2.520) (47,37)

Tổng DSTN 260.000 100,0 380.000 100,0 560.000 100,0 120.000 46,15 180.000 47,37

Qua bảng doanh số thu nợ theo mục đích của chi nhánh qua 3 năm, ta thấy

DSTN của ngành thương nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN. Cao

nhất là năm 2008, chiếm 82,2% trong tổng DSTN, đạt giá trị 460.320 triệu đồng, tăng 154.800 triệu đồng (tương đương 50,66%) so với năm 2007 chỉ đạt 305.520

triệu đồng, chiếm 80,4% trong tổng DSTN năm 2007. Thấp nhất là năm 2006 đạt

195.520 triệu đồng. Năm 2007 DSTN ngành thương nghiệp tăng 110.000 triệu đồng (tương đương 56,26%) so với năm 2006. Nhìn chung DSTN của ngành

thương nghiệp tăng là do 3 năm qua chi nhánh chú trọng cho vay kinh doanh chủ

yếu là hộ gia đình, doanh nghiệp, công ty… Vì khi vay kinh doanh khách hàng

thường vay ngắn hạn để bổ sung vốn vào việc lưu thông hàng hóa, khi thu hồi được vốn khách hàng sẽ trả nợ cho ngân hàng kể cả khi món vay chưa đến hạn do đó ngân hàng thu hồi được vốn và lãi nhanh, ít rủi ro. Vì vậy, DSTN ngành

thương nghiệp luôn tăng cao.

Trái ngược với DSTN ngành thương nghiệp, DSTN ngành nông nghiệp

liên tục giảm qua 3 năm. Nó giảm mạnh nhất vào năm 2007, giảm 32,64%, tương đương 9.760 triệu đồng so với năm 2006 chỉ còn 20.140 triệu đồng. Năm 2008

tiếp tục giảm 2.220 triệu đồng xuống còn 17.920 triệu đồng, xét về tỷ lệ giảm

11,02% so với năm 2007. Năm 2007, 2008 DSTN ngành nông nghiệp giảm

mạnh là do năm này Bến Tre phải gánh chịu hậu quả cơn bảo số 9 (tháng 12 năm 2006), nên đa phần nông dân bị mất mùa không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng khi món vay đến hạn.

Đứng thứ hai về tỷ trọng trong bảng DSTN theo mục đích là DSTN ngành xây dựng. Nó chiếm tỷ trọng không cao trong tổng DSTN. Cụ thể năm 2006

chiếm 12,1% trên tổng DSTN, đạt 31.460 triệu đồng năm 2007 tăng lên 12,9% trên tổng, đạt 49.020 triệu đồng, tăng 17.560 triệu đồng (tương đương 55,82%).

Tỷ trọng này tiếp tục tăng lên 14,1% vào năm 2008 và đạt 78.960 triệu đồng, tăng 29.940 triệu đồng (tương đương 61,07%) so với năm 2007. DSTN ngành xây dựng tăng nhưng với tốc độ không cao. Nguyên nhân là do 3 năm qua những

món vay xây dựng của chi nhánh chủ yếu là xây nhà ở, nhà kho. Chi nhánh hạn

chế cho vay đầu tư xây dựng mua bán bất động sản nên nó ít rủi ro. Đa phần khách hàng đến chi nhánh xin vay họ đã có kế hoạch trả nợ cụ thể và chứng minh được nguồn thu để trả nợ. Vì vậy, phần lớn món vay phục vụ cho nhu cầu sửa

chữa, xây dựng nhà ở trả nợ đúng hạn do đó DSTN của ngành xây dựng tăng ổn định.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)