CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY QUẢN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 25)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY QUẢN

3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức của NH PTN ĐBSCL gồm:  Ban Giám đốc: 02 người

 Phòng Nghiệp vụ kinh doanh: 17 người  Phòng Kế toán – ngân quỹ: 12 người  Phòng hành chính nhân sự: 7 người

Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC PHÒNG BAN CỦA MHB BẾN TRE Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Nghiệp vụ kinh doanh Phòng Kế toán Ngân quỹ (Nguồn: NH PTN ĐBSCL Bến Tre)

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận

 Ban Giám đốc

- Có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo

chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị;

- Xem xét hồ sơ phòng nghiệp vụ kinh doanh trình để quyết định cho

vay, thực hiện giao dịch với khách hàng để ký kết hợp đồng tín dụng;

- Có quyền quyết định bổ nhiệm khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương

cho cán bộ công nhân viên chức của đơn vị.  Phó Giám đốc

- Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong một số nghiệp vụ được Giám đốc phân công phụ trách, giám sát tình hình hoạt động của phòng trực

thuộc, đôn đốc thực hiện các quy chế đã đề ra.

- Thường xuyên theo dõi công tác tổ chức tài chính, tình hình huy động

vốn, công tác tín dụng;

- Phụ trách kế hoạch kinh doanh trực tiếp và thừa lệnh Giám đốc ký

duyệt cho vay những dự án trong mức cho phép theo qui định của

Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL.  Phòng Nghiệp vụ kinh doanh

- Đảm nhiệm vai trò quan trọng trong hoạt động của chi nhánh, quyết định sự thành công trong hoạt động tín dụng của chi nhánh;

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, thẩm định, đề xuất cho vay, giám

sát hồ sơ vay vốn của khách hàng, đồng thời kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích của khách hàng;

- Phân loại khách hàng, phân tích kinh tế, lựa chọn biện pháp cho vay,

lập kế hoạch tiếp cận địa bàn mới;

- Hoạch định các chiến lược kinh doanh mới một cách phù hợp và có hiệu quả.

 Phòng Kế toán - ngân quỹ

- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện mở tài khoản cho khách hàng, làm thủ tục khi khách hàng nhận giải ngân, kiểm tra hồ sơ khách hàng,

- Quản lý, kiểm tra, kiểm soát tiền mặt của chi nhánh trong kho và khoá sổ ngân quỹ;

- Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm

tra chứng từ khi có phát sinh, thông báo thu nợ, thu lãi của khách hàng, thu thập, tổng hợp số liệu phát sinh lên bảng cân đối nghiệp vụ và xử lí

vốn để trình lên Ban Giám đốc;

- Xây dựng kế hoạch tài chính năm và phân tích báo cáo tài chính tháng,

thực hiện các loại điện báo, báo cáo chuyên đề đột xuất, báo cáo quyết toán theo qui định.

 Phòng hành chính nhân sự

- Quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ thuộc biên chế của chi nhánh;

- Quản lý, cấp phát lương, bảo hiểm xã hội, văn phòng phẩm và các quyền lợi khác liên quan đến đời sống cán bộ công nhân viên;

- Tổng hợp báo cáo Ban Giám đốc theo yêu cầu, chuẩn bị các vấn đề

cần thiết cho cuộc họp, lưu trữvăn bản;

- Lập các thủ tục cần thiết trình lên Ban Giám đốc đề nghị nâng lương, khen thưởng hoặc kỷ luật nhân viên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện

các chính sách, chế độ nhà nước về quản lý nhân sự.

3.3 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BẾN TRE

Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre là một trong những NHTM Nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Hoạt động chủ yếu của

ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các đơn vị, cá nhân, tổ chức kinh tế.

Nó làm trung gian giữa bên thừa vốn và bên thiếu vốn. Vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre còn thể

hiện qua mục tiêu chính là cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, cho vay hộ

nông dân, sản xuất nông nghiệp, đầu tư phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre còn mở rộng giao lưu kinh tế với

3.4 CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CUNG ỨNG 3.4.1 Huy động vốn 3.4.1 Huy động vốn

- Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của

các tổ chức kinh tế và cá nhân.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu.

3.4.2 Cho vay

Cho vay là hoạt động chủ yếu của chi nhánh. Ngân hàng cho vay các mục đích sau:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức kinh tế và cá nhân - Cho vay nhà ở và mục tiêu nhà ở: cho vay để mua mới nhà ở, xây nhà,

mua đất thổ cư để xây nhà, sửa chữa nhà.

- Cho vay phục vụ dự án sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ.

- Cho vay đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, mua

sắm phương tiện tiêu dùng và các nhu cầu về đời sống.

- Cho vay tài trợ xuất - nhập khẩu hàng hóa.

3.4.3 Sản phẩm khác

- Cầm cố giấy tờ có giá, tài sản.

- Các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống MHB, chuyển tiền nhanh Western Union, kinh doanh ngoại tệ...

3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB BẾN TRE QUA 3 NĂM (2006-2008) BẾN TRE QUA 3 NĂM (2006-2008)

3.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Bến Tre (2006-2008)

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một ngân hàng muốn tồn tại được

thì làm ăn phải có hiệu quả. Tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và chi phí là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng nói chung, Ngân hàng Phát triển nhà

ĐBSCL Bến Tre nói riêng. Để hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Bến Tre qua 3 năm (2006-2008) ta xem xét bảng sau:

77.280 30.240 38.760 64.915 26.611 32.946 12.365 3.629 5.814 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2006 2007 2008 Năm T ri ệu Đ ồ n g Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến tre luôn có lãi

năm sau cao hơn năm trước. Đây là điều kiện cần thiết để ngân hàng tồn tại và phát triển. Cụ thể như sau:

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008) ĐVT: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu nhập 30.240 38.760 77.280 8.520 28,17 38.520 99,38

1. Thu từ lãi 28.728 36.241 69.552 7.513 26,15 33.311 91,92 2. thu ngoài lãi 1.512 2.519 7.728 1.007 66,60 5.209 206,78

II. Tổng chi phí 26.611 32.946 64.915 6.335 23,80 31.969 97,03

1. Chi phí lãi 23.950 28.992 55.178 5.042 21,05 26.186 90,32 2. Chi phí ngoài lãi 2.661 3.954 9.737 1.293 48,59 5.783 146,26

III. Lợi nhuận 3.629 5.814 12.365 2.185 60,21 6.551 112,67

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)

Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)

Lợi nhuận năm 2006 là 3.629 triệu đồng, năm 2007 là 5.814 triệu đồng tăng 2.185 triệu đồng, tương đương 60,21% so với năm 2006; năm 2008 lợi

nhuận tiếp tục tăng và đạt 12.365 triệu đồng tăng 6.551 triệu đồng, tương đương

112,67% so với năm 2007. Lợi nhuận của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre đạt được những kết quả khả quan như vậy là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là nhờ vào sự lãnh đạo điều hành đúng đắn của Ban lãnh đạo và quyết tâm của toàn thể nhân viên chi nhánh phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thứ hai là nhờ vào việc đa dạng hoá các loại hình cho vay, tích cực trong công tác huy động vốn và thu hồi nợ. Chi nhánh có nhiều chương trình thu hút nguồn

vốn nhàn rỗi như là mở thẻ ATM miễn phí cho các cơ quan có nhu cầu trả lương

cho nhân viên qua thẻ. Cụ thể là có 8 đơn vị chi lương qua thẻ ATM của MHB chi nhánh Bến Tre; với số thẻ là 311 thẻ. Tổng số thẻ MHB chi nhánh Bến Tre phát hành đến nay là 1509 thẻ; tổng số dư trên tài khoản đến nay là 943 triệu đồng. Ngoài ra hệ thống thẻ của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã tham gia liên minh thẻ Banknetvn. Khách hàng có thể rút tiền ở 3.500 máy ATM là thành viên của hệ thống thẻ liên minh này. Vì vậy, nó tạođiều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch thay vì trước đó khách hàng phải rút tiền trực tiếp tại

máy ATM do chính ngân hàng phát hành thẻ cho mình. Ngoài ra ngân hàng cũng đa dạng hoá hình thức hoạtđộng kinh doanh của mình như: hoạt động mua bán

ngoại tệ và thanh toán quốc tế ngày càng tăng trưởng, kết hợp giữa tài trợ xuất

nhập khẩu với thanh toán quốc tế nên đã thu hút được nhiều khách hàng.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là cho vay, cầm cố tài sản,

giấy tờ có giá, chuyển tiền, dịch vụ thanh toán. Trong đó hoạt động cho vay là chủ yếu nó chiếm trên 90% tổng thu nhập của chi nhánh. Năm 2006 thu được

28.728 triệu đồng, tăng lên 36.241 triệu đồng vào năm 2007 tăng 26,15% so với năm 2006, đến năm 2008 tăng thêm 33.311 triệu đồng cao hơn 91,92% so với năm 2007. Thu nhập từ lãi tăng là do trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008

nhu cầu vốn vay tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Bến Tre luôn tăng cho nên thu nhập cũng tăng theo. Tuy nhiên mức tăng năm 2008 so với năm 2007 cao hơn năm 2007 so với năm 2006 là do ngày 17 tháng 01 năm 2007 Phòng giao dịch Mỏ Cày đã chính thức đi vào hoạt động. Việc thành lập Phòng giao dịch Mỏ

ĐBSCL chi nhánh Bến Tre. Nó đã thu hút được phần lớn khách hàng của ba

huyện Mỏ Cày, Chợ Lách, Thạnh Phú đến giao dịch tại Phòng giao dịch, đặt biệt là đến vay vốn góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.

Để mang lại thu nhập cho chi nhánh thì chi nhánh phải sử dụng nhiều loại chi phí trong đó chi phí lãi vay là chủ yếu nó chiếm trên 85% tổng chi phí. Cụ thể là năm 2006 chiếm 23.950 triệu đồng tăng thêm 5.042 triệu đồng vào năm 2007 tương đương 21,05%. Tuy nhiên chi phí này tăng mạnh vào năm 2008 chiếm

55.178 triệu đồng trên tổng chi phí, tăng thêm 26.186 triệu đồng, tăng 90,32% so

với năm 2007. Trong năm 2007, 2008 chi phí tăng mạnh là do trong hai năm này

Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Bến Tre gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, chi nhánh phải sử dụng vốn điều chuyển với chi phí cao hơn so với

vốn huy động. Cụ thể, năm2007 vốn điều chuyển chiếm 64,10% trong tổng

nguồn vốn, năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 61,70%. Ngoài ra việc mở thêm phòng giao dịch cũng góp phần làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng

lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Vì vậy, lợi

nhuận của chi nhánh ngày một tăng thêm.

Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh Bến Tre qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 luôn đạt hiệu

quả, lợi nhuận luôn tăng trưởng qua từng năm. Đặt biệt là năm 2008 tốcđộ tăng lợi nhuận của chi nhánh cao nhất trong 3 năm.

3.5.2 Kết quả hoạt động tín dụng của MHB chi nhánh Bến Tre qua 3 năm (2006-2008)

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre, hoạt động tín dụng chiếm một vị trí quan trọng. Để thấy được

tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta xem xét bảng sau:

Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG MHB BẾN TRE QUA 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 28.728 36.241 69.552 7.513 26,15 33.311 91,92 Chi phí 23.950 28.992 55.178 5.042 21,05 26.186 90,32 Lợi nhuận 4.778 7.249 14.374 2.471 51,72 7.125 98,28

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)

69.552 28.728 36.241 55.178 28.992 23.950 14.374 7.249 4.778 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2006 2007 2008 Năm T ri ệ u đ ồ n g Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng của

Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre liên tục tăng qua các năm.

Cụ thể, năm 2006 thu được 4.778 triệu đồng đến năm 2007 tăng lên 7.249 triệu đồng, tăng thêm 2.471 triệu đồng (tương đương 51,72%) so với năm 2006. Lợi

nhuận năm 2008 tiếp tục tăng thêm 7.125 triệu đồng so với năm 2007, xét về tỷ

lệ thì năm 2008 tăng thêm 98,28%. Lợi nhuận hoạt động tín dụng tăng liên tục qua 3 năm, điều đó đã nói lên vai trò quan trọng của nó trong hoạt động kinh

doanh của ngân hàng. Qua đó cho ta thấy được công tác quản lý và thu hồi nợ

Hình 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)

của cán bộ nhân viên ngân hàng đạt kết quả cao. Ngoài ra, lợi nhuận hoạt động

tín dụng tăng còn phụ thuộc vào phương án kinh doanh của khách hàng. Khách hàng của chi nhánh đa phần làm ăn có hiệu quả nên đã trả nợ đúng hạn.

Lợi nhuận tăng đồng nghĩa với việc chi nhánh phải hoạt động nhiều hơn

vì vậy chi phí cho hoạt động tín dụng cũng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất là

năm 2008 chiếm 55.178 triệu đồng tăng 26.186 triệu đồng, (tương đương tăng

90,32%) so với năm 2007. Chi phí tăng do năm 2008 ngân hàng đã mở thêm Phòng giao dịch Mỏ Cày nên số lượng khách hàng đến giao dịch tăng thêm do đó

chi phí phục vụ cho quá trình hoạt động cũng tăng lên như: chi phí in ấn hợp đồng, chi phí thẩm định cho vay, lập phương án… Ngoài ra, ngân hàng còn phải

trả chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển để cho vay tại chi nhánh. Nguồn vốn này có chi phí cao hơn vốn huy động rất nhiều. Do đó, nó đã làm cho chi phí hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng qua 3 năm.

Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí chậm hơn tốc độ tăng thu nhập cụ thể là

năm 2007 thu nhập tăng 26,15% còn chi phí tăng 21,05%. Năm 2008 tốc độ này

tăng lên 90,32% còn tốc độ tăng thu nhập là 91,92%. Vì vậy, hoạt động tín dụng vẫn đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Năm 2008 là năm mà hoạt động tín dụng đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng, cụ thể là nó đem lại 69.552 triệu đồng, tăng 91,92% so với năm 2007. Thu nhập tăng nhanh vào năm 2008 là do đa số khách hàng đã khắc phục được hậu quả của cơn bão số 9 nên họ đã trả được nợ

cho ngân hàng, bằng chứng là doanh số thu nợ năm 2008 tăng 47,37% so với năm 2007. Trong khi đó năm 2007 chỉ tăng 46,15% so với năm 2006.

Tóm lại, hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động

kinh doanh của chi nhánh. Lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng ngày càng nhanh qua các năm.

3.5.3 So sánh hoạt động tín dụng với hoạt động kinh doanh của MHB Bến Tre qua 3 năm (2006-2008)

Để thấy được vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng đối với toàn bộ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)