7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )
3.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Bến Tre (2006-2008)
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một ngân hàng muốn tồn tại được
thì làm ăn phải có hiệu quả. Tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và chi phí là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng nói chung, Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL Bến Tre nói riêng. Để hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Bến Tre qua 3 năm (2006-2008) ta xem xét bảng sau:
77.280 30.240 38.760 64.915 26.611 32.946 12.365 3.629 5.814 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2006 2007 2008 Năm T ri ệu Đ ồ n g Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến tre luôn có lãi
năm sau cao hơn năm trước. Đây là điều kiện cần thiết để ngân hàng tồn tại và phát triển. Cụ thể như sau:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008) ĐVT: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu nhập 30.240 38.760 77.280 8.520 28,17 38.520 99,38
1. Thu từ lãi 28.728 36.241 69.552 7.513 26,15 33.311 91,92 2. thu ngoài lãi 1.512 2.519 7.728 1.007 66,60 5.209 206,78
II. Tổng chi phí 26.611 32.946 64.915 6.335 23,80 31.969 97,03
1. Chi phí lãi 23.950 28.992 55.178 5.042 21,05 26.186 90,32 2. Chi phí ngoài lãi 2.661 3.954 9.737 1.293 48,59 5.783 146,26
III. Lợi nhuận 3.629 5.814 12.365 2.185 60,21 6.551 112,67
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)
Lợi nhuận năm 2006 là 3.629 triệu đồng, năm 2007 là 5.814 triệu đồng tăng 2.185 triệu đồng, tương đương 60,21% so với năm 2006; năm 2008 lợi
nhuận tiếp tục tăng và đạt 12.365 triệu đồng tăng 6.551 triệu đồng, tương đương
112,67% so với năm 2007. Lợi nhuận của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre đạt được những kết quả khả quan như vậy là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là nhờ vào sự lãnh đạo điều hành đúng đắn của Ban lãnh đạo và quyết tâm của toàn thể nhân viên chi nhánh phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thứ hai là nhờ vào việc đa dạng hoá các loại hình cho vay, tích cực trong công tác huy động vốn và thu hồi nợ. Chi nhánh có nhiều chương trình thu hút nguồn
vốn nhàn rỗi như là mở thẻ ATM miễn phí cho các cơ quan có nhu cầu trả lương
cho nhân viên qua thẻ. Cụ thể là có 8 đơn vị chi lương qua thẻ ATM của MHB chi nhánh Bến Tre; với số thẻ là 311 thẻ. Tổng số thẻ MHB chi nhánh Bến Tre phát hành đến nay là 1509 thẻ; tổng số dư trên tài khoản đến nay là 943 triệu đồng. Ngoài ra hệ thống thẻ của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã tham gia liên minh thẻ Banknetvn. Khách hàng có thể rút tiền ở 3.500 máy ATM là thành viên của hệ thống thẻ liên minh này. Vì vậy, nó tạođiều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch thay vì trước đó khách hàng phải rút tiền trực tiếp tại
máy ATM do chính ngân hàng phát hành thẻ cho mình. Ngoài ra ngân hàng cũng đa dạng hoá hình thức hoạtđộng kinh doanh của mình như: hoạt động mua bán
ngoại tệ và thanh toán quốc tế ngày càng tăng trưởng, kết hợp giữa tài trợ xuất
nhập khẩu với thanh toán quốc tế nên đã thu hút được nhiều khách hàng.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là cho vay, cầm cố tài sản,
giấy tờ có giá, chuyển tiền, dịch vụ thanh toán. Trong đó hoạt động cho vay là chủ yếu nó chiếm trên 90% tổng thu nhập của chi nhánh. Năm 2006 thu được
28.728 triệu đồng, tăng lên 36.241 triệu đồng vào năm 2007 tăng 26,15% so với năm 2006, đến năm 2008 tăng thêm 33.311 triệu đồng cao hơn 91,92% so với năm 2007. Thu nhập từ lãi tăng là do trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008
nhu cầu vốn vay tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Bến Tre luôn tăng cho nên thu nhập cũng tăng theo. Tuy nhiên mức tăng năm 2008 so với năm 2007 cao hơn năm 2007 so với năm 2006 là do ngày 17 tháng 01 năm 2007 Phòng giao dịch Mỏ Cày đã chính thức đi vào hoạt động. Việc thành lập Phòng giao dịch Mỏ
ĐBSCL chi nhánh Bến Tre. Nó đã thu hút được phần lớn khách hàng của ba
huyện Mỏ Cày, Chợ Lách, Thạnh Phú đến giao dịch tại Phòng giao dịch, đặt biệt là đến vay vốn góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.
Để mang lại thu nhập cho chi nhánh thì chi nhánh phải sử dụng nhiều loại chi phí trong đó chi phí lãi vay là chủ yếu nó chiếm trên 85% tổng chi phí. Cụ thể là năm 2006 chiếm 23.950 triệu đồng tăng thêm 5.042 triệu đồng vào năm 2007 tương đương 21,05%. Tuy nhiên chi phí này tăng mạnh vào năm 2008 chiếm
55.178 triệu đồng trên tổng chi phí, tăng thêm 26.186 triệu đồng, tăng 90,32% so
với năm 2007. Trong năm 2007, 2008 chi phí tăng mạnh là do trong hai năm này
Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Bến Tre gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, chi nhánh phải sử dụng vốn điều chuyển với chi phí cao hơn so với
vốn huy động. Cụ thể, năm2007 vốn điều chuyển chiếm 64,10% trong tổng
nguồn vốn, năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 61,70%. Ngoài ra việc mở thêm phòng giao dịch cũng góp phần làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng
lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Vì vậy, lợi
nhuận của chi nhánh ngày một tăng thêm.
Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Bến Tre qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 luôn đạt hiệu
quả, lợi nhuận luôn tăng trưởng qua từng năm. Đặt biệt là năm 2008 tốcđộ tăng lợi nhuận của chi nhánh cao nhất trong 3 năm.
3.5.2 Kết quả hoạt động tín dụng của MHB chi nhánh Bến Tre qua 3 năm (2006-2008)
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre, hoạt động tín dụng chiếm một vị trí quan trọng. Để thấy được
tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta xem xét bảng sau:
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG MHB BẾN TRE QUA 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 28.728 36.241 69.552 7.513 26,15 33.311 91,92 Chi phí 23.950 28.992 55.178 5.042 21,05 26.186 90,32 Lợi nhuận 4.778 7.249 14.374 2.471 51,72 7.125 98,28
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
69.552 28.728 36.241 55.178 28.992 23.950 14.374 7.249 4.778 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2006 2007 2008 Năm T ri ệ u đ ồ n g Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng của
Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre liên tục tăng qua các năm.
Cụ thể, năm 2006 thu được 4.778 triệu đồng đến năm 2007 tăng lên 7.249 triệu đồng, tăng thêm 2.471 triệu đồng (tương đương 51,72%) so với năm 2006. Lợi
nhuận năm 2008 tiếp tục tăng thêm 7.125 triệu đồng so với năm 2007, xét về tỷ
lệ thì năm 2008 tăng thêm 98,28%. Lợi nhuận hoạt động tín dụng tăng liên tục qua 3 năm, điều đó đã nói lên vai trò quan trọng của nó trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Qua đó cho ta thấy được công tác quản lý và thu hồi nợ
Hình 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008)
của cán bộ nhân viên ngân hàng đạt kết quả cao. Ngoài ra, lợi nhuận hoạt động
tín dụng tăng còn phụ thuộc vào phương án kinh doanh của khách hàng. Khách hàng của chi nhánh đa phần làm ăn có hiệu quả nên đã trả nợ đúng hạn.
Lợi nhuận tăng đồng nghĩa với việc chi nhánh phải hoạt động nhiều hơn
vì vậy chi phí cho hoạt động tín dụng cũng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất là
năm 2008 chiếm 55.178 triệu đồng tăng 26.186 triệu đồng, (tương đương tăng
90,32%) so với năm 2007. Chi phí tăng do năm 2008 ngân hàng đã mở thêm Phòng giao dịch Mỏ Cày nên số lượng khách hàng đến giao dịch tăng thêm do đó
chi phí phục vụ cho quá trình hoạt động cũng tăng lên như: chi phí in ấn hợp đồng, chi phí thẩm định cho vay, lập phương án… Ngoài ra, ngân hàng còn phải
trả chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển để cho vay tại chi nhánh. Nguồn vốn này có chi phí cao hơn vốn huy động rất nhiều. Do đó, nó đã làm cho chi phí hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng qua 3 năm.
Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí chậm hơn tốc độ tăng thu nhập cụ thể là
năm 2007 thu nhập tăng 26,15% còn chi phí tăng 21,05%. Năm 2008 tốc độ này
tăng lên 90,32% còn tốc độ tăng thu nhập là 91,92%. Vì vậy, hoạt động tín dụng vẫn đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Năm 2008 là năm mà hoạt động tín dụng đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng, cụ thể là nó đem lại 69.552 triệu đồng, tăng 91,92% so với năm 2007. Thu nhập tăng nhanh vào năm 2008 là do đa số khách hàng đã khắc phục được hậu quả của cơn bão số 9 nên họ đã trả được nợ
cho ngân hàng, bằng chứng là doanh số thu nợ năm 2008 tăng 47,37% so với năm 2007. Trong khi đó năm 2007 chỉ tăng 46,15% so với năm 2006.
Tóm lại, hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động
kinh doanh của chi nhánh. Lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng ngày càng nhanh qua các năm.
3.5.3 So sánh hoạt động tín dụng với hoạt động kinh doanh của MHB Bến Tre qua 3 năm (2006-2008)
Để thấy được vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng đối với toàn bộ
hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta xem xét bảng tỷ trọng hoạt động tín dụng
so với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre sau:
Bảng 3: TỶ TRỌNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG SO VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MHB BẾN TRE (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chỉ tiêu HĐKD HĐTD % HĐKD HĐTD % HĐKD HĐTD % Thu nhập 30.240 28.728 95,00 38.760 36.241 93,50 77.280 69.552 90,00 Chi phí 26.611 23.950 90,00 32.946 28.992 87,90 64.915 55.178 85,00 Lợi nhuận 3.629 4.778 131,66 5.814 7.249 124,70 12.365 14.374 116,25
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
Như đã phân tích ở trên ta thấy, hoạtđộng tín dụng luôn giữ vai trò chủ đạo trong hoạtđộng kinh doanh của chi nhánh. Vì vậy, qua bảng số liệu 3 ta thấy
lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động kinh
doanh của chi nhánh. Cụ thể, năm 2006 lợi nhuận hoạt động tín dụng chiếm
131,66% trong hoạt động kinh doanh, năm 2007 chiếm 124,70% đến năm 2008
giảm còn 116,25%. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong lợi
nhuận hoạt động kinh doanh là do ngân hàng phải tốn nhiều cho phí đầu tư vào
hoạt động phi tín dụng. Đây là xu hướng chung của các ngân hàng trong giai
đoạn hiện nay đang chuyển dần sang lĩnh vực phi tín dụng; vì vậy chi phí đầu tư
hoạt động phi tín dụng lớn hơn lợi nhuận từ hoạt động này. Tuy nhiên tỷ trọng
này giảm chứng tỏ rằng khoảng cách chênh lệch giữa thu nhập và chi phí từ hoạt động phi tín dụng càng giảm, cụ thể là năm 2006 thu nhập từ hoạt động phi tín
dụng thấp hơn chi phí là 1.149 triệu đồng nhưng đến năm 2008 thì khoảng cách chênh lệch này giảm còn 574 triệu đồng. Chứng tỏ rằng lĩnh vực này bắt đầu đem
lại hiệu quả cho ngân hàng. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng
giảm dần, cụ thể năm 2006 hoạt động tín dụng chiếm 95% trong tổng thu nhập từ
hoạt động kinh doanh, tương đương với giá trị là 28.728 triệu đồng. Đến năm
2007 giảm còn 93.50% trong tổng thu nhập của chi nhánh, nhưng đến năm 2008
tiếp tục giảm còn 90% trong tổng thu nhập của chi nhánh. Điều đó cho ta thấy được ngân hàng đã dần dần chuyển sang lĩnh vực khác ít rủi ro hơn hoạt động tín
dụng như góp vốn liên doanh. Nhìn chung tỷ trọng của hoạtđộng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh giảm qua các năm, nhưng xét về giá trị thì nó tăng đều qua 3 năm, tăng mạnh nhất là vào năm 2008 với giá trị là 69.552 triệuđồng.
Xét về chi phí cho hoạtđộng tín dụng của chi nhánh thì nó cũng chiếm
tỷ trọng nhỏ dần trong tổng chi phí hoạt động của chi nhánh, Cụ thể năm 2006 là 23.950 triệuđồng, tương đương 90% trên tổng chi phí hoạtđộng kinh doanh của
chi nhánh. Năm 2007 chi phí này tăng lên 28.992 triệu đồng, tương đương 89,7%. Chi phí cho hoạtđộng tín dụng thấp nhất là năm 2008 chiếm 85% trong
tổng chi phí hoạt động kinh doanh, đạt giá trị là 55.178 triệu đồng. Chi phí cho hoạt động tín dụng ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí hoạt động
kinh doanh của chi nhánh là do hoạtđộng của chi nhánh đã dần chuyển sang lĩnh
khác ít rủi ro hơn. Cụ thể là Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long với Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chính thức ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực cung cấp và sử dụng dịch vụ truyền thông và hoạt động ngân hàng vào ngày 24/10/2007. Thông qua các hoạt động viễn thông,
mạng lưới văn phòng giao dịch hiện tại và sẽ xây dựng các dự án đầu tư của Viettel, MHB có điều kiện để tham gia góp vốn, đầu tư và cung cấp các sản
phẩm dịch vụ nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của
mình.
3.6 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009 3.6.1 Định hướng chung 3.6.1 Định hướng chung
Phát huy những kết quả đạt được, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn
chế, căn cứ mục tiêu định hướng kinh doanh của hệ thống, nhiệm vụ chung năm
2009 của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre là: “Tiếp tục cũng cố hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động tạo nền tảng để ổn định và phát triển bền vững”.Năm 2009 Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre
phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Nguồn vốn huy động phấn đấu đạt mức tăng trưởng tối thiểu 12% so với năm 2008.
- Đầu tư tín dụng phấn đấu đạt mức tăng trưởng tối thiểu 20% so kết quả
thực hiện năm 2008, cơ cấu dư nợ ngắn hạn tối thiểu là 60% tổng dư nợ.
- Khống chế nợ xấu không vượt quá 1% trên tổng dư nợ, nợ nhóm 2 dưới
8% trên tổng dư nợ, chênh lệch thu nhập - chi phí tăng tối thiểu 40% so với thực
hiện năm 2008, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để không ngừng nâng
cao hiệu quả các mặt hoạt động, đảm bảo an toàn hoạt động về mọi mặt.
3.6.2 Kế hoạch kinh doanh năm 2009
a. Nguồn vốn
Phấn đấu tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ, đảm bảo từng bước cân đối nguồn vốn tự lực, hiệu quả kinh doanh theo định hướng Trung Ương,
tổng nguồn vốn tăng 12%, trong đó vốn huy động tại chỗ tăng 15,2% so với kế
hoạch thực hiện năm 2008. Trong cơ cấu vốn huy động, vốn huy động có kỳ hạn tăng 21% so với kế hoạch thực hiện năm 2008, chiếm 95,7% tổng vốn huy động.
b. Đầu tư tín dụng
Tổng dư nợ tăng 19,6%, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 46,7% so với kế
hoạch thực hiện năm 2008. Trong đó cơ cấu từng loại dư nợ như sau:
- Cơ cấu dư nợ ngắn hạn: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở tăng 200% so
với kế hoạch thực hiện năm 2008, cho vay đối tượng khác tập trung vào các đối