Tài trong thơ Trần Tế Xương

Một phần của tài liệu Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương từ góc nhìn so sánh (Trang 32)

III. Phân tích và nhận xét

2. tài trong thơ Trần Tế Xương

Tú Xương sinh sau Hồ Xuân Hương khoảng một thế kỉ. Ông sống vào những thập niên cuối cùng của thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp cơ bản đã bình định xong toàn cõi Việt Nam. Sự thống trị của thực dân đã dẫn đến nhiều thay đổi. Trước hết là lối sống với những trò lố lăng của xã hội ngang nhiên diễn ra trong buổi Tây Tầu lẫn lộn đó. Rồi đến văn hoá, đạo đức... Sống trong một thời đại đầy bão táp với những chuyển biến dữ dội như thế Tú Xương có một đôi mắt nhìn và một tinh thần khác với các nhà nho phong kiến. Điều này ảnh hưởng tới cảm hứng thơ cũng như chi phối hệ thống đề tài của ông. Bên cạnh việc tiếp nối những đề tài vốn đã quen thuộc của thơ ca dân gian ông còn có những đề tài nóng hổi tính thời sự, phản ánh thời cuộc đảo điên trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu những đề tài có yếu tố dân gian trong thơ ông. Như trên đã thống kê, đó là đề tài về người phụ nữ, đề tài về quan lại phong kiến.

a. Đề tài về người phụ nữ

Cũng giống như Hồ Xuân Hương người phụ nữ có vị trí khá đặc biệt trong thơ Trần Tế Xương. Ông viết về vợ mình, về những người xung quanh cuộc sống của mình với nhiều thái độ và cung bậc tình cảm khác nhau. Có người thì ông đề cao, trân trọng, yêu thương, nhưng cũng có người thì ông lên án và phê phán. Về kiểu người thứ nhất, tiêu biểu là nhân vật bà Tú- vợ của nhà thơ. Viết về vợ trong văn học thật hiếm, ca ngợi vợ mình với niềm trân trọng và yêu thương hết mực thì có lẽ càng hiếm hơn. Tú Xương đã viết về vợ mình bằng tất cả tấm lòng, gan ruột. Tình cảm mà ông gửi gắm như trĩu nặng trong từng câu thơ rất chân thành, xúc động:

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

(Thương vợ)

Hình ảnh bà Tú trong bài thơ là một người phụ nữ đảm đang, vì chồng, vì con hết mực. Bà như thân cò trong ca dao xưa:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng nước mắt nỉ non

Hình ảnh con cò trong ca dao đã tội nghiệp, thì hình ảnh thân cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò ấy không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian (như ca dao) mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian. "Khi quãng vắng" nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Nhưng không quản những khó khăn, hiểm nguy ấy, bà Tú hàng ngày vẫn bươn chải để lo cho chồng, con. Tú Xương thấu hiểu nỗi vất vả của vợ, chứng tỏ ông thương vợ biết nhường nào. Những câu thơ được viết ra từ tình yêu thương thật tự nhiên, chân thành và xúc động. Công lao của bà Tú to lắm vì gánh nặng trên vai bà không chỉ có năm miệng ăn của con mà còn có một ông chồng Tú Xương với nhiều nhu cầu đặc biệt. Tú Xương ca ngợi vợ nhưng cũng là cách để tự trách mình- trụ cột trong gia đình mà lại thành gánh nặng cho vợ. Hình ảnh bà Tú trong bài thơ hiện lên thật đẹp. Đẹp trong sự tảo tần, trong sự hi sinh. Đó chính là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam mà thơ ca dân gian đã nhiều lần đề cập đến.

Tú Xương thương vợ, cảm phục vợ, vì thế ngay cả khi bà Tú còn sống ông vẫn làm một bài văn tế sống để đề cao công lao của bà. Hình ảnh bà Tú trong bài văn tế được khắc hoạ rõ nét từ hình dáng đến tính cách, cả cái tính hay lam, hay làm:

Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo hay gầy Người ung dung tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười

Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào rơi nói thợ

(Văn tế sống vợ)

Trong lịch sử văn học, chắc chỉ có Tú Xương làm văn tế sống vợ mình. Cách bày tỏ tình cảm của Tú Xương thật độc đáo. Bằng những lời lẽ thống thiết của thể loại văn tế ông vừa khắc hoạ được hình ảnh của bà Tú, vừa thể hiện được sự yêu thương, trân trọng của mình.

Không chỉ viết về vợ mình với tất cả tấm lòng, Tú Xương còn dành tình cảm, sự cảm thông cho những cô gái chịu cảnh thiệt thòi trong xã hội. Trong bài thơ "Lấy lẽ" ông viết:

Cha kiếp sinh ra phận má hồng Khéo thay một nỗi lấy chồng chung Mười đêm chị giữ mười đêm cả Suốt tháng em nằm suốt tháng không Hầu hạ đã cam phần cát luỹ

Nhặt khoan còn ỏm tiếng Hà Đông Ai về nhắn bảo đàn em bé

Có ế thì tu chớ có chung

(Lấy lẽ)

Nhà thơ như nhập vào nhân vật để cảm thông, chia sẻ. Như trên có nhắc tới, ca dao xưa rất hay đề cập tới nỗi khổ của những người rơi vào hoàn cảnh chung chồng. Nhưng nếu trong ca dao chỉ mới nêu lên nỗi khổ

của họ một cách ngậm ngùi thì Tú Xương đi xa hơn, ông lớn tiếng nói lên quan điểm thông qua tiếng chửi đời rất thấm thía: "Cha kiếp sinh ra phận má hồng" và còn khuyên những cô gái trẻ: "Có ế thì tu chớ có chung". Lời khuyên ấy thực ra chỉ có ý nghĩa phê phán những quy định, luật lệ trái khoáy của xã hội. Chính nó mới là nguyên nhân cướp đi hạnh phúc của những cô gái má hồng.

Là một nhà thơ có trái tim nhân hậu, Tú Xương còn thương cảm những cô gái bán hoa với nỗi nhọc nhằn về thể xác và ê chề về tâm hồn vì cuộc mưu sinh. Nhất là trong những ngày Tết, tình cảnh của các cô thật đáng buồn biết bao:

Chị hỡi chị, năm nay túng lắm Biết làm sao Tết đến nơi rồi

(Tết cô đâu)

Nhà thơ thông cảm với những con người bất hạnh đó nhưng xét ra thì hoàn cảnh của ông nào có hơn gì? Cũng nghèo túng, cũng nhục nhằn. Vậy mà tấm lòng ông vẫn mở rộng để an ủi và xoa dịu đi nỗi buồn của những cô gái kém may mắn đó.

Không chỉ viết về những người phụ nữ mà ông trân trọng và thương cảm, Tú Xương còn viết về những người đàn bà lẳng lơ, đĩ thoã, lố lăng và xấu xa. Đó là những sản phẩm của cái xã hội Tây ta lẫn lộn. Nếu như trong ca dao các tác giả đã từng mỉa mai:

-Gái đâu có gái lạ đời

Chỉ trừ có một ông trời không chim - Vắng chồng thì lại có chồng Tội gì mà chịu nằm không một mình

....

Tú Xương khắc hoạ đậm nét thêm những tính xấu của những người đàn bà trong xã hội ông. Không chỉ để phê phán họ mà còn để cảnh tỉnh

thói đời, với sự tha hoá xuống cấp của đạo đức, nhân phẩm. Điều này khác với Hồ Xuân Hương, trong thơ bà người phụ nữ bao giờ cũng đẹp, đáng trân trọng, nâng niu. Nguyên nhân là do Tú Xương sống trong thời đại mà những giá trị văn hoá truyền thống đang bị lung lay, xáo trộn và thay đổi. Trong môi trường ấy người ta dễ đánh mất mình. Tú Xương nhắc đến một số chân dung tiêu biểu. Trước hết là cô gái đĩ "thật gớm ghê":

Ra tuồng gái goá khi còn trẻ Như chuyện chồng xa lúc chửa về Nói nói cười cười theo gọng tỉnh Khăn khăn áo áo giữ màu quê

(Chế gái đĩ)

Nhà thơ thực sự bất bình với thái độ giả dối của kẻ: "bề ngoài có vẻ ngây thơ, chung thuỷ làm cho người khờ khạo đắm say nhưng thực ra lại đưa người cửa trước, rước người cửa sau".

Những cô gái đĩ giả dối và đĩ thoã còn cớ để ta hiểu và thông cảm, nhưng ngay cả những đức bà lên mặt phu nhân, hay những cô mang danh chính chuyên cũng đĩ thoã chẳng kém. Hãy xem ông miêu tả về những mệnh phụ phu nhân:

Tráp tròn sơn đỏ bà quyết theo trai ...

Đôi đức bà lên mặt phu nhân, ngón đĩ thoã bà nào cũng nhất

(Kể lai lịch) Hay những cô lên mặt chính chuyên:

-Ra đường đáng giá người trinh thục Trong dạ sao mà những gió trăng Mới biết hồng nhan là thế thế Trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng

Hoặc những người đàn bà goá đi dan díu cả với người tài phú của mình khiến nhà thơ phải thốt lên kinh ngạc:

Con người như thế mà như thế Như thế thì ra nghĩ cũng xằng

(Gái góa nhà giầu)

Chứa ai chẳng chứa chứa thằng Cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng

(Chị Hằng thằng Cuội)

Còn rất nhiều chân dung những người đàn bà tha hoá đạo đức, nhân cách như thế như những ả gái buôn hay những kẻ tham tiền, tham vị... Cái nhìn bao quát và sâu sắc của Tú Xương đã giúp cho hình tượng thơ ông sống động, chân thực hơn. Nối tiếp nguồn đề tài của thơ ca dân gian nhưng cảm quan hiện thực đã chi phối trong cách nhìn, cách nghĩ, giúp ông xây dựng những nhân vật phụ nữ khá điển hình cho xã hội thời ông.

So sánh với đề tài người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương ta nhận thấy điểm giống nhau của hai nhà thơ ở mảng đề tài chung này là họ đều ca ngợi vẻ đẹp từ hình thức tới tâm hồn của những người phụ nữ chân chính. Nếu ở Xuân Hương bà chú ý tới vẻ đẹp của cá tính mạnh mẽ thì ở Tú Xương ông quan tâm đến sự hi sinh thầm lặng. Điểm khác nhau là nếu ở trong thơ Xuân Hương những người phụ nữ bao giờ cũng đẹp dù vẻ đẹp ấy ít nhiều còn mang tính trừu tượng thì ở thơ Tú Xương người phụ nữ đã được khắc hoạ trong cái nhìn đa diện, cả tốt lẫn xấu. Đặc biệt họ hiện lên khá chân thực và cụ thể, đó là những con người có tên tuổi và quê quán, thật như trong đời thường.

b. Đề tài quan lại

Có thể nói đây là mảng đề tài được Tú Xương đặc biệt chú ý. Chính vì thế mà số lượng bài thơ ông viết về quan lại chiếm tới 25% trong tổng số thơ của ông:( 28/151 bài ). Quan lại vốn là một đối tượng mà dân gian ta

hay nhắc tới để châm biếm, đả kích. Chúng ta đã rất quen thuộc với những câu ca dao như:

Ban ngày quan lớn như thần Ban đêm quan lớn tần mần như ma

Ban ngày quan lớn như cha Ban đêm quan lớn rầy rà như con

Hay như những câu ca dao phê phán thói hợm hĩnh:

Cậu cai nón dấu lông gà

Ngón tay đeo nhẫn mặn mà dương oai Ba năm được một chuyến sai áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê

Có khi dân gian lại đả kích sự dâm đãng, mất nhân cách của bọn chúng:

Em là con gái đồng trinh Em đi bán rượu qua dinh ông Nghè

Ông Nghè cho lính ra ve - Trăm lạy ông Nghè em đã có con

- Có con thì mặc có con

Thắt lưng cho tròn mà lấy chồng quan

Rồi thói tham lam, chỉ biết vơ vét về mình:

Chơi với quan viên Kẻ V

Không còn bát mẻ mà ăn

Như vậy qua lăng kính của các tác giả dân gian, quan lại chỉ là một lũ háo sắc, háo danh, tham lam và ngu dốt. Cha ông ta đã lên án những kẻ như thế không tiếc lời. Nối tiếp mạch cảm hứng đó, Tú Xương đã mở một phòng tranh triển lãm, ở đó có rất nhiều bộ mặt quan tham, nhưng bộ mặt nào cũng xấu xa, gớm giếc. Chúng ta hãy thử xem lướt qua phòng tranh của ông. Đầu tiên ta sẽ gặp ông đốc học dốt nát nhưng lại rất ham mê cờ bạc:

Ông về đốc học đã bao lâu Cờ bạc rong chơi rặt một màu

(Chế ông đốc học)

Tiếp đến là ông tri phủ Xuân Trường tham lam, chỉ biết có tiền:

Chữ y chữ chiểu không phê đến Ông chỉ quen phê một chữ tiền

(Đùa ông phủ) Rồi thì ông huyện mà lại mù chữ:

Chẳng hay gian dối vì đâu vậy Đ.mẹ thằng ông biết chữ gì

(Chế ông huyện) Ông ấm không ra ấm mà lại ra nồi:

ấm không ra ấm ấm ra nồi

ấm chạy loăng quăng ấm chẳng ngồi

(Bỡn ông ấm Điềm)

Ông đồ thì thực chất là thằng bán sắt với hình dáng thật đáng ghê:

Hỏi ra mới biết thằng bán sắt Mũi nó gồ gồ trán nó giô

(Giễu ông đồ Bốn ở phố hàng Sắt) Ông cử Nhu thì vừa dốt lại vừa ngu:

Thi khảo khoa này bác cử Nhu Thật là vừa dốt lại vừa ngu

(Ông cử Nhu)

Còn biết bao những ông quan khác như ông tiến sĩ với lối văn đáng gớm: "Nghe văn mà gớm cho ông mãi" hay những ông quan từ mặt mũi đến nhân cách đều xấu xa: "Thành thì đen kịt đốc thì lang", những chú Hàn quá dốt nhưng lại đậu được là do lạy lục xin xỏ: "Đậu lạy quan xin nọ chú Hàn"... Mỗi chân dung quan Tú Xương chỉ vẽ bằng một nét tiêu biểu nhưng cũng đủ vùi chúng xuống bùn đen. Tú Xương khách quan miêu tả

nhưng nhiều lúc ông không nén nổi cảm xúc của mình. Cái tôi chủ quan được thể hiện cũng khá rõ. Ông chế (Chế ông đốc học, Chế ông huyện); ông đùa (Đùa ông phủ, Đùa ông Hàn); ông giễu: (Giễu ông đội, Giễu ông đồ Bốn ở phố hàng Sắt ); ông bỡn (Bỡn ông ấm Điềm); ông cười: (Cười ông Hàn); ông chửi: (Chửi cậu ấm)... Mỗi loại quan ông lại có thái độ khác nhau, có khi chỉ giễu đùa cho vui như khi ông viết về ông ấm Điềm nhưng đa phần là khinh ghét, căm tức. So sánh với thơ Xuân Hương, nếu như Xuân Hương chỉ chú ý và có thái độ giễu cợt đối với bọn học trò và hiền nhân quân tử thì Tú Xương đã đi sâu hơn vào xã hội quan lại để phanh phui ra những thói hư tật xấu của bọn chúng. Tú Xương không sợ sệt hay nể vì, ông thẳng thắn tố cáo và bày tỏ quan điểm khinh ghét của mình. Chưa bao giờ người ta lại thấy trong thơ chân dung quan lại đông đúc như thế. Tất cả đều lố nhố, lố lăng, đáng ghét. Nào là quan ta, nào là quan Tây nhưng chúng nào có khác gì nhau. Đều là những kẻ ngu dốt, tham lam, giỏi bịp bợm. Viết về đề tài này thơ ông "choang choang những tiếng tả thực" bởi chỉ có tả thực mới lột tả hết được tận cùng bản chất cũng như những thói hư tật xấu.

Tiếp nối dòng thơ trào phúng về những đối tượng quan lại phong kiến, thơ Trần Tế Xương đã đi gần với ca dao. Nhưng nét độc đáo của Tú Xương chính là ông đã điển hình hoá những bộ mặt quan lại mang đậm dấu ấn của thời đại ông.

So sánh với Xuân Hương, Tú Xương giống Xuân Hương trong cái nhìn có tính phê phán đối với những kẻ có quyền nhưng lại ngu si, dốt nát trong xã hội. Nhưng nếu Hồ Xuân Hương chỉ dừng lại ở mức chế bọn người có học, bọn quân tử, thì Tú Xương ông đã đi xa hơn, vào thẳng xào huyệt của bọn quan lại phong kiến để phanh phui những thói tật của bọn chúng. Thái độ của Tú Xương cũng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Nguyên nhân có lẽ do thời đại ông bộ mặt quan lại đã tha hoá biến chất đến cực độ. Nên người có lương tâm và phẩm giá như Tú Xương không thể làm ngơ, để

cho lũ hống hách ấy lộng quyền được. Ông viết những bài thơ trào phúng như những lưỡi dao lách vào trúng tim đen của những kẻ quan tham.

c. Đề tài về hiện thực thói đời

Như trên đã nhắc đến thời đại Tú Xương là thời đại cũ- mới, Tây- ta lẫn lộn. Xã hội cũ thì đang tàn với những con người nghèo khổ, băn khoăn, uất ức. Xã hội mới với những con người lố lăng, giả dối không còn chút lương tâm, chỉ biết có tiền, ngoi lên địa vị thống trị. Thơ văn Tú Xương phản ánh bộ mặt thật của thời đại, đồng thời cũng phản ánh tâm sự của những người thất thế trước sự xa đoạ của xã hội mới đó. Không những

Một phần của tài liệu Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương từ góc nhìn so sánh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w