0
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ của Hồ Xuân Hương

Một phần của tài liệu YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH (Trang 85 -85 )

III. Phân tích và nhận xét

1. Ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ của Hồ Xuân Hương

Ngôn ngữ văn học dân gian (thành ngữ, tục ngữ, ca dao) là một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ dân tộc. Nó giúp biểu hiện trí tuệ, tâm hồn dân tộc cũng như thổi vào những sáng tác thơ văn bác học tinh thần bình dị, mộc mạc và dân dã. Từ xa xưa, cha ông ta đã có ý thức tìm về với ngôn ngữ văn học dân gian nhưng việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ này là cả một qúa trình. Nhìn chung trong sự phát triển của Đường luật Nôm, bộ phận ngôn ngữ văn học dân gian ngày càng được gia tăng về số lượng. Theo như tác giả Lã Nhâm Thìn nếu trong "Quốc âm thi tập" một câu thơ có thành

ngữ, tục ngữ /79,5 câu thơ, đến Hồ Xuân Hương tỉ lệ này là 1/26,8 và đến Tú Xương là 1/ 57,5. Hồ Xuân Hương và Tú Xương là hai nhà thơ sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian ở mức độ cao nhất. Chúng ta sẽ tìm hiểu hệ thống ngôn ngữ này ở từng nhà thơ để thấy được sự độc đáo, tài năng của từng tác giả.

a. Thơ Hồ Xuân Hương

Trong các tác giả thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương là người sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao với tỉ lệ cao nhất. Chính vì thế mà bà được gọi là "thi sĩ bình dân" hay "thi sĩ của dân gian". Xuân Hương đã làm cho những câu thơ của mình duyên dáng, ý nhị hơn, hàm súc cô đọng hơn, bình dị dân dã hơn nhờ những yếu tố ngôn ngữ đó. Khác với nữ sĩ cùng thời Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Hương không hay dùng những ngôn ngữ mang tính chất trang trọng, tôn nghiêm, bà thích được hoà nhịp vào hơi thở của thơ ca dân gian bằng những ngôn từ giản dị, bằng những thành ngữ, tục ngữ được bà gia công lại và thổi hồn mình vào. Ta bắt gặp những "Thân em..." mềm mại và dịu dàng như trong những câu ca dao nhưng đằng sau nó vẫn là một cá tính gai góc Xuân Hương. Ta bắt gặp những thành ngữ, tục ngữ vốn quen thuộc nhưng vào thơ Xuân Hương lại mang một ý nghĩa hoàn toàn mới. Xuân Hương hay sử dụng thành ngữ hơn so với tục ngữ. Bởi bà là người thích sáng tạo mà tục ngữ lại là những câu có cấu trúc khép kín về nghĩa. Còn thành ngữ là một cấu trúc nghĩa mở. Cái ý không trọn vẹn trong thành ngữ bà có thể làm nó trọn vẹn theo tính chất chủ quan của mình. Chính vì vậy những thành ngữ bình thường vốn mang một nét nghĩa khác nhưng khi vào thơ Xuân Hương nó lại truyền tải một thông điệp hoàn toàn mới mẻ. Ví như những thành ngữ: "Thăm ván bán thuyền", "làm mướn không công" vốn là để chỉ hoạt động kinh tế, những thành ngữ "bạc như vôi", "nòng nọc đứt đuôi", "cố đấm ăn xôi"... vốn là để chỉ hoạt động ứng xử nhưng khi vào thơ Xuân Hương nó đều chỉ chứa một chức năng thể hiện duyên phận của người phụ nữ:

Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi

( Mời trầu)

ấy ai thăm ván cam lòng vậy

Ngán nỗi ôm thuyền những tấp tênh

( Tự tình I )

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn mướn không công

( Làm lẽ )

Đó là nét độc đáo trong sử dụng thành ngữ của Xuân Hương. Ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ bà không chỉ góp phần biểu đạt trí tụê Việt Nam mà còn góp phần biểu đạt tình cảm, tâm hồn dân tộc. Nó không chỉ mang những ý nghĩa khô cứng, mà dạt dào tình ý của Xuân Hương. So sánh cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương với các tác giả thời trước ta sẽ thấy rõ sự khác biệt. Hãy đọc một số câu thơ có sử dụng thành ngữ của Nguyễn Trãi:

Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn Nếu có sâu thì bỏ canh

(Bảo kính cảnh giới - số 9)

ở bầu thì dáng ắt nên tròn

(Bảo kính cảnh giới - số 21) Hay của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Vuốt mặt còn chừa qua mũi nọ Rút dây lại lệ động rừng chăng

(Bạch Vân quốc ngữ thi tập - bài 89)

Rõ ràng việc sử dụng những thành ngữ, tục ngữ chủ yếu nhằm thực hiện chức năng triết lí và giáo huấn, mang ý nghĩa khách quan, không chứa đựng tình cảm riêng tư của tác giả. Xuân Hương thì khác. Thành ngữ trong

thơ bà in đậm nét cái tôi cá nhân. Bà truyền tình cảm, cảm xúc của mình vào trong những thành ngữ vốn khô khan đó. Ví như trong câu "Đừng xanh như lá bạc như vôi', chỉ thêm một chữ "đừng" mà đã diễn tả hết được tâm tình, ước nguyện riêng tư của nữ sĩ. Nó làm cho câu thơ tha thiết và mang nặng cảm xúc Xuân Hương.

Một điểm khác nhau nữa là nếu các tác giả trước Xuân Hương chủ yếu sử dụng thành ngữ, tục ngữ thì đến Xuân Hương, bóng dáng của những câu ca dao đã xuất hiện trong thơ bà. Ví như trong câu thơ ngắn gọn: "Không có, nhưng mà có, mới ngoan" để bà bão chữa cho những nạn nhân nhẹ dạ cả tin, có lẽ là sự tiếp thu tinh thần của hai câu ca dao quen thuộc:

Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự thường

Hay như trong cách xưng hô, bà đã học từ ca dao cái mô típ "Thân em..." quen thuộc:

Thân em như quả mít trên cây Vỏ nó sù sì múi nó dầy

(Quả mít)

Tuy vậy nhưng tinh thần của bài thơ thật mới mẻ. Nó giúp cho người đọc hiểu được cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương.

Sự trở về với ngôn ngữ văn học dân gian làm cho thơ Xuân Hương bình dị và gần gũi biết bao. Sự trở về ấy cũng cho thấy tài năng của nữ sĩ. Bà đã thổi hồn mình vào những thành ngữ, tục ngữ quen thuộc, đem đến cho nó một ý nghĩa biểu tượng hoàn toàn mới mẻ. Bà lồng vào trong những ngôn ngữ bình dân ấy cả tâm tư, tình cảm của mình, khiến cho nó thật giầu sức gợi. Đó chính là điểm độc đáo của Xuân Hương so với các tác giả thời trước bà. Học tập ngôn ngữ văn học dân gian, đổi mới và sáng tạo nó, Xuân Hương đã làm giầu đẹp thêm vốn ngôn ngữ của dân tộc.

Cũng giống như Hồ Xuân Hương, để thể hiện những đề tài mang đậm chất dân gian Trần Tế Xương đã tìm về với ngôn ngữ văn học dân gian giầu sức gợi. Ông sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao với mật độ khá cao, chính vì thế nhiều câu thơ của ông như tiếng nói bình dị của người dân lao động cất lên trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chẳng còn gianh giới phân biệt giữa thơ văn bình dân và bác học nữa. Như trong bài thơ "Thương vợ":

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

(Thương vợ)

"Thân cò" là một hình ảnh biểu tượng giầu sức gợi từng xuất hiện rất nhiều trong ca dao. Đi kèm với nó là những thành ngữ: "Một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa", "lặn lội thân cò", giúp ta hình dung ra hình ảnh tảo tần của bà Tú. Với việc sử dụng chất liệu dân gian, những câu của Tú Xương trở nên bình dị, ngọt ngào, sâu lắng. Nó đi vào lòng người nhẹ nhàng như lời ru về cánh cò của mẹ.

Viết về người vợ đảm đang bao giờ Tú Xương cũng dùng thứ ngôn ngữ giản dị nhưng lắng sâu, biểu cảm như thế. Trong bài "Văn tế sống vợ" ông viết:

Con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ

Tiếng có miếng không gặp chăng hay chớ

Đầu sông bãi bến đua tài buôn chín bán mười Trong họ ngoài làng vụng lẽ chào rơi nói thợ

(Văn tế sống vợ)

Những thành ngữ được vận dụng khéo léo trong bài thơ giúp gợi ra hình ảnh bà Tú- một người phụ nữ Việt Nam đảm đang nhân hậu, giầu lòng yêu thương.

Không chỉ dành viết về bà Tú mà trong nhiều trường hợp những chất liệu ngôn ngữ dân gian còn giúp ông tái hiện chính xác hiện thực xã hội đương thời với những cảnh hết sức lố lăng, ô hợp. Ví như cảnh quan hệ giữa mẹ vợ và chàng rể:

Ai về nhắn bảo việc này cho Nhắn bảo ai rằng việc nhỡ to Chép miệng bà nuôi to cái dại Phờ râu ông rể ẵm con so Cắm sào sâu quá nên thêm khổ Néo chặt dây vào phải hoá lo

(Mẹ vợ với chàng rể)

Sử dụng hai thành ngữ "cắm sào sâu khó nhổ", "già néo đứt dây", Tú Xương đã diễn tả được chuyện xảy ra giữa mẹ vợ và chàng rể khiến hai người đó phải dở khóc, dở cười.

Phê phán kẻ bợm già Tú Xương mượn ý của câu thành ngữ "Nợ như chúa Chổm":

Thầy thầy tớ tớ phố xênh xang Thoạt nhác trông ra ngỡ cóc vàng Kiện hết sở tuần vô sở uý

Khi thì thầy số lúc thầy lang Công nợ bớp bơ hình chúa Chổm Phong lưu đài các giống ông hoàng

(Bợm già)

Hoá ra kẻ lên mặt phong lưu, thầy thầy tớ tớ phố xênh xang như thế chỉ là một kẻ bợm già với những món nợ đeo nặng như chúa Chổm. Chỉ bằng một hình ảnh thơ, Tú Xương đã lột mặt thật của kẻ mà thoáng trông qua "ngỡ cóc vàng".

Nói tới sự suy đồi của đạo học trong buổi " Đạo học ngày nay đã chán rồi", cũng như sĩ khí rụt rè của tầng lớp nhà nho Tú Xương dùng những thành ngữ thật chính xác và biểu cảm:

Sĩ khí rụt rè gà phải cáo

Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi Tôi đâu dám mỉa làng tôi nhỉ Trình có ông tiên thứ chỉ tôi

( Than đạo học )

Khí tiết của người trí thức nho sĩ suy yếu đến như con gà trước mặt con cáo. Văn bài thi ở trường thì nói liều theo ý quan trường, miễn đỗ là được, bất chấp cả lương tâm đạo nghĩa! Sự suy đồi của đạo học cũng là sự suy đồi của cả một xã hội đương thời- cái xã hội mà người ta "vứt bút lông đi viết bút chì", mong muốn được đi làm thầy phán để "Sớm rượu sâm banh sáng sữa bò". Xã hội ấy đang diễn ra bao cảnh nhốn nháo, ô hợp khiến Tú Xương và những người còn lương tâm, phẩm giá không khỏi bực mình, ngao ngán.

Phê phán sự xảo quyệt trong phẩm chất con buôn, thương hại sự ngờ nghệch của những kẻ vì háo sắc, ưa ngọt mà mắc lừa, Tú Xương đã mượn câu thành ngữ : "Thả vỏ quýt, ăn mắm ngấu" để diễn tả:

Nước buôn như chị mới ăn người Chị thấy ai ru chị cũng cười ...

Thả quýt nhiều anh ăn mắm ngấu Lên rừng mà hỏi chú đười ươi

( Gái buôn II )

Những kẻ khờ tưởng như chịu thiệt thòi một chút thì sẽ lấy được lòng của ả gái buôn như thả vỏ quýt sẽ làm cho mắm nhanh ngấu nhưng nào có biết rằng mình đã bị mắc lừa như chú đười ươi ở trên rừng. Thật đáng thương thay cho những anh chàng khờ khạo!

Như vậy cũng giống như Hồ Xuân Hương, thành ngữ, tục ngữ trong thơ Tú Xương được vận dụng hết sức linh hoạt và khéo léo. Nó không phải là những câu giáo huấn luân lí hay đạo đức nữa mà đã được Tú Xương biến hoá thành những hình ảnh giầu sức gợi. Nó giúp gợi lên những vấn đề của hiện thực xã hội đương thời cũng như giúp Tú Xương bày tỏ được thái độ và quan điểm của mình.

Không chỉ sử dụng thành công tục ngữ, thành ngữ, Tú Xương còn rất tài tình trong việc đưa vào thơ những hình ảnh quen thuộc trong ca dao cũng như âm hưởng ngọt ngào mà sâu lắng của nó. Ví như trong bài thơ " Đêm hè" ta thấy rõ sự ảnh hưởng của ý và tình từ ca dao. Ca dao viết:

Đêm qua chớp bể mưa nguồn Hỏi người tri kỉ có buồn hay không Cá buồn cá lội thung thăng

Người buồn người biết dãi dằng cùng ai

Và đến Tú Xương :

Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn

Bối rối tình duyên cơn gió thoảng

Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông Khăn khăn áo áo thêm rày chuyện

Ngủ quách sự đời thây kẻ thức Chùa đâu chú trọc đã hồi chuông

( Đêm hè )

Vẫn là cái đêm với nỗi niềm của một người không ngủ. Nhưng nếu ca dao nguyên cớ của nỗi buồn là do chớp bể với mưa nguồn thì với Tú Xương, cái buồn đến tự trong lòng, tràn ra từ cõi lòng mà không phải ngoại cảnh tác động. Nếu trong ca dao là nỗi niềm nhớ thương, tương tư của trai gái thì ở Tú Xương là nỗi lòng của kẻ đau xót trước thói đời, muốn thay đổi mà đành bất lực. Muốn nhắm mắt làm ngơ, muốn ngủ quách sự đời nhưng nào có được. Tấm lòng ấy cứ thao thức, cứ buồn bã suốt đêm dài.

Một số bài thơ khác của Tú Xương có ngôn ngữ và âm hưởng của ca dao đậm nét đến mức nếu không đề tên tác giả, người đọc có thể lẫn đó là những sáng tác dân gian. Như bài " Hoá ra dưa":

ước gì anh hoá ra dưa

Để cho em rửa nước mưa chậu đồng ước gì anh hoá ra hồng

Để cho người bế người bồng trên tay

( Hoá ra dưa ) Giúp ta liên tưởng đến câu ca dao quen thuộc:

ước gì sông rộng một gang Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi

Hoặc trong bài "áo bông che bạn" ta cũng thấy sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ của ca dao với ngôn ngữ của nhà thơ:

Ai ơi còn nhớ ai không?

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu Nào ai có tiếc ai đâu

Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ Kẻ về khóc trúc, than ngô một mình

Non non, nước nước, tình tình Vì ai lận đận, cho mình ngẩn ngơ

(áo bông che bạn)

Có thể nói, ngôn ngữ ca dao và âm hưởng của câu thơ lục bát ngọt ngào đã làm tăng màu sắc trữ tình cho thơ Tú Xương. Bên cạnh những bài thơ đầy tính hiện thực, mang giá trị phê phán, tố cáo, những câu thơ trong trẻo và mát lành như thế thật đáng yêu biết bao. Nó như những dòng nước mát giữa cái oi bức, ngột ngạt của mùa hè.

*Nhận xét:

Qua kết quả thống kê, phân loại và sự phân tích bên trên có thể nhận thấy Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đều sử dụng rất nhiều ngôn ngữ văn học dân gian. Sự giống nhau ở họ là vận dụng vốn ngôn ngữ tinh hoa của dân tộc ấy một cách sáng tạo: Có khi họ đan cài thêm một số yếu tố ngôn ngữ vào những thành ngữ quen thuộc, có khi lại tạo ra một ngữ cảnh, dẫn đến một cách hiểu mới, một ý nghĩa mới cho thành ngữ. Những thành ngữ, tục ngữ trong thơ họ không chỉ đơn thuần là công cụ của tư duy, giữ chức năng triết lý và giáo huấn nữa mà con là những phương tiện để thể hiện tình cảm, làm chức năng biểu đạt tâm trạng.

Sự trở về với ngôn ngữ văn học dân gian là một cách rút ngắn khoảng cách giữa thơ văn bác học và bình dân, giúp cho những bài thơ bề ngoài có vẻ Đường thi sang trọng nhưng bên trong lại giản dị đến không ngờ. Thơ Hồ Xuân Hương và Tú Xương đã đến được với nhân dân lao động chính bởi những yếu tố hình thức đậm tính dân tộc ấy.

Cùng kế thừa tinh hoa ngôn ngữ dân tộc nhưng cách vận dụng của hai nhà thơ là khác nhau. Nếu như trong thơ Hồ Xuân Hương bà chủ yếu vận dụng thành ngữ bởi thành ngữ là một cấu trúc mở về mặt nghĩa, cái ý không trọn vẹn trong thành ngữ, bà có thể làm cho nó trở thành trọn vẹn

theo ý định chủ quan của mình. Hồ Xuân Hương là người ưa sáng tạo và bà đã sáng tạo ra những lớp nghĩa mới cho những thành ngữ quen thuộc. Những thành ngữ đặt trong ngữ cảnh thơ bà chủ yếu là để nói tới tình duyên, duyên phận (điều này đã phân tích ở phần trên). Tú Xương sử dụng cả thành ngữ, tục ngữ, ca dao nhưng ta thấy âm hưởng và ngôn ngữ ca dao hiện diện trong thơ ông rõ nét hơn. Thành ngữ trong thơ ông thì chủ yếu là để nói tới hiện thực, thói đời. Thơ ông đậm chất hiện thực hơn, mang giá trị

Một phần của tài liệu YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH (Trang 85 -85 )

×