- Phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, di dân giải phóng mặt bằng Trong những năm vừa qua, trước yêu cầu phát triển của thủ đô, Hà Nội đã tiến hành xây dựng
3.4.1.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy cơ quan quản lý đầu tư phát triển nhà ở
triển nhà ở theo mô hình dự án
Nhà nước cần phải tiến hành việc xây dựng qui chế thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư phát triển nhà ở. Qui chế này cần qui định một cách cụ thể và rõ ràng cơ chế và qui trình tiến hành việc thanh tra, kiểm tra các dự án, đảm bảo sự tham gia các tầng lớp xã hội trong việc thanh tra, kiểm tra và giám sát dự án.
Tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đấu thầu, quản lý và sử dụng vốn đầu tư; thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về qui hoạch và kiến trúc. Theo đó, cần tăng cường việc thanh tra, kiểm tra thông qua các hình thức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất. Kiểm tra định kỳ được thực hiện trên cơ sở kế hoạch do người quản lý dự án lập ra, để chủ động trong công tác kiểm tra, cơ quan kiểm tra cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, việc kiểm tra này cần tập trung vào những nội dung chủ yếu như: kiểm tra kế hoạch trình tự thực hiện đấu thầu; tình hình thực hiện hợp đồng; quá trình sử dụng và quản lý vốn đầu tư.
Kết hợp việc kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất các dự án, nội dung kiểm tra cần tập trung làm rõ một số nội dung chủ yếu như: kiểm tra tính pháp lý của các dự án; kinh nghiệm, năng lực hành vi dân sự của nhà thầu; trình tự thực hiện dự án; kết quả lựa chọn nhà thầu; những vướng mắc, thắc mắc của các bên tham gia dự thầu…
Sau khi tiến hành kiểm tra, thanh tra, cần có kết luận gửi cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, gửi kết luận thanh tra và kiến nghị của mình cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Trong trường hợp vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan thanh tra, kiểm tra cần báo cáo cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý theo quy định của pháp luật.
3.4.1.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy cơ quan quản lý đầu tư phát triển nhà ở triển nhà ở
Cơ quan quản lý đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả và đúng pháp luật. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy
cơ quan quản lý đầu tư hiện nay là một yêu cầu cấp bách, để làm tốt công tác này, Nhà nước cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là, sắp xếp lại các tổ chức cơ quan, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án. Theo đó, các cơ quan quản lý dự án cần được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả về mặt tổ chức. Cần phân biệt rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án, từng bước thực hiện phân cấp quản lý dự án đối với các ban quản lý dự án. Việc phân cấp này có thể được thực hiện trên cơ sở các quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô của các dự án.
Hai là, cần xác định qui chế hoạt động của các ban quản lý dự án. Theo đó, cần xác định mối quan hệ của các ban quản lý dự án với cơ quan chủ quản. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng được qui chế thống nhất qui định mối quan hệ này, những sai phạm diễn ra ở các ban quản lý dự trong thời gian vừa qua bắt nguồn từ nguyên nhân không xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các ban quản lý dự án. Do đó, việc xây dựng qui chế qui định chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án đặt ra hiện nay là vấn đề rất cần thiết.