Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại Hà Nội pptx (Trang 26 - 27)

Mỹ là một trong những nước giàu nhất trên thế giới, tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn trước vấn đề nhà ở. Theo Bộ Xây dựng nhà ở và Phát triển đô thị thì nước Mỹ đang diễn ra sự "khủng hoảng sâu sắc về nhà ở", đó là sự khủng hoảng do chi phí nhà ở vượt qua khả năng chi trả hợp lý của một bộ phận lớn người Mỹ. Theo đó, người dân Mỹ đã phải giành phần lớn thu nhập của họ (hơn 30%), để chi trả tiền nhà ở dưới hình thức tiền thuê bất động sản hoặc thanh toán tín dụng thế chấp bất động sản, điều này dẫn tới việc phải cắt giảm các chi phí sinh hoạt khác trong gia đình như: học hành, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí, ăn mặc,...

Để giải quyết vấn đề khó khăn về nhà ở cho người dân, nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp đã phối hợp với nhau hết sức chặt chẽ trong việc nỗ lực xây dựng và thực hiện những chính sách về phát triển nhà ở. Vào những năm 1960-1970, chính phủ Mỹ đã cấp kinh phí cho việc phát triển các dự án nhà ở, đa dạng hóa hoạt động đầu tư nhà ở thông qua các hình thức huy động vốn từ xã hội (đặc biệt là từ các quỹ đầu tư tư nhân), chuyển quyền và trách nhiệm cho chính quyền các bang trong việc phát triển nhà ở.

Cơ quan liên bang đóng vai trò hết sức quan trọng trong trong việc hoạch định chính sách nhà ở, năm 1995, Mỹ đã lập Bộ Xây dựng nhà ở và Phát triển đô thị với nhiệm vụ "hỗ trợ phát triển nhà ở thích hợp, an toàn, vệ sinh và phù hợp về mặt kinh tế cho tất cả người Mỹ". Hoạt động của Bộ Xây dựng nhà ở và Phát triển đô thị tập trung vào các lĩnh vực chính như: Chương trình nhà ở xã hội, chương trình nhà ở thị trường có tiền thuê bất động sản được hỗ trợ. Hiện nay, Bộ Xây dựng nhà ở và Phát triển đô thị Mỹ quản lý khoảng 1/6 tổng số tiền hỗ trợ nhà ở để đảm bảo quyền lợi cho các hộ có thu nhập thấp và

đặc biệt thấp, Năm 2000, Bộ đã hỗ trợ 3,5 triệu căn nhà cho các chương trình phát triển nhà ở [24, tr. 3]. Bộ cũng đã tiến hành xã hội hóa các hình thức huy động vốn đầu tư và phát triển nhà ở. Các hình thực huy động vốn phổ biến nhất là bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở và những người dân có nhu cầu mua nhà. Với sự hỗ trợ của nhà nước, lãi suất tín dụng được duy trì ở mức hợp lý, phù hợp với khả năng của người mua nhà. Bên cạnh đó, nhiều chương trình cấp vốn trực tiếp đã được thực hiện như cấp tạm ứng, cấp tín dụng ưu đãi cho xây dựng, mua và hiện đại hóa nhà ở, trợ cấp trả tiền thuê nhà,... Chính phủ Mỹ, thông qua Bộ Xây dựng nhà ở và Phát triển đô thị đã xây dựng nhiều dự án, chương trình phát triển nhà ở và thực hiện các chương trình cấp vốn phát triển nhà ở thuộc cấp liên bang và các tiểu bang, như: Chương trình hợp tác đầu tư nhà ở (HOME); chương trình khôi phục các khu vực nhà ở xã hội bị xuống cấp; chương trình chuyển chỗ ở vì những khả năng mới [24, tr. 4]...

Qua khảo sát các dự án, chương trình đầu tư phát triển nhà ở tại Mỹ cho thấy chính sách và các mục tiêu của chính phủ đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết nhu cầu về nhà ở và các vấn đề xã hội. Vấn đề nhà ở không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế, nó còn là vấn đề chính trị - xã hội thu hút được sự chú ý của cộng đồng. Nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ giúp chúng ta xem xét lại chính sách, quan điểm phát triển nhà ở hiện nay và rút ra được nhiều bài học quí báu trong đầu tư phát triển nhà ở tại nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại Hà Nội pptx (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)