- Phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, di dân giải phóng mặt bằng Trong những năm vừa qua, trước yêu cầu phát triển của thủ đô, Hà Nội đã tiến hành xây dựng
2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm về đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại Hà Nội trong những năm vừa qua
án tại Hà Nội trong những năm vừa qua
Quá trình đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại thành phố Hà Nội, chúng tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, về công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư. Đối với các dự án đầu tư phát triển nhà ở thực hiện trên đất nông nghiệp ở các vùng ngoại thành, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định đời sống, việc làm cho người dân là bài toán khó cho các chủ đầu tư và các cấp chính quyền địa phương. Đây là hết sức khó khăn và nhạy cảm liên quan đến cuộc sống của nhiều người, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của dự án. Để thực hiện có hiệu quả giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư cần giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích với người dân, biết dựa vào chính quyền, cấp ủy và các đoàn thể chính trị - xã hội tại địa phương. Quan tâm đến lợi ích của người dân thông qua phối hợp với chính quyền
xây dựng giá đất hợp lý áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ về tài chính đào tạo nghề cho các đối tượng này khi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà tái định cư phù hợp với cuộc sống của người dân. Đối với dự án là các khu đô thị mới, chủ đầu tư cần tiến hành hỗ trợ chính quyền địa phương xây dựng, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội như hệ thống đường sá, thoát nước, điện, trường học, trạm y tế,… nhằm giảm bớt sự chênh lệch về điều kiện hạ tầng giữa các khu đô thị mới và làng xóm cũ.
Thứ hai, các dự án đầu tư phát triển nhà ở để phát huy được hiệu quả thì phải đảm bảo được tính đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo các tiêu chuẩn phù hợp. Sự đồng bộ ở đây không chỉ là các hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cung cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông,… mà còn là các yếu tố hạ tầng xã hội như trường học, bệnh xá, nhà trẻ, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, thể thao,…nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân.
Mặt khác, đối với các dự án xây dựng nhà ở cao tầng cần chú trọng nghiên cứu thiết kế theo hướng linh hoạt để giải quyết các vấn đề: bố trí căn hộ phù hợp với yêu cầu sử dụng của người dân; lắp đặt các trang thiết bị hiện đại, an toàn như (thang máy, camera, hệ thống cứu hỏa, cung cấp gas,…); xác định giá bán hợp lý, phương thức thanh toán linh hoạt; tạo điều kiện để khách hàng có thể hoàn thiện các căn hộ theo ý muốn và phù hợp với khả năng tài chính của mình. Tổ chức tốt việc cung ứng các dịch vụ công cộng liên quan đến công trình như quản lý, duy tu và vận hành cầu thang máy; cung cấp nước sinh hoạt; thu gom rác thải; trông giữ xe đạp, xe máy,…
Thứ ba, vấn đề huy động vốn kinh doanh. Thực tiễn thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhà ở trong những năm vừa qua tại Hà Nội cho thấy rằng làm tốt vấn đề huy động vốn là một điều kiện hết sức quan trọng đối với thành công của dự án. Để huy động được nguồn vốn lớn đầu tư vào hoạt động phát triển nhà ở, các doanh nghiệp cần phải tiến hành việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như phát hành trái phiếu công trình, vay vốn ưu đãi của Nhà nước, một phần vốn từ tiền sử dụng đất chậm nộp để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng xã hội và huy động vốn từ khách hàng. Việc huy động vốn được thực hiện chủ yếu từ các nguồn vốn trong nước, trên tinh thần phát huy nội lực, trong đó
đặc biệt chú trọng việc huy động vốn từ khách hàng (có những dự án nguồn vốn này chiếm đến 70% tổng vốn đầu tư), vốn nhàn rỗi trong dân cư, vốn của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,… Thực tế cho thấy rằng, muốn huy động được nguồn vốn từ khách hàng, chủ đầu tư phải xây dựng lộ trình huy động vốn hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của khách hàng. Mặt khác, chủ đầu tư phải thực hiện việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để chứng minh với khách hàng về tính khả thi của dự án.
Thứ tư, chất lượng kỹ thuật công trình. Đây là yếu tố hết sức quan trọng tác động đến việc khách hàng quyết định mua nhà ở. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng kỹ thuật công trình luôn là sự quan tâm hàng đầu của các chủ đầu tư và khách hàng. Kinh nghiệm cho thấy rằng, để làm tốt công tác này chủ đầu tư cần phải thực hiện lựa chọn thích hợp công nghệ thi công, vật liệu xây dựng đối với từng dự án. Đồng thời phải không ngừng tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của chủ đầu tư, tư vấn giám sát đối với các nhà thầu khi thi công công trình, xây dựng cơ chế giám sát, phòng chống thất thoát, thay đổi chủng loại và số lượng vật tư khi đưa vào xây dựng công trình.
Thứ năm, cần phân loại các đối tượng có nhu cầu về nhà ở trong xã hội, từ đó lựa chọn được chính sách đầu tư đúng đắn, tìm ra các giải pháp đầu tư phù hợp với nhu cầu và lợi ích của khách hàng. Nhu cầu về nhà ở của dân cư rất đa dạng, nhu cầu của những người có thu nhập cao khác với những người có thu nhập thấp, mặt khác, sở thích cá nhân, lối sống và thói quen của các cá nhân trong xã hội thường không giống nhau. Chính vì vậy, chủ đầu tư dự án cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, sở thích của các nhóm khách hàng, trên cơ sở đó đề ra chính sách và giải pháp đầu tư thích hợp.
Kết luận Chương 2
Chương 2 gồm 3 tiết, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng đầu tư và phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại Hà Nội hiện nay. Theo đó, luận văn đã tìm hiểu các vấn đề như: những yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị có tác động đến công tác đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại Hà Nội. Tìm hiểu kết quả thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhà ở tại Hà Nội trên các phương diện như: kết quả đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án; công tác thanh, quyết toán dự án; công tác quản lý nhà nước đối với dự
án,… Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra những thành tựu, tồn tại và các nguyên nhân của các thành tựu tồn tại đó. Cuối cùng, luận văn đã nêu lên một số bài học kinh nghiệm của thành phố Hà Nội trong công tác đầu tư phát triển nhà ở trong những năm vừa qua.
Chương 3
định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại Hà Nội