Nhóm giải pháp về cán bộ làm công tác tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 68 - 78)

- Cán bộ làm công tác tôn giáo phải được đào tạo.

Sau khi đã có đường lối, chủ trương, chính sách Đảng thì cán bộ là khâu quyết định sự thành bại của cách mạng, của công việc.

Trong những năm qua, nhiều chính sách chủ trương của Nhà nước về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo được ban hành. Đó là Nghị quyết 24-TW, đó là chỉ thị 37-CT của Bộ Chính trị, là Nghị định 26/CP của Chính phủ. Việc quán triệt và thực hiện các văn bản này đã làm cho đồng bào các tôn giáo yên tâm, phấn khởi thêm tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, ngày càng hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Tuy nhiên, các hoạt động tôn giáo đang diễn ra hết sức phức tạp, trong khi đó nhận thức về tôn giáo của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo còn khác nhau, còn có hiện tượng mặc cảm với quá khứ, coi tôn giáo là thù địch, có lúc, có nơi còn buông lỏng quản lý, quản lý tôn giáo còn chung chung, thiếu sự hiểu biết về nội dung các tôn giáo do đó chưa khai thác được những ảnh hưởng tích cực và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo. Cũng do có sự nhận thức

về tôn giáo không thống nhất nên cách giải quyết xử lý các vấn đề tôn giáo cũng phức tạp thêm... cũng do thiếu sự hiểu biết về nội dung các tôn giáo mà cán bộ làm công tác tôn giáo có khi còn lúng túng trong việc xử lý các vụ việc. Những điều đó chứng tỏ đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo còn yếu và thiếu.

Thực trạng đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo phải được đào tạo. Bởi chính sách tôn giáo dù có đúng đắn đến đâu mà đội ngũ cán bộ vận dụng, thực thi chính sách còn thiếu và còn có những cán bộ yếu thì công tác tôn giáo không thể đem lại hiệu quả cao. Hồ Chí Minh viết: "Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự còn phải tổ chức đấu tranh. Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích" [20, tr. 520].

Việc đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo đòi hỏi phải trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo cho cán bộ. Những cán bộ này phải là những người nắm vững quan điểm, đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước hơn ai hết. Một nội dung quan trọng không thể thiếu trong công tác đào tạo là cán bộ làm công tác tôn giáo phải được trang bị sự hiểu biết về nội dung các tôn giáo. Họ phải có sự hiểu biết khái quát về các tôn giáo nói chung và hiểu sâu hơn về nội dung của một tôn giáo mà họ được phân công công tác. Những quan điểm khoa học và nội dung về các tôn giáo sẽ tạo cơ sở giúp cho người cán bộ làm công tác tôn giáo tránh được cách đối xử với các tôn giáo bằng ý chí chủ quan và bằng sự yêu ghét cảm tính. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, vì vậy không chỉ có cán bộ chuyên trách về tôn giáo là được đào tạo, mà đòi hỏi tất cả các cán bộ tác nghiệp trong công tác tôn giáo cũng phải được tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ và sự hiểu biết về các tôn giáo. Có như vậy việc xử lý các vụ việc, các vấn đề về tôn giáo mới tránh được sự bất đồng làm phức tạp thêm vấn đề. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, mà quần chúng ở đây chủ yếu là các chức sắc, tín đồ. Chức sắc các tôn giáo là những người có uy tín cao trong tín đồ, họ là những người có trình độ hiểu biết nhất định, việc vận động họ phải là một nghệ thuật gần gũi, đối thoại,

thuyết phục, cảm hóa để sử dụng vì thế cán bộ làm công tác tôn giáo không chỉ cần tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ mà còn đòi hỏi phải có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt.

Trên đây là những giải pháp đề xuất bước đầu của tác giả luận văn nhằm góp phần phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo với quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời đó cũng là những giải pháp góp phần làm tốt công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nói chung. Đó là những giải pháp hết sức cần thiết, vì nó tạo thành một tổng thể các yếu tố: Chính sách, con người và tổ chức thực hiện, để đưa tới thành công trong công tác tôn giáo. Khuyết một giải pháp nào trong các giải pháp trên cũng đều dẫn tới những hạn chế trong hiệu quả của công tác tôn giáo.

Kết luận

Mặc dù có một số tôn giáo ra đời hoặc du nhập vào nước ta chưa lâu, song tôn giáo nói chung đã có mặt và tồn tại trên đất nước Việt Nam đã hàng ngàn năm. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã có những trang sáng ghi lại sự đóng góp của một số tôn giáo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao ý thức dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của cả cộng đồng. Bên cạnh đó lại cũng có những trang sử bị hoen ố, bởi sự phản bội lại Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích cộng đồng dân tộc của một số tôn giáo khác, do bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì mục đích ngoài tôn giáo.

Đạo đức các tôn giáo cũng là một mảnh đất màu mỡ mà các thế lực phản động dễ bề lợi dụng vì mục đích chống phá cách mạng.

Tôn giáo đang và sẽ còn tồn tại lâu dài, bởi tôn giáo vẫn còn có vai trò xã hội nhất định, đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Song hành với sự tồn tại lâu dài ấy là đạo đức các tôn giáo. Đạo đức các tôn giáo còn tồn tại thì dù muốn hay không muốn, nó cũng ảnh hưởng theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực tới quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay.

Luận văn đã phân tích và rút ra những nét đặc trưng của đạo đức tôn giáo và so sánh với những nét đặc trưng của đạo đức mới; từ đó bước đầu nhận diện những nét tương đồng và khác biệt của đạo đức tôn giáo và đạo đức mới.

Qua so sánh những nét tương đồng và khác biệt của đạo đức tôn giáo với đạo đức mới, luận văn đã khảo sát ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo với đạo đức mới cả mặt tích cực và tiêu cực. Cách phân tích đã bảo đảm được "tính khách quan của sự xem xét", không sa vào các cực đoan.

Trên cơ sở thực trạng ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo với quá trình xây dựng đạo đức mới, luận văn đã đề xuất những quan điểm chỉ đạo và các giải pháp có hiệu quả nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh

hưởng tiêu cực của đạo đức các tôn giáo đối với quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Trần Hữu ái, (1996), "Khổng giáo với vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa",

Thông tin lý luận, (2), tr. 46-48.

2. Minh Anh, (1992), "Yếu tố Nho giáo trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh",

Triết học, (4), tr. 61-64.

3. Hoàng Chí Bảo, (1999), "Quan niệm về đạo đức Hồ Chí Minh", Sinh hoạt lý luận, (1), tr. 14-17.

4. Báo Nhân Dân, ngày 27/11/1955.

5. Các dạng đạo đức xã hội (1993), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

6. Lê Duẩn (1968), Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, (in lần thứ 3), Nxb Thanh niên, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Lê Duẩn (1962), Tạo một sự chuyển biến về công tác tư tưởng, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Vũ Dũng (1998), Tâm lý học tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Đạo đức học Phật giáo (nhiều tác giả) (1995), Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

11. Đạo đức mới (1974), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Đảng ta bàn về vấn đề đạo đức (1973), ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học.

13. Đề cương bài giảng (1999), "Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo", Trung tâm Khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

14. Giáo trình đạo đức học (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Giáo trình đạo đức học (1998), (Chương trình cử nhân), Khoa Triết - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

16. Hồ Chí Minh (1976), Về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Hồ Chí Minh (1970), Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

18. Hồ Chí Minh (1996), Về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh(1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992) (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

26. Đỗ Lan Hiền (2000), "Sự thống nhất giữa "kính Chúa" và "yêu nước" trong tư tưởng Đặng Đức Tuấn", Triết học, (2), tr. 29-30.

27. Trần Thị Huyền (1999), "Một vài nét khác biệt giữa đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam", Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (7), tr. 39-40.

28. Đỗ Huy (1999), "Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay", Triết học, (5), tr. 11-14; 33-38.

29. Trần Hồng Kỳ (1998), "Về vấn đề xây dựng đạo đức mới ", Thông tin lý luận, (4), tr. 42-44; 46.

30. Nguyễn Thế Kiệt (2000), "Về sự kế thừa những yếu tố hợp lý, có giá trị của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay",

Khoa học chính trị, (2), tr. 24-48.

31. Phan Quốc Khánh (2000), "Về khái niệm đức trị và pháp trị trong triết học Trung Quốc", Khoa học chính trị, (3), tr. 33-35.

32. Thái Kim Lan (1994), "Thử so sánh vài nét cơ bản giữa đạo đức học phương Tây và đạo đức học phương Đông đặc biệt là đạo đức học Việt Nam", Triết học, (2), tr. 28-31.

33. Nguyễn Đức Lữ (2000), "Hồ Chí Minh với việc kế thừa đạo đức trong Nho giáo",

Khoa học chính trị, (4), tr. 34-36; 48.

34. Nguyễn Đức Lữ, "Tín ngưỡng tôn giáo và đạo đức tôn giáo dưới cái nhìn đổi mới", Diễn đàn - Phỏng vấn - Đối thoại, tr. 45-46.

35. Nguyễn Văn Lý (1999), "Hồ Chí Minh với vấn đề kế thừa và nâng cao các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc", Nghiên cứu lý luận, (7), tr. 9-11.

36. Lịch sử triết học (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Luân lý cơ bản Kitô giáo (1994), Nxb Thuận hóa, Huế. 38. V.I Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva.

39. Một số tôn giáo ở Việt Nam (1993), Phòng thông tin tư liệu, Ban Tôn giáo Chính Phủ, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40. Lê Minh, "Nắm vững quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay", tr. 16-18

41. Nguyễn Chí Mỳ (1998), "Tôn giáo và hiện thực - một số vấn đề cấp bách đặt ra",

Triết học, (2).

42. Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên) (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Đặng Thu Nga (2000), ảnh hưởng của Đạo Cao Đài đối với đời sống tinh thần ở Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ triết học, (05.01.02).

44. Nguyễn Thị Nga (2000), "Tư tưởng về giáo dục của Nho giáo với con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay", Nghiên cứu lý luận, (3), tr. 45-48.

45. Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (1990), Hà Nội.

46. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII

(1998), Hà Nội,.

47. Nho giáo xưa và nay (1991), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam (1997), Viện Thông tin khoa học, Bộ môn khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo, thông tin chuyên đề, Hà Nội.

49. Trần Văn Phòng (1998), "Thực trạng đạo đức một bộ phận cán bộ quản lý nước ta hiện nay", Thông tin lý luận, (1), tr. 42-46.

50. Nguyễn Văn Phúc (1999), "Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay", Triết học, (4), tr. 5-7.

51. Nguyễn Hoàng Sa (1999), Đạo Hòa Hảo và ảnh hưởng của nó ở đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ triết học (5.01.02).

52. Trần Đăng Sinh (1998), "Giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam", Hoạt động khoa học, (11), tr. 46-47.

53. Phạm Xuân Tài (2000) "Vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam hiện nay", Nghiên cứu Phật học, (3), tr. 25-29.

54. Thánh kinh Tân ước (Bản dịch mới).

55. Thần học luân lý chuyên biệt (1996), tập 1, Tòa Tổng giám mục thành phố Hồ Chí Minh.

56. Ngô Hữu Thảo (1998), "Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo".

57. Trần Đình Thảo (1996), "Về tư tưởng tu thân trong đạo Khổng", Thông tin lý luận, (7), tr. 39-40.

58. Lê Toan (1999), "Triết học nhân sinh đạo gia: những giá trị lịch sử", Nghiên cứu lý luận, (3), tr. 42-46.

59. Lê Hữu Tuấn (1999), "ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức truyền thống Việt Nam", Nghiên cứu Phật học, (4), tr. 3-6.

60. Lê Hữu Tuấn (1999), "ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với việc xây dựng đạo đức của chúng ta hiện nay", Nghiên cứu Phật học, (5), tr. 5-8.

61. Vũ Văn Thuấn (1997), "Quan niệm mác xít về Thiện và ác", Nghiên cứu lý luận, (1), tr. 36-38.

62. Nguyễn Tài Thư (1997), ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. Bảo Trung (2000), "Vấn đề đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên và một số giải pháp từ cơ sở", Xây dựng Đảng, (1), tr. 15-16.

64. Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên) (1998), Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

65. Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên) (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

66. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

68. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69. Nguyễn Hữu Vui (1993), "Tôn giáo và đạo đức - nhìn từ mặt triết học", Triết học, (4), tr. 43-47.

70. Trương Như Vương (1998), Góp phần tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong Kinh thánh, Luận án Tiến sĩ Triết học (05.01.02), Hà Nội.

71. Huỳnh Khái Vinh (1999), "Xây dựng đạo đức, lối sống và chuẩn giá trị xã hội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 68 - 78)