Lòng thương người, trọng nghĩa, chủ nghĩa nhân đạo cao cả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 32 - 34)

Lòng thương người là một giá trị đạo đức cao đẹp của dân tộc ta. Tình thương yêu ấy thể hiện trong quan hệ gia đình, thôn xóm, làng mạc và rộng lớn hơn là trong quan hệ của mỗi người đối với số phận của nhân dân, sự tồn vong của Tổ quốc.

Trong tâm lý người Việt Nam, cái cần nhất, cái nâng đỡ người ta nhiều nhất cũng là tình thương. Gia đình Việt Nam có cái đặc sắc của quan hệ tình thương và rất quan tâm giáo dục tình thương giữa cha mẹ với con cái, giữa anh em ruột thịt với nhau. Tình vợ chồng ở người Việt Nam là sự gắn bó cả yêu thương và tình nghĩa trong quan hệ sâu sắc và thủy chung. Dân tộc nào cũng thường nhắc tới tình thương sâu xa của người mẹ. Nhưng ở Việt Nam người mẹ, người vợ, người chị là những người vì nặng lòng thương mà gánh vác một cách kiên cường, âm thầm mọi gian nan, cực khổ, mọi tai họa của đời sống gia đình. Làng xóm Việt Nam cũng có cái đặc sắc của quan hệ tình thương. Tâm lý cộng đồng vốn có trong đời sống công xã xưa kia được tiếp tục thành truyền thống tình làng, nghĩa xóm, đùm bọc lấy nhau, lúc an vui cũng như khi hoạn nạn "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", làng xóm trông cậy lẫn nhau, nương tựa lẫn

nhau, giúp đỡ nhau trong xây dựng nhà cửa, trong việc cưới xin, ma chay v.v... giỗ tết, hội hè (tức là trong những việc lớn và vui, buồn của đời người). Làng xóm đối với người Việt Nam là quê hương gần gũi nhất, gắn bó con người trong vô số những quan hệ họ hàng, bà con, thân thuộc... Tình nghĩa quê hương, làng xóm làm vững chắc thêm sự hợp tác tự nguyện trong việc đấu tranh với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm. Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lòng thương người, trọng nghĩa của dân tộc ta được nâng lên một trình độ mới, trở thành lý tưởng nhân đạo, chủ nghĩa nhân đạo cao cả.

Lý tưởng nhân đạo của giai cấp công nhân là giải phóng người lao động khỏi chế độ bóc lột, giải phóng các dân tộc bị áp bức, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, nó mang tính cách mạng triệt để và tính khoa học sâu sắc.

Chủ nghĩa nhân đạo, trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin và nhân sinh quan cộng sản, coi việc giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột, phát huy sức mạnh của chính con người, trước hết là của người lao động, trong việc đem lại tự do, hạnh phúc cho chính mình là mục đích tối cao của sự phát triển kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo mới bao hàm trong nó yêu cầu giải phóng giai cấp, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động, trong đó có giải phóng cá nhân. Chủ nghĩa nhân đạo không phải là sự xóa bỏ cá nhân con người, mà chính là sự tôn trọng con người, bảo vệ và chăm lo cho sự phát triển của cá nhân, đặt tiền đồ cá nhân trong tiền đồ của tập thể, dân tộc. Làm cho sự phát triển chính đáng của cá nhân gắn bó với sự lớn mạnh của từng tập thể và cả cộng đồng.

Giải phóng con người, đem lại tự do hạnh phúc thực sự cho con người, nhất là người lao động, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, là ý nghĩa cao quý của chủ nghĩa nhân đạo mác-xít. Một trong những điều kiện cơ bản nhất của giải phóng con người là tạo ra khả năng cho con người có được những điều kiện vật chất cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nó.

Chúng ta chuyển nền kinh tế quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là tạo môi trường xã hội phát triển sức sản xuất của các

thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu nâng cao từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Xác định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người, Đảng ta khẳng định quan điểm đặt con người ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là mục tiêu của chủ nghĩa nhân đạo cao cả trong nền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)