Các quan điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 54 - 60)

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp và tế nhị. Để làm tốt công tác tôn giáo nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay, đòi hỏi mỗi người làm công tác tôn giáo phải quán triệt lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, xem nó là kim chỉ nam cho công tác của mình. Để việc "tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới" đạt hiệu quả, cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng được nêu trong Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, ban hành ngày 16/10/1990.

Thứ nhất, cần quán triệt: "Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới".

Đây là quan điểm rất quan trọng. Bởi có một thời gian khá dài, không ít người trong chúng ta lầm tưởng rằng, khi giai cấp vô sản nắm chính quyền, xóa bỏ ách áp bức, xóa bỏ chế độ người bóc lột người thì không còn cơ sở kinh tế - xã hội cho tôn giáo tồn tại, nảy sinh. Có những người cũng lầm tưởng rằng với những thành tựu lớn lao của khoa học công nghệ thì có thể xóa bỏ được nguồn gốc nhận thức sinh ra tôn giáo. Song thực tế cho thấy không đơn giản như vậy. Thậm chí khoa học công nghệ còn bị con người sử dụng góp phần gây ra những khủng hoảng về mặt xã hội, tâm lý, đạo đức, phá hoại môi trường... Do vậy, nguyên nhân tồn tại dai dẳng, lâu dài của tôn giáo nhiều khi không hẳn là kinh tế hay trình độ tri thức mà là vấn đề tâm lý, tình cảm tôn giáo... Tôn giáo sẽ chỉ mất đi: "Khi nào con người không chỉ biết có mưu sự mà còn làm cho thành sự nữa thì chỉ khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh vào

tôn giáo mới sẽ mất đi và cùng với nó bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không có gì để phản ánh nữa" [13, tr. 111].

- Tôn giáo không chỉ tồn tại lâu dài mà "Tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân".

Trong xã hội trần tục, đó đây vẫn còn đầy rẫy những bất công áp bức khổ đau. Kinh tế thị trường (kể cả kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) cũng đem tới cho con người những may rủi bất ngờ. Điều đó chứng tỏ con người vẫn còn bất lực trước các thế lực kinh tế - xã hội.

Không những thế mà ở nơi này, nơi khác vẫn còn cảnh hạn hán kéo dài và trải rộng từng vùng lớn khiến cho con người rơi vào cảnh sống khó khăn, cây cối hoa màu chết gục, héo khô. Bên cạnh đó là những cảnh lũ lụt bất chợt ập tới, cuốn trôi phăng cả nhà cửa, vườn nương mà con người khó nhọc, chắt chiu gây dựng cả cuộc đời. Đây lại là những bất lực của con người trước các thế lực thiên nhiên.

Trước những bất lực trong cuộc sống trần thế khiến một số người trông chờ vào sự sung sướng, công bằng, bác ái ở thế giới bên kia, và vì thế họ tìm đến với tôn giáo. Lại cũng có những người trước những bất hạnh của cuộc đời như tai nạn, nghèo đói, bệnh tật, cái chết của những người thân, họ tìm đến tôn giáo để bằng cúng lễ các đấng siêu nhiên, hy vọng có thể làm cho mình dịu bớt nỗi đau khổ, hy vọng sự cứu giúp của các đấng siêu nhiên làm cho cuộc sống thay đổi, làm chỗ dựa tinh thần để thêm nghị lực vượt qua gian khổ khó khăn. Cũng có những người trước những tệ nạn còn tồn tại trong xã hội như cờ bạc, cướp của, giết người, trụy lạc, tham nhũng, hy vọng tìm đến với tôn giáo, đến với đạo đức tôn giáo, để lấy lại niềm tin vào cuộc sống cao đẹp, vào những chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống. "Đặc biệt ở nước ta, sau khi nước nhà thống nhất, nhu cầu tôn giáo dường như được đánh thức dậy. Con người vẫn cần đời sống tôn giáo. Một phong trào uống nước nhớ nguồn hồi phục lại: Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, tổ chức các hội làng, thờ các vị có công với nước với làng, thờ cúng tổ tiên, xây dựng lăng mộ bên cạnh việc sửa sang xây dựng chùa chiền, nhà thờ thánh thất. Đứng trước những khó khăn trong sự phát triển của xã hội chuyển đổi từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc

hậu, quan liêu bao cấp sang một xã hội công nghiệp mở cửa với kinh tế thị trường có điều khiển, nhưng do thiếu kinh nghiệm, do sự tha hóa của một số không ít cán bộ, nạn tham nhũng, những tệ nạn xã hội v.v... Việc phân cách giàu nghèo của buổi ban đầu làm cho một số người ngỡ ngàng, cảm thấy bị hụt hẫng và từ đấy tìm đến niềm tin tôn giáo" [64, tr. 54-55].

Tất cả những điều trên chứng tỏ rằng tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của những người có tín ngưỡng tôn giáo - là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.

- "Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới". Qua phần luận chứng ở chương 1 ta thấy tôn giáo nào cũng quan tâm đến việc giáo dục các tín đồ tu dưỡng đạo đức: phải sống trong sạch; làm việc thiện; không làm việc ác, không dối trá, không gian dâm, không giết người; thương yêu và giúp đỡ những người hoạn nạn, khó khăn. Đó cũng là những phẩm chất đạo đức cần thiết cho người lao động trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

Cũng có người nói, đạo đức tôn giáo chỉ khuyên người ta tu dưỡng đạo đức, thực hiện cải lương trong xã hội, không chủ trương bạo động, không dùng lực lượng quần chúng có tổ chức để chiến đấu nhằm xóa bỏ các chế độ áp bức bóc lột, để chiến đấu chống xâm lược. Đạo đức tôn giáo còn làm cho con người chỉ tin vào số mệnh mà thần thánh đã định đoạt, không tin vào sức mạnh bản thân để đấu tranh chống áp bức, bất công xã hội. Chính vì vậy mà các tôn giáo đã xuất hiện hàng vạn năm mà không làm thay đổi được các chế độ xã hội xấu xa để con người vươn lên làm chủ cuộc sống, xã hội. Đạo đức tôn giáo quả là có những hạn chế, song đối với những người lao động có đạo đang xây dựng xã hội mới mà có được những nét đạo đức tích cực như các tôn giáo đã nêu ra, cũng là điều tốt lành và góp phần vào hạn chế những tiêu cực, xấu xa trong xã hội. Đó chính là những điều phù hợp của đạo đức tôn giáo với công cuộc xây dựng xã hội mới.

Thứ hai, cần quán triệt: "Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Một trong những cơ sở của chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo. Ngay từ năm 1941, khi cách mạng còn chưa giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã khẳng định trong 10 chính sách của Việt Minh là: "Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, họp hành, đi lại có quyền tự do" [18, tr. 129]. Trong chương trình của Việt Minh cũng nêu rõ: "Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong nước, tự do xuất dương" [18, tr. 130].

Chính sách tự do tín ngưỡng của Việt Minh đã góp phần làm cho cách mạng nước ta tập hợp được toàn bộ các tầng lớp, giai cấp, cộng đồng xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp dẫn đến sự thắng lợi vẻ vang của cách mạng tháng Tám 1945.

Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, Đảng cộng sản nắm được chính quyền thì tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 3/9/1945, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: "Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giao đoàn kết" [19, tr. 70]. Đặc biệt là trong bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta (Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa), vấn đề tự do tín ngưỡng được khẳng định là quyền của mọi công dân: "Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng" [25, tr. 10]. Đó là sự cam kết của cách mạng đối với nhân dân ta, nó thể hiện tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước ta là: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Điều này đã góp phần chống lại sự xuyên tạc của kẻ thù cho rằng cộng sản là cấm đạo, triệt đạo. Cũng vì ý nghĩa đó, ngày 3/3/1951 trong lời phát biểu kết thúc buổi lễ ra mắt của Đảng lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Để tránh mọi sự có thể hiểu lầm" thì "Đảng lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người..." [21, tr. 184].

Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, các thế lực thù địch tăng cường xuyên tạc, đả kích cách mạng, cưỡng ép đồng bào Công giáo di cư vào Nam, Hồ Chí Minh tuyên bố: "Đảng cộng sản chẳng những không tiêu diệt tôn giáo mà còn bảo hộ tôn giáo. Đảng cộng sản chỉ tiêu diệt tội ác người bóc lột người" [4].

Đồng thời Người kêu gọi: "Đồng bào các tôn giáo có quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng, chớ mắc mưu những kẻ tuyên truyền lừa bịp" [22, tr. 528].

Ngày 10/5/1958, khi cử tri Hà Nội hỏi: "Nếu lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo có bị hạn chế không? Hồ Chí Minh đáp: "Không, ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hoàn toàn tự do. ở Việt Nam cũng vậy" [23, tr. 76]. Theo tinh thần ấy, đến năm 1959 khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban bố Hiến pháp mới thì quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân tiếp tục được khẳng định: "Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào" [25, tr. 39].

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, đoàn kết không phân biệt lương giáo, đó là một trong những yếu tố cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương - giáo, Đảng, Nhà nước ta đã tiếp tục củng cố, phát triển nó vào việc xây dựng các chính sách tôn giáo nhằm tập hợp, đoàn kết sức mạnh toàn dân tộc vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Điều này được thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, lần thứ VIII. Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi: "Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước Pháp luật... Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách hiện hành của Nhà nước" [25, tr. 159].

Như vậy, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương - giáo, đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã trở thành chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta qua mọi thời kỳ cách mạng, từ trước đến nay và chắc chắn cũng như từ nay về sau. Bởi sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước ta là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Sự nghiệp cách mạng này không có mục tiêu nào khác là Tổ quốc được độc lập tự do, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Thứ ba, "Cần khắc phục nhận thức thiển cận đối với tôn giáo và thái độ hẹp hòi thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo".

Trong lịch sử tồn tại các tôn giáo ở Việt Nam, gần đây nhất phải kể đến sự du nhập của đạo Công giáo từ phương Tây vào Việt Nam, sau nữa là sự ra đời của các tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài... trên vùng đất Nam Bộ. Đây là những tôn giáo đã bị bọn thực dân lợi dụng trong cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp và Mỹ của dân tộc ta. Đạo Công giáo vào Việt Nam liền chân với bọn thực dân Pháp và đã có những hoạt động dính líu tiếp tay cho cả bọn xâm lược Pháp và đế quốc Mỹ. Đạo Cao Đài, Hòa Hảo trong quá trình tồn tại và phát triển, đã có nơi, có lúc đứng về phía kẻ thù chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích dân tộc, đất nước.

Những hành động phản nước, hại dân, chống phá cách mạng, dù là của một số nhỏ chức sắc tín đồ bị đế quốc lừa bịp, lôi kéo, đã để lại định kiến nhất định trong nhân dân đối với các tôn giáo và cũng để lại mặc cảm nhất định trong giáo dân đối với chính quyền nhân dân, nhất là ở những nơi quân đội xâm lược đã gây ra những vụ tàn sát khủng bố, nhằm khoét sâu mâu thuẫn giữa các tôn giáo và giữa tôn giáo với chính quyền cách mạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, cũng phải thấy, đại bộ phận tín đồ chức sắc các tôn giáo đã cùng toàn dân chiến đấu, không nề gian khổ, hy sinh, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Âm mưu của bọn đế quốc chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ dân tộc với tôn giáo đã thất bại thảm hại. Các tín đồ, chức sắc các tôn giáo cũng có quyền tự hào về sự đóng góp của mình trong thắng lợi to lớn vẻ vang của cả dân tộc. Ngày nay khi nước nhà đã thống nhất, cách mạng lật sang một trang sử mới,

để có thể thực hiện đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các Tôn giáo, chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì cần phải khắc phục nhận thức thiển cận đối với tôn giáo và thái độ hẹp hòi thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo".

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 54 - 60)