- Quá trình gia tăng FDI của Nhật Bản ở Hà Nội:
5. Hoạt động công đoà n Có Không Tốt
3.2.4. Nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn trong các DN có vốn Nhật Bản
tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, đặc biệt đối với DN Nhật Bản.
- Cần phải minh bạch và nâng cao tính trách nhiệm của bộ máy quản lý địa phương. Nhiều DN còn phàn nàn về thủ tục hành chính phức tạp gây tốn kém thời gian và tiền bạc. Ví dụ như: việc kiểm tra, thanh tra của các cán bộ công quyền địa phương, hay việc xin cấp phép, vay vốn, cấp đất, đã làm tăng phí giao dịch của DN. Nếu giảm thiểu được chi phí này sẽ giúp cho các DN hoạt động hiệu quả hơn.
- Chính quyền địa phương cần lưu ý đến việc được miễn tiền sử dụng đất cho loại hình nhà ở xã hội để khuyến khích các DN, tư nhân đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng gần các KCN.
Đối với Hà Nội, để giải quyết vấn đề, Chính phủ áp dụng một số biện pháp như ưu đãi thuế, trợ cấp hoặc cho vay vốn ưu đãi. Cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về các KCN, tiến tới ban hành Luật về KCN làm cơ sở pháp lý ổn định và thống nhất cho việc tổ chức và hoạt động của các KCN ở nước ta. Các công cụ chính sách đầu tư phát triển KCN phải rõ ràng, minh bạch, đặc biệt phải nhất quán, có tầm nhìn dài hạn và toàn cục được xây dựng trên cơ sở cân nhắc kỹ mục tiêu công nghiệp hoá cho từng thời kỳ.
Hà Nội cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ đầu tư đối với các DN Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn như trợ cấp vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng miễn giảm thuế…nhằm phát triển đồng bộ cơ cấu ngành trên địa bàn.
3.2.4. Nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn trong các DN có vốn Nhật Bản Bản
Theo BLLĐ Việt Nam, các DNCVĐTNN nói chung và DN Nhật Bản nói riêng, sau khi hoạt động cần phải thành lập tổ chức công đoàn để đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho người lao động. Hiện nay, trong các DN Nhật Bản có 78% DN đã thành lập tổ chức công đoàn, số còn lại chưa có tổ chức công đoàn. Do đó, để đảm bảo lợi ích người lao động trong các DN Nhật Bản cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
Một là, Đối với các DN chưa có tổ chức công đoàn: Cần phải nhanh chóng xây
dựng tổ chức công đoàn trong DN để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động, làm chỗ dựa cho người lao động, đồng thời là tổ chức để người lao động.
Hai là, Đối với các DN đã có tổ chức công đoàn: Định kỳ tổ chức cho cán bộ
công đoàn trong DN học luật lao động, luật Công đoàn; thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp trong sản xuất cho mọi người lao động, nâng cao hiệu lực hoạt động của tổ chức công đoàn, công đoàn phải là tổ chức thực sự mang lại và bảo vệ lợi ích của người lao động.
Ba là: Các cấp công đoàn tập trung tuyên truyền vận động thành lập công đoàn
cơ sở và phát triển đoàn viên công đoàn, củng cố và nâng cao năng lực cán bộ công đoàn, chất lượng hoạt động của công đoàn..
Bốn là: Công đoàn cần phải làm tốt việc xây dựng, thương thảo, ký kết Thoả ước
lao động tập thể với DN. Bởi Thoả ước lao động tập thể là cơ sở thừa nhận quyền của người lao động được thông qua đại diện của mình là công đoàn. Nó sẽ là cơ shế tự kiểm soát, tự điều chỉnh quan hệ lao động nội bộ DN trên cơ sở pháp luật.
Năm là: Là người đứng giữa DN và người lao động, cán bộ công đoàn cần phải
có năng lực, sự nhiệt tình. Công đoàn cần lắng nghe và tham khảo ý kiến của người lao động, chọn thời cơ đúng lúc đề đạt ý kiến của công đoàn với giới chủ. Thường xuyên xây dựng chương tình công tác của Ban chấp hành công đoàn, quy chế phối hợp làm ciệc giữa công đoàn với chủ DN.
Sáu là: Để người lao động yên tâm công tác, công đoàn cần chủ động tham gia
cùng DN tạo việc làm ổn định, đảm bảo chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động. Bên cạnh yếu tố vật chất, công đoàn cần quan tâm đến lĩnh vực văn hoá tư tưởng, tình cảm và đời sống tinh thần của người lao động. Chủ tịch công đoàn cơ sở nên là những người có vị trí lãnh đạo như nhóm trưởng…thì tiếng nói mới có trọng lượng và dành thời gian cho hoạt động công đoàn.