- Quá trình gia tăng FDI của Nhật Bản ở Hà Nội:
5. Hoạt động công đoà n Có Không Tốt
3.1.2. Đảm bảo lợi ích kinh tế người lao động phải gắn liền với cải thiện môi trường và điều kiện làm việc và nâng cao phúc lợi chung doanh nghiệp
trường và điều kiện làm việc và nâng cao phúc lợi chung doanh nghiệp
Một môi trường làm việc đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống và cân bằng công việc luôn là mong muốn của người lao động, mà không phải ép họ lựa chọn hy sinh cái này để có cái khác. Quy chế quá cứng nhắc của DN, cộng thêm áp lực công việc chính là nguyên nhân khiến nhiều người lao động phải lựa chọn rời bỏ công việc đang làm. Đây là vấn đề quan trọng mà các chủ DN đang rất quan tâm, vì nếu lao động bỏ việc, dây chuyền sản xuất sẽ bị đình trệ, chủ DN sẽ phải tốn nhiều chi phí để tuyển dụng lao động mới. Mất đi một người thợ giỏi, năng suất lao động sẽ giảm theo, trong khi các chi phí sản xuất lại không thay đổi mà có chiều hướng tăng lên. Do áp lực về kì hạn thời gian giao hàng không thay đổi, để theo kịp, doanh nghiệp buộc phải tăng ca kéo dài giờ làm.
Khi tìm được người mới lại phải tiếp tục mất thêm một khoảng thời gian để người lao động thích nghi.
Vấn đề môi trường lao động đã được các chủ DN Nhật bản xếp vào mối quan hệ của chuỗi kinh doanh bền vững. Ngoài mức lương, chính sách phúc lợi, họ còn quan tâm đến điều kiện làm việc người lao động. Cụ thể là: Đảm bảo tiếng ồn, mức độ khói, bụi,… trong phạm vi cho phép; Nhà xưởng được thông thoáng, đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm,….
Văn hoá doanh nghiệp cũng là một vấn đề rất đáng được quan tâm trong hầu hết các DN lớn hiện nay. Nhiều DN chú ý hơn tới việc tổ chức sinh nhật cho nhân viên, thăm hỏi họ khi ốm đau. Ngày càng có nhiều hơn các hoạt động giao lưu thể thao, ca nhạc... được các công ty tổ chức giúp người lao động thấy thoải mái sau giờ làm việc căng thẳng. Sự quan tâm tới cuộc sống bên ngoài công việc của nhân viên còn đem lại kết quả tốt hơn hẳn những chính sách mang tính bề nổi, bởi nó làm cho nhân viên có cảm giác ở DN họ vừa làm việc, vừa sinh hoạt như ở gia đình.
Điều kiện làm việc của người lao động còn phải được thể hiện ở việc sử dụng bảo hộ lao động, việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, an toàn thực phẩm. Nhiều DN đã quá chú trọng lợi nhuận, dẫn đến cắt giảm chi phí sản xuất, nên vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, họ sử dụng thiết bị bảo hộ lao động trôi nổi trên thị trường, kém chất lượng dẫn tới những tai nạn đáng tiếc, gây bức xúc trong tập thể người lao động. Việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng cho bữa ăn ca trong các DN cũng dẫn tới những hậu quả khôn lường, như ngộ độc thức ăn cho hàng loạt công nhân.
Đảng ta đã xác định điều kiện làm việc của người lao động là vấn đề quan trọng, được thể hiện trong văn kiện Đại hội X:
Tiếp tục hoàn chỉnh thể chế thị trường lao động, bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội, đa dạng hoá hình thức bảo hiểm và phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động [13, tr.216].
Quán triệt sâu rộng quan điểm: đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động gắn liền với cải thiện điều kiện làm việc sẽ là động lực thúc đẩy DN phát triển, tác động trực tiếp tới sự gắn bó lâu dài của người lao động với DN.