Nâng cao vai trò của cơ quan Nhà nước, của chính quyền địa phương đối với các dự án đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 73 - 74)

- Quá trình gia tăng FDI của Nhật Bản ở Hà Nội:

5. Hoạt động công đoà n Có Không Tốt

3.2.3. Nâng cao vai trò của cơ quan Nhà nước, của chính quyền địa phương đối với các dự án đầu tư nước ngoà

Việc thu hút các dự án đầu tư, vai trò của cơ quan Nhà nước và của chính quyền địa phương giữ vị trí quan trọng. Khi đánh giá về sự đầu tư trên địa bàn Hà Nội, ông Fumikazu Gocho, Tổng Giám đốc Công ty Khu công nghiệp Thăng Long: "Hà Nội có sức thu hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư trực tiếp Nhật Bản". Điều đó được thể hiện, khi hoàn thành công tác xây dựng KCN Thăng Long vào tháng 6/2000 với tổng diện tích phát triển là 121ha. Ðến nay, KCN Thăng Long đã kêu gọi thành công 28 nhà đầu tư vào KCN, với tổng diện tích đất đã thuê lên tới 80%. Phần lớn các nhà đầu tư trong KCN Thăng Long đều là các nhà sản xuất danh tiếng của Nhật Bản như Canon, Toto, Sumitomo Bakelite, Denso, Matsushita... Ðiều đó chứng tỏ Hà Nội có sức thu hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư trực tiếp Nhật Bản. Trong năm 2004, có 60% nhà đầu tư Nhật Bản ở Việt Nam đã quyết định đầu tư vào Hà Nội thay vì TP.HCM, hay các khu vực phía Nam. Các nhà đầu tư FDI Nhật Bản thường đánh giá cao sự ổn định về chính trị và an ninh của Việt Nam. Ngoài ra, còn các lợi thế về kỹ năng khéo léo, chăm chỉ của người lao động, ưu đãi về thuế và thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, thủ tục hành chính cần được rút gọn để giảm gánh nặng giấy tờ và tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư. Do đó, để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư đặc biệt là các DN Nhật Bản cần phải:

Một là, tiếp tục duy trì chế độ giao ban định kỳ giữa các bộ, ngành trung ương

với các địa phương có nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường quản lý, điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài theo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế, tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư của các DNCVĐTNN, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài.

Hai là, đẩy mạnh công tác hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các trương hợp vi phạm

pháp luật, chính sách, quy hoạch. Chú trọng việc quản lý dự án sau giấy phép, nắm chắc tình hình thực hiện dự án, xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh để các DN triển khai dự án thuận lợi. Đồng thời thể chế pháp luật thiếu rõ ràng, chưa đồng bộ, thủ tục rườm rà (cấp phép xây dựng, đánh giá môi trường…),

Ba là, tạomôi trường kinh doanh tốt với các nhà đầu tư. Cụ thể là:

- Xây dựng chính sách quản lý nguồn lực khoa học và phù hợp. Nguồn lực cơ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)