Không ngừng củng cố và nâng cao mối quan hệ hợp tác Việt Nhật nhằm thu hút đầu tư tạo việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 68 - 71)

- Quá trình gia tăng FDI của Nhật Bản ở Hà Nội:

3.2.1.Không ngừng củng cố và nâng cao mối quan hệ hợp tác Việt Nhật nhằm thu hút đầu tư tạo việc làm cho người lao động

5. Hoạt động công đoà n Có Không Tốt

3.2.1.Không ngừng củng cố và nâng cao mối quan hệ hợp tác Việt Nhật nhằm thu hút đầu tư tạo việc làm cho người lao động

nhằm thu hút đầu tư tạo việc làm cho người lao động

Với những thành tựu quan trọng của quan hệ hợp tác Việt - Nhật trong những năm gần đây, đặc biệt Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế thương mại hàng đầu, đồng thời cũng là nhà tài trợ lớn của Việt Nam. Trung tâm JETRO tại Hà Nội đã đánh giá về môi trường đầu tư ở Việt Nam đang được cải thiện, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Nhật Bản. Thể hiện: Chính phủ Việt Nam có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế thế giới trong khi giữ ổn định về chính trị, xã hội, duy trì được tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức cao và nhờ những lợi thế về địa lý, tài nguyên, nguồn lao động dồi dào, ít tranh chấp lao động. Đặc biệt, Nhật Bản tìm thấy

ở con người Việt Nam luôn có thái độ hợp tác chân thành và muốn làm bạn với tất cả các nước.

Cuối 2006, Nhật Bản có 688 dự án với tổng số vốn trên 6,8 tỷ USD đang hoạt động ở Việt Nam, đứng thứ 3 trong 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động. Điều đó cho thấy mối quan tâm lớn của Nhật Bản đối với việc mở rộng và gia tăng đầu tư tại Việt Nam, mở ra cơ hội mới cho làn sóng đầu tư thứ hai của Nhật Bản vào Việt Nam. Đặc biệt, chính sách miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn đối với công dân Nhật Bản khi vào Việt Nam được nhiều doanh nhân hoan nghênh.

Việt Nam đang tiếp nhận thêm nhiều vốn đầu tư, trong đó có “làn sóng” đầu tư từ Nhật Bản, đó là kết quả của chương trình “Sáng kiến chung Việt - Nhật”. Các chuyên gia Nhật Bản theo dõi chương trình nhận định: môi trường đầu tư của Việt Nam đã thay đổi vượt bậc. Nhật Bản đánh giá những bước tiến triển nhất định của Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho FDI như: giảm thuế thu nhập của người nước ngoài (từ 50% xuống 40%), bãi bỏ hầu hết các chính sách hai giá (áp dụng giá cao cho người nước ngoài), DN Nhật Bản đã được dùng giá điện cùng biểu giá như người trong nước. Bên cạnh đó, giá cước điện thoại quốc tế và phí thuê kênh quốc tế trước đây cao “vời vợi” so với nhiều nước trong khu vực thì nay giá ở mức có thể chấp nhận được.

Mặc dù các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá cao về môi trường đầu tư của Việt Nam, song Việt Nam vẫn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Cụ thể: cơ sở hạ tầng kém phát triển, thủ tục hành chính còn phiền hà, phức tạp và đôi khi còn thiếu minh bạch, các ngành phụ trợ của Việt Nam mới phát triển ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, cần giải quyết những tồn tại trên Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản.

Để khắc phục những hạn chế trên nhằm ngày càng thu hút và tạo điều kiện cho các DN Nhật Bản vào đầu tư trên địa bàn Hà Nội cần phải:

Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, huỷ bỏ các luật và các nghị định không còn tác dụng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp bởi các cơ quan Nhà nước và khối DN; Thông thoáng các thủ tục đầu tư;

Thực hiện đúng các cam kết về lộ trình giảm thuế nhập khẩu; Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng: điện năng và đường sá.

Thứ hai, Việt Nam vẫn coi nhẹ việc tiếp thị môi trường đầu tư của mình, và chủ

yếu trông chờ vào thương vụ các đại sứ quán tại nước ngoài. Do vậy cần phải: đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá về môi trường, tiềm năng đầu tư, thương mại, du lịch, định hướng phát triển, tạo dựng và đề cao hình ảnh Hà Nội với Nhật bản; Thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội nhằm kêu gọi đầu tư từ các DN Nhật bản; Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư để giải quyết các công việc liên quan đến đầu tư, bảo đảm nhanh gọn, chính xác, thuận lợi cho nhà đầu tư; Triển khai mở văn phòng đại diện kinh tế của Hà Nội ở Tokyo và một số thành phố lớn tại Nhật Bản; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục đầu tư theo hướng thông thoáng và tập trung một đầu mối. Ðơn giản các tiêu chí xem xét, thẩm định dự án, rút ngắn thời gian xét duyệt, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư; Ðịnh kỳ tổ chức đối thoại, thiết lập "đường dây nóng" giữa lãnh đạo thành phố với các DN FDI Nhật bản để kịp thời giải quyết vướng mắc cho DN.

Thứ ba, Bên cạnh các DN lớn, để phát triển toàn diện cần thu hút các DN vừa và

nhỏ của Nhật Bản đầu tư vào Hà Nội, từ đó sẽ phát triển được các ngành công nghiệp phụ trợ đối với các ngành: ôtô, xe máy, điện tử… góp phần tăng cường sức cạnh tranh đồng bộ trên tất cả các ngành các lĩnh vực. Nâng cao năng lực hoạt động của DN trong nước, tạo điều kiện hợp tác với DN Nhật bản. Có kế hoạch đồng bộ để giúp DN giảm chi phí trung gian trong sản xuất, kinh doanh.

Thứ tư, Thành phố Hà nội cần tạo cơ chế khuyến khích, ưu đãi cho các DN Nhật

bản như: xây dựng quỹ đất để nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn địa điểm đầu tư bằng cách đền bù giải tỏa trước hoặc tổ chức đấu giá đất đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật. Ðối với các dự án ưu tiên, thành phố sẽ chịu một phần chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng. Chính quyền địa phương sẽ giúp các nhà đầu tư giải quyết đền bù, giải phóng mặt bằng. Ðối với các dự án đặc biệt, thành phố sẽ ứng trước tiền đền bù, giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư cam kết thanh toán khoản tiền này. Khuyến khích các nhà đầu tư Nhật bản đầu tư vào các KCN tập trung bằng các cơ chế, chính sách cụ thể. Có chính sách đặc

biệt ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư cao như công nghiệp điện tử, thông tin, công nghệ sinh học, hạ tầng đô thị, khu đô thị mới, giao thông công cộng... Thành phố khuyến khích và giúp đỡ các DN Nhật bản tham gia đầu tư, xây dựng khu đô thị mới và hạ tầng đô thị, giao thông công cộng bằng xe điện, xe buýt, cầu qua sông Hồng, các bệnh viện và trường học quốc tế.

Thực tế cho thấy, thông qua các giải pháp thu hút vốn đầu tư FDI, số lượng các Nhà đầu tư Nhật bản đã không ngừng tăng lên trên địa bàn Hà nội. Bên cạnh đó, các DN luôn mở rộng quy mô sản như Công ty Canon…Nhờ đó giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động. Số liệu thống kê cho thấy, trong vòng 15 năm qua (1989 - 2003), trên địa bàn Hà Nội đã có 601 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) được cấp phép, với tổng vốn đăng ký lên đến 9,1 tỉ USD. Trong đó, 3,7 tỉ USD đã được thực hiện. Các dự án FDI này đã đóng góp 25 - 32% kim ngạch xuất khẩu của thành phố, tạo việc làm cho 25.000 lao động với tổng doanh thu 6,4 tỉ USD. (nguồn Sở kế hoach đầu tư Hà nội). Dự kiến, đến năm 2010 thành phố sẽ cấp giấy phép cho 960 dự án FDI, đưa tổng vốn đăng ký lên 15,813 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 6 tỉ USD, và giải quyết việc làm trên 30.000 lao động [40]. Thực hiện tốt những mục tiêu trên thì thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sẽ thu hút được nhiều DN Nhật Bản vào đầu tư, bên cạnh những ưu việt khác thì vấn đề tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động là vấn đề quan trọng cần thực hiện. Theo số liệu thống kê dự kiến năm 2007 các DNCVĐTNN sẽ tạo 1.550.000 việc làm cho người lao động [4].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 68 - 71)