- Quá trình gia tăng FDI của Nhật Bản ở Hà Nội:
5. Hoạt động công đoà n Có Không Tốt
3.1. QUAN ĐIỂM ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN
Trải qua gần 35 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam- Nhật Bản đã không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Năm 1992, Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên trên thế giới nối lại viện trợ cho Việt Nam, giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc ký kết Tuyên bố chung: “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á”. Thực tế trong thưòi gian qua quan hệ giữa hai nước đã đạt được một loạt thoả thuận quan trong trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá Việt Nam là một trong những địa chỉ hấp dẫn ở Châu Á. Với việc tiếp tục đẩy Sáng kiến chung Việt - Nhật, đã tạo tiền đề đẩy mạnh hơn nữa quan hệ
thương mại và đầu tư giữa hai nước, phấn đấu hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương từ khoảng 10 tỷ USD hiện nay lên 15 tỷ USD vào năm 2010.
Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam các DN Nhật Bản luôn xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh. Và đề ra triển vọng hợp tác như: tình hình quan hệ lao động, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các DN, kinh nghiệm, trình tự giải quyết tranh chấp lao động tại các DN. Thực tế cho thấy, phần lớn các DN Nhật Bản tại Hà Nội được đánh giá kinh doanh có hiệu quả kinh tế và thành công về mặt xã hội. Trong quá trình đầu tư các DN Nhật Bản có quan hệ hài hoà, đảm bảo thu nhập và các quyền lợi của người lao động.