- Quá trình gia tăng FDI của Nhật Bản ở Hà Nội:
5. Hoạt động công đoà n Có Không Tốt
3.1.1. Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động được cải thiện từng bước phù hợp với luật pháp Việt Nam và sự phát triển của doanh nghiệp
hợp với luật pháp Việt Nam và sự phát triển của doanh nghiệp
Quan điểm này xuất phát từ lý do sau:
- Người lao động được đảm bảo về thu nhập
Trong quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố cơ bản quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Để phát huy tính tiềm tàng của hàng hoá sức lao động - một loại “hàng hoá đặc biệt” - phải đảm bảo cho người lao động phát huy được hết sức lao động của họ vào sản xuất. Muốn vậy, vấn đề tiên quyết không có gì khác hơn là giúp cho người lao động có một mức thu nhập ổn định. Có như vậy họ mới có điều kiện để tái tạo ra sức lao động của chính bản thân, đồng thời nuôi sống gia đình họ. Có thể nói rằng, người lao động Việt Nam trong quá trình sản xuất đã tỏ ra rất chăm chỉ, khéo léo và thông minh, có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên muốn người lao động phát huy được những phẩm chất tốt đẹp đó trong lao động, sản xuất, tạo ra sản phẩm có giá trị cao, chắc chắn DN phải đảm bảo đời sống vật chất cho họ.
Nhận thức được vai trò quan trọng của sức lao động trong quá trình sản xuất để tạo ra lợi nhuận, nên các DN Nhật Bản đều có chiến lược: chăm lo đời sống cho người lao động cả về vật chất và tinh thần, để khi vào giờ làm việc họ thật sự yên tâm và dồn hết khả năng vào công việc, đem lại lợi nhuận cao nhất cho DN.
Với phương thức “kinh doanh kiểu Nhật”, người lao động làm việc trong các DN đó, phần lớn đều được đảm bảo lợi ích kinh tế, thông qua tiền lương, tiền trợ cấp, tiền
thưởng cho những sáng kiến cải tiến …Đây là yếu tố quan trọng để người lao động yên tâm gắn bó làm việc trong DN lâu dài.
- Quan điểm đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động của Đảng ta:
Trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật bản, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các DN Nhật Bản, đồng thời cũng chú trọng tới lợi ích thiết thực của người lao động. Đây là vấn đề có tác động trực tiếp tới sự phát triển toàn diện của con người, góp phần xây dựng con người của chế độ xã hội mới, tạo động lực để thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả lao động.
Tư tưởng quan tâm tới lợi ích thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X “Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc phục hồi sức khoẻ đối với công nhân” [13, tr.118].
Từ quan điểm đường lối chung của Đảng và Nhà nước, theo tác giả vấn đề lợi ích kinh tế của người lao động làm việc trong các DNCVĐTNN nói chung và của Nhật Bản nói riêng trên đất nước Việt Nam cần phải được đặc biệt coi trọng. Đây là vấn đề lớn, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta tới lợi ích của hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản, đồng thời cũng biểu thị mối quan hệ về lợi ích giữa công nhân Việt Nam với các chủ DN Nhật Bản.