LỢI ÍCH KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG SẢN XUẤT Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÓ FDI NHẬT

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 49 - 51)

- Quá trình gia tăng FDI của Nhật Bản ở Hà Nội:

2.2.LỢI ÍCH KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG SẢN XUẤT Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÓ FDI NHẬT

QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG SẢN XUẤT Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÓ FDI NHẬT BẢN

Cũng như những DN FDI khác, thì người lao động làm việc trong các DN Nhật Bản được làm việc và thực hiện các quyền lợi theo hợp đồng lao động đã ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tìm hiểu về lợi ích kinh tế của người lao động trong các DN Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã lựa chọn và khảo sát thực tế quá trình sản xuất, người lao động làm việc trong DN như thế nào, đặc biệt là đời sống của người lao động.

Khảo sát một số DN Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội :

- Công ty Canon: chuyên sản xuất máy in phun

- Công ty Shynryo: chuyên lắp đặt công trình, thiết bị điện, nước, điều hoà không

khí.

- Công ty Yamaha Motor: Chuyên sản xuất lắp ráp xe máy nhãn hiệu Yamahar

Bảng 2.2: Khảo sát thực tế quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

của các DN FDI Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội

Công ty Nội dung

Canon Shinryo Yamaha Motor

I. Mô hình tổ chức, điều hành DN: - Có HĐQT và các phòng quản lý SX - Có HĐQT nhưng tại Việt nam chỉ có Giám đốc chi nhánh. - Có HĐQT và các phòng quản lý SX II. Ứng dụng khoa học công nghệ:

- Theo tiêu chuẩn NB - Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật công nghệ mới - Không chú trọng nhiều việc ứng dụng khoa học công nghệ

- Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật công nghệ mới

- Có chế độ khuyến khích, khen thưởng các sáng kiến cải tiến công nghệ

III. Sử dụng nguồn vốn:

- Nguồn vốn đầu tư ban đầu minh bạch. - Tỉ lệ lãi tái đầu tư tại VN…

- Nguồn vốn đầu tư ban đầu minh bạch.

- Lợi nhuận sau thuế được chuyển về Nhật

- Nguồn vốn đầu tư ban đầu minh bạch.

- Tỉ lệ lãi tái đầu tư tại VN … IV. Chất lượng sản phẩm: - Sản xuất theo công nghệ Nhật bản, áp dụng quy trình ISO 9000, ISO 14000 - Lắp đặt theo tiêu chuẩn của từng dự án, không áp dụng quy trình ISO

- Sản xuất theo công nghệ Nhật bản, áp dụng quy trình ISO 9001

Qua thực tế khảo sát tại 3 DN Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội thấy rằng, mặc dù các công ty có mô hình sản xuất và cách thức quản lý điều hành doanh nghiệp không giống nhau, nhưng nhìn chung đều chú trọng đến ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm. Đồng thời không ngừng mở rộng sản xuất

kinh doanh tại Việt nam. Điển hình là công ty Canon Việt Nam và Công ty Yamaha Motor Việt Nam sau một thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đều xin phép Bộ Kế hoạch - Đầu tư mở rộng dự án đầu tư. Với Công ty Yamaha Motor Việt Nam tính đến hết năm 2005, Công ty đã thực hiện hơn 102 triệu USD vốn đầu tư, thu hút hơn 2.300 lao động, trong đó 70% là lao động địa phương. Sản lượng đạt 260.000 xe các loại, với tỷ lệ nội địa hoá khoảng 70% nộp ngân sách hơn 41,4 triệu USD. Tháng 6 năm 2006 Công ty đã xin phép được mở rộng dự án đầu tư từ 80,2 triệu USD lên 123,3 triệu USD, đồng thời mở rộng các phân xưởng sản xuất nhằm tăng sản lượng lên 700.000 xe các loại, với tỷ lệ nội địa hoá 90% vào năm 2008. Đối với Công ty Canon là một trong 10 DNCVĐTNN có vốn đầu tư lớn nhất ở Hà Nội hiện nay. Trong năm 2007 Công ty xin mở rộng đầu tư sản xuất thêm 110 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư của Canon tại Việt Nam lên gần 300 triệu USD với mục đích xây dựng Việt Nam là “cứ điểm” đầu tư lớn nhất cho sản xuất máy in phun ngoài Nhật Bản. Người Nhật trong quá trình đầu tư đã tìm thấy đức tính cần cù, chịu khó và thông minh, nhạy bén của nguồn nhân lực Việt Nam. Chính điều này cộng với sự tăng trưởng “ấn tượng” của nền kinh tế Việt Nam và môi trường chính trị ổn định đã là nguyên nhân chính để các chủ DN Nhật Bản tiếp tục đầu tư mở rộng quá trình sản xuất và làm ăn lâu dài với Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 49 - 51)