Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 71 - 73)

- Quá trình gia tăng FDI của Nhật Bản ở Hà Nội:

3.2.2.Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản

5. Hoạt động công đoà n Có Không Tốt

3.2.2.Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản

doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản

Nhìn lại gần 1.200 cuộc đấu tranh tự phát có đông người lao động tham gia trong thời gian qua, cho thấy: về bản chất, 90% các vụ “ngừng việc” [48] có nguyên nhân do chưa có biện pháp chế tài đủ mạnh buộc người sử dụng lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Vì vậy, phía người chủ lao động cứ công khai xâm hại quyền của người lao động về tiền lương, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Trong khi đó, cơ quan quản lý lao động đã yếu năng lực, còn thiếu nhân lực, không thể hạn chế chủ DN phạm pháp. Vì thế, chủ DN càng vi phạm pháp

luật thì càng có nhiều lợi nhuận. Nếu người lao động không ngừng việc khi họ bị bóc lột thì chẳng khác nào họ tiếp tay cho chủ DN để khống chế người lao động. Trên thực tế, nếu người lao động bị xâm hại quyền lợi mà không đấu tranh thì chủ DN cũng không bao giờ tự nguyện sửa sai. Tuy nhiên, sau khi người lao động ngừng việc để đấu tranh, hầu hết các chủ DN đều tỏ ra lo lắng, có tâm lý muốn hoà giải. Đặc biệt có các cơ quan chức năng cùng tổ chức công đoàn tiến hành hoà giải, phân tích sai phạm của chủ DN và buộc họ giải quyết thoả đáng các yêu sách của người lao động, lập tức, quan hệ lao động sẽ ổn định trở lại. Do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN Nhật Bản trong quá trình kinh doanh, cũng như đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động cần phải thực hiện tốt vấn đề sau:

Thứ nhất: DN Nhật Bản và người lao động phải ký hợp đồng lao động đúng theo

quy định của BLLĐ Việt Nam, thực hiện đúng nội dung bản hợp đồng. Xây dựng thang, bảng lương cụ thể phù hợp với cơ chế thị trường, áp dụng quy chế tiền thưởng căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Nhằm đảm bảo chủ DN làm ăn có lãi, mở rộng sản xuất; người lao động ổn định việc làm, được hưởng đầy đủ quyền lợi về vật chất và tinh thần, yên tâm làm việc. Bên cạnh đó Bộ luật lao động cần phải có những điều khoản thật cụ thể, chi tiết quy định rõ, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong các DN nước ngoài và các DN của Nhật Bản nói riêng.

Thứ hai: Các DN Nhật Bản sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, tất cả các DN phải xây dựng tổ chức công đoàn. Tổ chức này sẽ giám sát quá trình quan hệ lao động, bao gồm ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia xây dựng nội quy DN, quy chế trả lương, trả thưởng, tham gia giải quyết các vấn đề quan hệ lao động liên quan đến quyền lợi ích của người lao động.

Thứ ba: Tiếp tục rà soát, chỉnh sửa các bộ luật liên quan đến lợi ích người lao động, môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế,…nhằm ngày càng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các Nhà đầu tư, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động.

3.2.3. Nâng cao vai trò của cơ quan Nhà nước, của chính quyền địa phương đối với các dự án đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 71 - 73)