I Khái quát quá trình đô thị hoá ở Hà Nội thời kỳ 1990-2000.
3. Lao động nông nghiệp trong độ tuổi (ngời)
Ngoại thành 326.377 388.798 416.301 62.421 27.503 89.924 Sóc Sơn 97.372 108.323 118.069 10.951 9.746 20.697 Đông Anh 85.558 100.030 105.644 14.472 5.614 20.086 Gia Lâm 55.420 87.852 83.171 32.432 -4.681 27.751 Từ Liêm 38.698 45.440 47.171 6.742 1.731 8.473 Thanh Trì 49.329 47.153 62.246 -2.176 15.093 12.917
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội - 2000.
Đô thị hoá đã tạo ra dòng di dân nông thôn - đô thị ngày càng lớn. Song song với vấn đề này, lao động nông nghiệp cũng có sự thay đổi đáng kể.
Biểu 10 cho thấy hầu hết các huyện ngoại thành Hà Nội đều có số hộ nông nghiệp tăng lên. Riêng huyện Từ Liêm giảm đi 3.307 ha trong giai đoạn 1995 - 2000, cùng với quá trình đô thị hoá làm cho đất nông nghiệp của ngoại thành ngày càng giảm, trái ngợc với dân số ngày càng tăng. Dẫn đến lợng lao động nông nghiệp ở khu vực này ngày càng tăng và khá mạnh. Điều này không thể không dẫn đến tình trạng dôi d trong lao động. D thừa lao động tơng đối trong nông nghiệp do tác động của quá trình đô thị hoá, theo các chuyên gia nông nghiệp, năm 2000 là khoảng 7000 ngời và tỷ lệ sử dụng lao động mới đạt khoảng 75% đang là vấn đề áp lực xã hội cần giải quyết.
2.2.3. ảnh hởng đến lao động nông nghiệp về chất lợng.
Lực lợng lao động nông nghiệp ngoại thành Hà Nội hiện nay đợc đánh giá là tơng đối trẻ, phần lớn đã có trình độ văn hoá cấp II trở lên. Do vậy, trình độ nhận thức tơng đối khá và đồng đều. Đây là yếu tố thuận lợi cho nền sản xuất hàng hóa đòi hỏi ngày càng cao các tri thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
Thực tế nông nghiệp Hà Nội đã đi trớc nhiều tỉnh khác trong cả nớc, đó là nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đang phát triển ở mức độ ngày càng cao. Từ đó tác động chi phối tới t duy, nhận thức và điều hành, quản lý sản xuất của hộ nông dân, của lao động nông nghiệp. Do đó lao động nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có nhiều cơ hội tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và hình thành sớm một hớng suy nghĩ cho nền sản xuất hàng hoá gắn với thị trờng có yêu cầu cao về chất lợng nông sản hàng hoá.
Có thể đánh giá, mặc dù cha phải tất cả những ngời lao động nông nghiệp ngoại thành, song đa số họ đã sẵn sàng cho một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, mà đặc thù ở Hà Nội là các loại nông sản có chất lợng cao, sạch và an toàn
thực phẩm. Đó là những nhân tố hết sức thuận lợi để có thể đẩy nhanh những mục tiêu và quy mô sản xuất của ngành nông nghiệp cho các năm tới.
Tuy nhiên, do có cùng đặc điểm chung của khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nên mặt bằng học vấn chung trong lực lợng lao động nông nghiệp ngoại thành Hà Nội còn thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp có trình độ trung cấp trở lên chỉ khoảng 1,5% lực lợng lao động nông nghiệp.
Tuy chất lợng lao động nông nghiệp ngoại thành Hà Nội cao hơn so với các tỉnh thành khác, nhng cách thức đào tạo còn mang tính chắp vá. Các tiến bộ khoa học mới, tiên tiến cha đợc phổ cập rộng rãi tới ngời lao động. Đầu t cho lao động nông nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, còn một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp còn tỏ ra lúng túng và phản ứng chậm trớc yêu cầu của kinh tế thị trờng.
2.2.4. ảnh hởng đến thu nhập lao động nông nghiệp.
Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, đời sống nhân dân ngoại thành đợc cải thiện. Thu nhập bình quân đầu ngời tăng từ 100.000 đồng/ tháng năm 1990 lên 220.000 đồng/ tháng năm 1995 và 264.000 đồng/ tháng năm 2000.
Tuy nhiên, đô thị hoá cùng với tốc độ phát triển khác nhau giữa các ngành tạo nên sự chênh lệch trong thu nhập. Nông nghiệp trở thành ngành có thu nhập thấp, lao động nặng nhọc. Chính vì vậy, sức hấp dẫn của ngành sản xuất nông nghiệp ngày càng suy giảm. Đây cũng chính là tác động tiêu cực của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại, lao động theo quan điểm kinh tế là lực lợng sản xuất chủ yếu và quyết định quá trình sản xuất. Vì vậy việc giải quyết lao động d thừa trong nông nghiệp, tạo việc làm mới và đào tạo ngành nghề cho lao động nông nghiệp khi bị mất đất canh tác là một vấn đề bức xúc của ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá. Hà Nội cần có một chơng trình tổng thể về vấn đề này để nông nghiệp - một bộ phận của nền kinh tế - có nhiều đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô.