17 TCT CN Tàu thuỷ VN Bộ GTVT 27 Đã có 626.704 9
3.2.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương thức huy động vốn đối với các Tổng công ty phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh
Tổng công ty phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh
Với chiến lược đổi mới phát triển các tổng công ty thành tập đoàn kinh doanh hoạt động theo mô hình công ty ‘mẹ’ - công ty ‘con’ thì cơ chế quản lý của các tổng công ty đối với các doanh nghiệp thành viên sẽ có những thay đổi cơ bản. Do đó khi chuyển các tổng công ty sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh thì phương thức cơ chế tài chính nói chung và phương thức huy động vốn nói riêng của các tổng công ty tất yếu phải thay đổi cho phù hợp với mô hình tập đoàn kinh doanh.
Phương thức huy động vốn hiện nay trong các tổng công ty còn có nhiều hạn chế, tồn tại, do đó việc đổi mới phương thức huy động vốn của các tổng công ty theo hướng phát triển tập đoàn kinh doanh và hoạt động theo mô hình công ty ‘mẹ’ - công ty ‘con’ là một yêu cầu cấp bách góp phần khắc phục hạn chế tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các tổng công ty 91 hiện nay. Các hạn chế và tồn tại trong tổng công ty xuất phát từ cơ chế liên kết hành chính với những quy định vừa quá chặt vừa quá lỏng lại thiếu đồng bộ của hệ thống cơ chế chính sách đối với các tổng công ty. Chỉ có phát triển theo mô hình công ty ‘mẹ’ - công ty ‘con’ mới có thể giải quyết triệt để những hạn chế, yếu kém và giúp cho tổng công ty giải phóng được nguồn vốn nội bộ trong quan hệ giữa tổng công ty và các công ty thành viên.
Đổi mới phương thức huy động vốn là đòi hỏi nội tại của các tổng công ty nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm vốn trầm trọng và kéo dài hiện nay của các tổng công ty 91. Các ràng buộc pháp lý hành chính quá chặt của tổng công ty đối với các công ty thành viên phải được thay thế bằng liên kết thông thoáng hơn thông qua quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong quan hệ công ty 'mẹ' - công ty 'con', từ đó các thành viên trong tập đoàn sẽ chủ động huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình. Hơn nữa chế độ đa sở hữu trong tập đoàn kinh doanh sẽ huy động được các nguồn lực từ các thành phần khác trong nền kinh tế tham gia cùng tham gia góp vốn với Nhà nước để phát triển mở rộng quy mô, đồng thời cũng tham gia giám sát, đảm bảo hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của các tổng công ty.